Top 4 Kỹ năng không thể thiếu của việc làm ngành CNTT
CNTT là một trong những lĩnh vực có cơ hội việc làm hấp dẫn nhất hiện nay. Hầu hết các công ty theo mô hình từ truyền thống cho đến hiện đại ngày càng có nhu cầu nhân lực cao về CNTT, và không quá khi nói đây là việc làm mang lại nền tảng công nghệ cho thế giới.
Việc làm ngành CNTT sẽ là một công việc thú vị, bổ ích và mang lại nhiều lợi ích chỉ khi bạn sở hữu cho mình một trong những kỹ năng trong danh sách dưới đây, qua đó bạn có thể xác định được việc làm ngành CNTT có phải là công việc phù hợp với bản thân.
Kỹ năng Công nghệ thông tin là gì?
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Networks (not meant the Internet, but its mean your networks)
Kỹ năng Công nghệ thông tin là gì?
Thường được gọi chung là Công nghệ thông tin, sỡ dĩ lĩnh vực này rất rộng và không ngừng thay đổi. Chính vì thế đã kéo theo việc có rất nhiều tên và vị trí việc làm ngành CNTT trong thị trường lao động hiện nay. Các nhiệm vụ công việc cũng tùy theo nhu cầu của từng công ty chẳng hạn như lập trình, tạo cơ sở dữ liệu đến cung cấp hỗ trợ kỹ thuật chung, với nhiều cấp độ chuyên môn. Ví dụ một số nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ứng viên sành sỏi một ngôn ngữ lập trình hay program (chương trình) cụ thể, trong khi một số khác lại mong muốn tuyển được nhân viên có khả năng tổng quát hơn. Vì lẽ đó, để nói về Kỹ năng Công nghệ thông tin là rất nhiều và linh động.
Song vẫn luôn có một chuẩn nhất định, giúp nhà tuyển dụng tìm thấy người phù hợp và ứng viên gặp được công việc ưng ý. Đặc biệt, những Kỹ năng quan trọng để có được việc làm IT sẽ được bật mí ngay sau đây.
Những kỹ năng quan trọng mà ứng viên nên tập trung:
Coding;
Một trong những kỹ năng cơ bản mà kỹ sư IT phải nắm rõ đó là viết code (mã). Nếu công việc là lập trình hoặc phát triển phần mềm / web, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm một ứng viên có thể viết code bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, vì nhiều hệ thống được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ.
Thậm chí ngay cả những việc làm ngành CNTT không yêu cầu bạn thường xuyên về coding, kỹ sư IT ít nhất phải có kiến thức nâng cao về coding ngôn ngữ lập trình như HTML and C++.
Một kỹ sư IT, cũng nên cần nắm rõ quá trình của việc coding, để qua đó nhận định được dự án phát triển phần mềm và quản lý quy trình thực hiện cụ thể là QA (quality assurance).
- Application Development
- Architecture
- Artificial Intelligence
- Cloud Computing
- HTML
- C++
- C Language
- PHP
- UX Design
- Python
- JavaScript
- Java
- Ruby
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Nhiều người có định kiến rằng, ngành CNTT đa phần sẽ là công việc dành cho người hướng nội, nhưng trên thực tế không phải vì thế mà bạn có thể lơ là việc trao đổi thông tin (giao tiếp) vì nó là công cụ thiết yếu để một tập thể hoàn thành công việc.
Hơn thế nữa, Kỹ năng giao tiếp lại yếu tố tối quan trọng đối với lĩnh vực CNTT, vì các Kỹ sư IT (CNTT) thường được yêu cầu làm việc trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Vì sao ư? Họ phải giải thích sao cho mọi người hiểu được ý tưởng, giải pháp công nghệ cho đồng nghiệp và cấp trên đến các bộ phận cần thiết để thực hiện dự án. Cụ thể là kỹ năng trình bày ý tưởng, báo cáo công việc.
Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm của người Nhật - Quy tắc Hourensou
Và một trong những nhiệm vụ bất thành văn mà việc làm ngành CNTT yêu cầu ở một kỹ sư IT là có khả năng xây dựng tinh thần tập thể và thúc đẩy sự hợp tác giữa các đồng nghiệp.
- Team Building (xây dựng và thúc đẩy tập thể)
- Teamwork (làm việc nhóm)
- Leadership (lãnh đạo bản thân, dẫn dắt tập thể)
- Collaboration (khả năng phối hợp)
- Written Communication (viết báo cáo, trao đổi thông tin bằng văn từ)
- Oral Communication (giao tiếp bằng lời nói)
- Active Listening (Lắng nghe một cách chủ động
- Communicating Complex Information in Digestible Amounts (biến ý tưởng phức tạp thành thông tin dễ hiểu)
Networks (not meant the Internet, but its mean your networks)
Kiến thức về kết nối là điều được yêu cầu ở hầu hết các Kỹ sư IT, trong công ty lớn và cả các doanh nghiệp nhỏ. Kiến thức về kết nối tập thể (networks) là một phần mở rộng của các kỹ năng giao tiếp tốt, vì nó đòi hỏi phải tập hợp các nhóm người trong môi trường làm việc để chia sẻ những gì họ biết, để xây dựng một hệ thống kiến thức trong một tổ chức nhiều hơn tổng số các bộ phận của nó.
“Ý thức về Networks cũng có thể được hiểu như là yêu cầu từng cá nhân khi định hướng chọn việc làm ngành CNTT phải mở rộng và không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn. Luôn giữ tinh thần ham học hỏi, khám phá cập nhật các xu thế mới trong lĩnh vực IT”
Về mặt chuyên môn khi nói về kỹ năng Networks, thì có thể thấy có vài việc làm ngành CNTT như kiến trúc sư mạng, kỹ sư và quản trị hệ thống. Quản trị hệ thống chịu trách nhiệm hằng ngày của một hệ thống lớn hơn.
- IP Setup
- Wireless Modems/Routers
- Cloud Services
- PHP
- SQL
- JavaScript
- Python
- C++
- Functionality
- Cyber Security
- Information Management
- Cloud Systems Administration
Quản lý thời gian (Time Management)
Nhiều chuyên gia CNTT sẽ cần phải tự định hướng cho bản thân và tự động tạo động lực làm việc. Một phần lớn của công việc tự định hướng có nghĩa là khả năng quản lý thời gian tốt. Việc làm ngành CNTT thường có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến, vừa có sự nghiêm ngặt tuân thủ deadline vừa phải linh hoạt trước các nhiệm vụ phát sinh trong một dự án.
Là một nhân viên làm việc trong lĩnh vực CNTT, bạn phải học cách đánh giá chính xác một dự án sẽ mất bao lâu, và sau đó có thể bám sát các mốc thời gian đó. Bạn cũng có thể hỗ trợ các thành viên trong dự án quản lý thời gian của họ, trên cơ sở các công cụ theo dõi tiến độ và báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Một số kỹ năng liên quan khác
Gán mật khẩu và duy trì quyền truy cập cơ sở dữ liệu
Phân tích và đề xuất cải tiến cơ sở dữ liệu
Phân tích tác động của thay đổi cơ sở dữ liệu đến doanh nghiệp
Kiểm tra truy cập và yêu cầu cơ sở dữ liệu
APIs
Công cụ giám sát ứng dụng và máy chủ
AutoCAD
Azure
Cấu hình phần mềm cơ sở dữ liệu
Quản lý cấu hình
Operating Systems
Cloud Systems
Mobile Applications
Open Source Technology Integration
Optimizing Website Performance
TensorFlow
User-Centered Design
UI / UX
Web Development
Web Design
Tin tức liên quan
Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi
Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?
Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer
Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer