Review Code là gì? tầm quan trọng của Review Code

Có nhiều điểm khác biệt giữa lập trình ở trường học và trong môi trường chuyên nghiệp. Quy trình Review code đồng cấp là một điều tuyệt vời mà công ty yêu cầu các developer tiến hành. Việc Review code không chỉ có ý nghĩa là kiểm tra lỗi mà còn rất quan trọng cho sự thành công của dự án phát triển phần mềm và nhất là phát triển kỹ năng của developer. Cùng tìm hiểu Review Code là gì trong bài viết này nhé!

Review Code là gì? tầm quan trọng của Review Code
Review Code là gì? tầm quan trọng của Review Code

Review Code là gì?

Review code nói về một quá trình khi một Developer hoàn thành việc giải quyết một vấn đề về phần mềm, một Developer khác sẽ xem xét qua code dựa trên các thông tin như:

  • Có bất kỳ lỗi logic rõ ràng nào trong code không?
  • Theo yêu cầu thì tất cả các trường hợp có được thực hiện đầy đủ không?
  • Các manual test mới có hoạt động đủ tốt khi có code mới không? Các auto test hiện tại có cần được viết lại để giải thích cho các thay đổi trong code không?
  • Code mới có tuân theo các nguyên tắc về phong cách lập trình hiện có không?

Review Code phải tích hợp với quy trình hiện có của team. Ví dụ: nếu một team đang sử dụng quy trình công việc phân nhánh tác vụ (branching workflows). Trước khi hợp nhất upstream hãy bắt đầu xem xét code sau khi tất cả code đã được viết và các auto test đã được chạy và thông qua. Điều này đảm bảo thời gian của người đánh giá code được dành để kiểm tra những thứ mà máy bỏ sót và ngăn các quyết định code kém ảnh hưởng xấu đường phát triển chính.

Lý do nên thực hiện Review Code

Góp phần giúp thiết kế và triển khai nhất quán

Review code có thể thực thi một phong cách code nhất quán trong suốt một dự án, do đó làm cho mã nguồn có thể dễ dàng đọc được bởi bất kỳ ai nếu họ được giới thiệu vào dự án ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình phát triển. Một dự án có thể có nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có thể được phân phối cho nhiều developer. Nếu mỗi developer có phong cách code riêng biệt của họ và tuân theo nó thì dự án chắc chắn sẽ trở nên rời rạc. Dù cho các Developer đó có thực hiện tốt vai trò cá nhân của họ như thế nào thì sự không nhất quán vẫn là thách thức đối với quá trình phát triển.

Khả năng bảo trì và tuổi thọ phần mềm

Thực hiện Review code để đảm bảo thiết kế và triển khai nhất quán cũng góp phần vào khả năng bảo trì và tuổi thọ của phần mềm. Không thể tránh khỏi những thay đổi cần được thực hiện sau đó nên điều quan trọng là phải suy nghĩ sâu xa về những người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những thay đổi sau này, có dễ dàng và an toàn để họ tiếp nối công việc. 

Liệu các nhà phát triển tương tự sẽ có mặt khi những điều chỉnh code đó là cần thiết? Liệu dự án có phát triển và các developer mới cần được bổ sung và tăng tốc? Trong quá trình review code, những yếu tố này cần được lưu ý. Về sau, nó sẽ giúp bạn và nhóm tiết kiệm thời gian quý báu, cho phép bạn tập trung vào việc đổi mới phần mềm thay vì tìm hiểu cách code hoạt động (hoặc không hoạt động) cùng nhau.

Đảm bảo chất lượng dự án và đáp ứng yêu cầu

Phạm vi của bất kỳ dự án phần mềm nhất định nào và các yêu cầu của nó có thể nằm trong tay của một số developer. Quá trình review code có thể dùng như một sự kiểm tra và cân bằng đối với các cách hiểu khác nhau về phạm vi và yêu cầu đó so với code cuối cùng được release. 

Một cặp mắt thứ hai có thể đảm bảo bạn không mắc phải sai sót mà bạn đã tạo ra dựa trên sự hiểu biết chủ quan của bạn về những gì đang được hỏi và điều gì đó quan trọng không bị bỏ qua. Việc code được đồng nghiệp của bạn xem xét kỹ lưỡng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian “tranh luận” với QA sau này.

Cải thiện hiệu suất code

Do thiếu kinh nghiệm, một số Developer trẻ tuổi có thể không biết về các kỹ thuật tối ưu hóa có thể được áp dụng trên code của họ. Quá trình review code tạo cơ hội cho những developer trẻ y có được các kỹ năng và tăng hiệu suất lập trình của họ. Ngoài ra, nó mang đến cho họ các cơ hội trau dồi kỹ năng và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực.

Expert tip

Trong khi nhận ra các chức năng cần thiết, nhiều developer cũng cố gắng theo đuổi việc tối ưu hóa code để có tính ngắn gọn và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến độ phức tạp của code và khả năng đọc kém hơn. (Lưu ý: Tính ngắn gọn của code không có nghĩa là logic của nó đơn giản để hiểu). Hơn nữa, mô hình dữ liệu mà code được xây dựng có thể thay đổi trong các giai đoạn phát triển sau này. Do đó, việc tối ưu hóa quá sớm như vậy cuối cùng sẽ làm tăng chi phí bảo trì.

Chia sẻ kỹ thuật mới

Chia sẻ kỹ thuật mới giữa các developer

Trong quá trình review code của đối phương, các developer cũng có thể chia sẻ các công nghệ và kỹ thuật mới với nhau. Đây chính là cơ hội quý giá để mọi developer đều có thể chia sẻ, hợp tác và cải thiện kỹ năng của họ một cách nhanh chóng thay vì làm việc và tự đánh giá một mình.

Khi có những tình huống tôi bối rối, những developer đồng nghiệp của bạn sẽ giúp bạn có được giải pháp thích hợp. Quá trình đánh giá ngang hàng code có thể dần dần mở rộng bộ kỹ năng của bạn và đảm bảo chất lượng của các dự án.

Ngoài ra, cộng đồng IT vẫn luôn cố gắng cải thiện và tìm ra các phương pháp để tự động hóa quy trình review hết mức có thể và tiết kiệm thời gian cho mọi người.

Hạn chế sai lầm và ảnh hưởng của chúng

Đây có vẻ là lợi thế rõ ràng nhất đối với quy trình review code, nhưng nó cũng là một trong những lợi thế quan trọng nhất. Khi bạn đang làm việc với áp lực thực sự về thời gian và ngân sách, bạn rất dễ bị cám dỗ để bỏ qua bước này. 

Chắc chắn, bạn tự tin vào công việc của mình, nhưng ngay cả những developer giỏi nhất cũng có thể “đỏ mắt” tìm lỗi của họ khá lâu. Review code giúp cung cấp một loạt các con mắt mới để xác định lỗi và các lỗi code đơn giản trước khi sản phẩm của bạn chuyển sang bước tiếp theo, giúp quá trình đưa phần mềm đến khách hàng hiệu quả hơn.

Chỉ cần xem lại code của ai đó và xác định lỗi là rất tốt. Tuy nhiên, khi nói đến quy trình review code cũng cần có mức độ theo dõi và trách nhiệm giải trình. Đảm bảo rằng đã có quy trình re-test để xác nhận những sai lệch về code đã được giải quyết trước khi chuyển sang production.

Có nhược điểm nào cần cân nhắc?

Không có nhiều nhược điểm và hạn chế để bạn cân nhắc thực hiện quá trình Review code. Tuy nhiên để đưa nó vào thực hiện thì cần rất nhiều quyết tâm và sự kiên trì bởi vì nó sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định của tất cả thành viên tham gia vào phát triển một dự án. 

Nói đi thì vẫn phải nói lại với những cái giá đó đổi lại là chất lượng và nhiều lợi điểm khác mà cả dự án và bản thân developer nhận được là hoàn toàn xứng đáng!

Kết luận

Và đó là những thông tin khái quát giải mã cho quy trình Review Code nếu bạn đan muốn áp dụng cho dự án phát triển phần mềm của mình để tăng tính hiệu quả. Chúc bạn may mắn.


Tin tức liên quan

Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-20
Bạn muốn theo học ngành lập trình Java? Bạn chưa biết học và phát triển bản thân như thế nào? Hãy tham khảo lộ trình học Java Developer từ chuyên gia sau đây để tìm thấy hướng đi tốt nhất cho bản thân.

Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-18
Tương lai ngành lập trình game như thế nào? Liệu có mạo hiểm khi chọn ngành này? Làm sao để trở thành một Game Developer giỏi? Tất cả câu trả lời chính xác sẽ có trong thông tin sau đây.

Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-17
AI Developer và AI Engineer là gì? Chúng có sự khác nhau như thế nào? Làm sao để chọn đúng ngành khi lựa chọn giữa AI Developer và Engineer? Thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về 2 lĩnh vực này.

Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-14
Machine Learning Engineer là gì? Làm sao để phát triển đối với công việc ML Engineer? Tất cả thông tin chi tiết và cách thành công khi định hướng Machine Learning Engineer sẽ có trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!