Top các phương pháp phát triển phần mềm phổ biến
Tất cả các phương pháp đều có nhiều điểm mạnh cũng như một số hạn chế và chúng hoạt động khác nhau trong các trường hợp phát triển khác nhau. Do đó, để xử lý hiệu quả dự án phát triển phần mềm cụ thể của team, bạn cần chọn phương pháp phát triển phần mềm phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cho quá trình phát triển phần mềm với sản phẩm chất lượng và đúng tiến độ!
Để giúp bạn phân tích cái nào phù hợp với yêu cầu dự án của bạn nhất, dưới đây là 6 phương pháp phát triển phần mềm được sử dụng phổ biến nhất để phát triển các sản phẩm phần mềm khác nhau.
Phương pháp phát triển phần mềm là gì?
Các phương pháp phát triển phần mềm tốt nhất hiện nay
1. Phương pháp phát triển phần mềm Agile
2. Phương pháp triển khai DevOps
3. Phương pháp phát triển mô hình thác nước (Waterfall)
4. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh chóng (RAD)
5. Phương pháp phát triển phần mềm: Scrum
Phương pháp phát triển phần mềm là gì?
Phương pháp phát triển phần mềm là một khuôn khổ quy trình mà đội ngũ kỹ sư phần mềm tuân theo để phát triển các ứng dụng đáp ứng các yêu cầu thay đổi, tiến trình và nhu cầu của người dùng để giảm tỷ lệ thất bại của dự án. Đây là tập hợp các vai trò, quy tắc và các cách làm hay nhất về cách phát triển và tạo ứng dụng.
Nó chắc chắn không yêu cầu sử dụng bất kỳ yếu tố kỹ thuật nào nhưng liên quan đến việc lập kế hoạch cẩn thận cho vòng đời phát triển phần mềm.
Các phương pháp phát triển phần mềm tốt nhất hiện nay
Từ danh sách các phương pháp phát triển phần mềm đa năng, hãy bắt đầu với phương pháp phổ biến nhất mà các bạn có thể dễ dàng áp dụng hiện nay.
1. Phương pháp phát triển phần mềm Agile
Agile là một kỹ thuật được sử dụng để thiết kế một quy trình quản lý phần mềm có kỷ luật thường cho phép dự án phát triển thay đổi thường xuyên, linh hoạt. Cách hoạt động của phương pháp này là thiết lập một cấu trúc có hệ thống để tiến hành các dự án khác nhau trong kỹ thuật phần mềm.
Agile phân chia công việc thành các giai đoạn riêng biệt được gọi là "sprint". Mỗi Sprint kéo dài một vài tuần, trong đó các thành viên trong nhóm sẽ theo đuổi một danh sách các nhiệm vụ được giao. Các thành viên trong nhóm phát triển nhanh sẽ kiểm tra nhiệm vụ, cùng với Scrum master, khi mỗi sprint kết thúc.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp chiến lược để phát triển nhanh có thể giúp bạn đối phó với thị trường đầy biến động do người tiêu dùng làm chủ, thì bạn chắc chắn có thể xem xét triển khai phương pháp phát triển phần mềm Agile.
Ưu điểm
- Phương pháp tiếp cận thích ứng cao
- Hạn chế các rủi ro xuống mức thấp
- Giao tiếp tức thời, trực tiếp và rõ ràng
- Có thể release thường xuyên và dễ dàng thu thập feedback
- Có thể release sớm một sản phẩm đang hoạt động
- Phát hiện sớm các khiếm khuyết và sửa chữa với chi phí thấp
- Đảm bảo tốt sự hài lòng của khách hàng
Nhược điểm
- Không lý tưởng cho người mới bắt đầu và nhà phát triển thiếu kinh nghiệm
- Thiếu hiệu quả về mặt tài liệu
- Cần được đào tạo chuyên sâu để hiểu quy trình dự án và áp dụng
- Cần chú ý liên tục, nếu không, dự án phát triển nhanh có thể bị lạc mất tiến độ.
Sprint là một khoảng thời gian mà thành viên trong nhóm phát triển phải tiến hành tất cả các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành được một lượng tăng trưởng nhất định trong tiến trình phát triển cả phần mềm, có khả năng chuyển giao được.
Độ dài khung thời gian của Sprint còn phụ thuộc vào tính chất dự án, nguồn lực, điều kiện phát triển và các yêu cầu về feedback. Các sprint có thể diễn ra liên tiếp nhau mà không bị gián đoạn
2. Phương pháp triển khai DevOps
DevOps không chỉ là một phương pháp để phát triển mà còn là một chuỗi các hoạt động duy trì phong cách phát triển của một đội ngũ phát triển. Việc triển khai DevOps tập trung vào cải cách hoạt động nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chịu trách nhiệm về các phần khác nhau của vòng đời phát triển phần mềm, chẳng hạn như Development (phát triển), đảm bảo chất lượng và Operations.
Vì vậy, nếu bạn là người sáng lập một công ty start-up công nghệ và đang tìm kiếm một cách nhanh hơn để xây dựng ứng dụng hoặc là một người quản lý dự án muốn test một loạt các quy trình khác nhau, thì DevOps có thể là thứ mà tổ chức bạn cần.
Ưu điểm
- Phân phối nhanh chóng và liên tục phần mềm làm việc
- Dễ dàng triển khai các quy trình, hệ thống và ứng dụng mới
- Hạn chế mắc sai lầm hơn vì nhóm phát triển phần mềm đang làm việc chặt chẽ
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
- Cập nhật để thích ứng liên tục
- Độ tin cậy với những thay đổi ngày càng tăng
- Nền tảng phối hợp và hợp tác
- Dễ dàng kiểm soát và làm chủ toàn bộ dự án
- Giảm thiểu sự gián đoạn
Nhược điểm
- DevOps đòi hỏi team phải chấp nhận sự thay đổi trong phong cách làm việc
- Yêu cầu nhiều tương tác giữa các thành viên trong team và những bên khác liên quan đến dự án
- Đòi hỏi test mở rộng
- Cần các nhà phát triển có tay nghề cao
3. Phương pháp phát triển mô hình thác nước (Waterfall)
Phương pháp waterfall là một mô hình tuyến tính cứng nhắc bao gồm các giai đoạn tuần tự dựa trên nhiều mục tiêu (yêu cầu, thiết kế, thực hiện, xác minh, bảo trì). Mỗi bước phải được hoàn thành 100 phần trăm trước khi bước tiếp theo có thể bắt đầu. Nó có nghĩa là, không có sửa đổi có thể đảo ngược nào có thể được thực hiện trong quá trình phát triển cho bất kỳ yêu cầu nào.
Vì các chu kỳ dài và rất không linh hoạt, mô hình này còn được gọi là một kỹ thuật cứng. Phương pháp thác nước không chấp nhận sự thay đổi nhưng nó cũng bao gồm các tính năng đặc biệt để làm cho nó trở nên độc đáo.
Phương pháp waterfall hầu hết được sử dụng bởi các nhóm có kế hoạch, những người có cái nhìn rất tốt về bản chất của một dự án. Tuy nhiên, với tính linh hoạt và tính di động của các phương pháp hiện đại hơn, các team phát triển không chuyên giải quyết các lỗ hổng đang thiếu (gap) thì nhìn chung có thể áp dụng hiệu quả với phương pháp mô hình Waterfall.
Ưu điểm
- Dễ hiểu và đơn giản
- Tốt nhất cho quy mô doanh nghiệp nhỏ
- Đủ đơn giản để quản lý quy trình dự án
- Tiết kiệm được nhiều thời gian
- Kiểm tra và phân tích dễ dàng
- Thời hạn cố định cho từng dự án
Nhược điểm
- Không thể quay lại để thay đổi hoặc sửa đổi
- Phương pháp waterfall không thể xử lý rủi ro lớn
- Không thích hợp cho các dự án kỹ thuật phần mềm lớn
- Khó đo lường kết quả trước khi release.
4. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh chóng (RAD)
RAD là một kỹ thuật hiệu quả, hứa hẹn sự phát triển nhanh hơn nhiều và cho ra kết quả chất lượng sản phẩm tốt hơn so với các phương pháp phát triển phần mềm khác. Nó được thiết kế theo cách mà một nhà phát triển phần mềm có thể tận dụng nó một cách thuận tiện. Mục tiêu chính của phương pháp này là tăng tốc toàn bộ quá trình phát triển phần mềm.
Có 4 bước trong phương pháp phát triển RAD: lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và chuyển giao. Quá trình thiết kế và phát triển lặp lại cho đến khi người dùng hài lòng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (clients).
Nếu các nhu cầu ưu tiên của thị trường đã được xác định rõ ràng và có giới hạn, thì bạn nên chọn Phương pháp RAD.
Ưu điểm
- Dễ hiểu
- Giảm rủi ro
- Ít nỗ lực hơn
- Giảm thiểu các lỗi trong quá trình phát triển hệ thống
- Dễ dàng thu thập phản hồi từ khách hàng để cải thiện
- Cung cấp chức năng cao
- Được chứng minh là tốt nhất cho các dự án quy mô vừa và nhỏ
Nhược điểm
- Không lý tưởng cho ngân sách thấp
- Yêu cầu các nhà phát triển có kỹ năng cao
- Không thích hợp cho các dự án kỹ thuật phần mềm lớn
- Khó theo dõi tiến trình và các vấn đề
- Hoạt động trên hệ thống module hóa
- Phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nhóm
5. Phương pháp phát triển phần mềm: Scrum
Phương pháp phát triển phần mềm Scrum có thể được sử dụng trong hầu hết các dạng dự án. Là một giai đoạn phát triển phần mềm, nó bắt đầu với một kế hoạch ngắn gọn cho mỗi sprint, sau đó là các cuộc họp scrum thường xuyên để xác minh các kết quả sau mỗi sprint của dự án và kết thúc bằng phân tích cuối cùng.
Kỹ thuật của Scrum phù hợp để tiến hành các nhiệm vụ với đầu vào của khách hàng và các thông số kỹ thuật chưa được mô tả rõ ràng. Sử dụng phương pháp này để tạo ra một chuỗi các Prototype (nguyên mẫu) sản phẩm trong một lần duy nhất, như vậy các công ty phát triển phần mềm có thể tăng tốc độ phát triển ứng dụng.
Phương pháp Scrum phù hợp nhất để quản lý các dự án với đầu vào của khách hàng và các thông số kỹ thuật chưa được xác định rõ ràng. Làm việc theo nhóm, tính cởi mở và báo cáo trạng thái thường xuyên cho phép đẩy nhanh sự thành công của dự án.
Ưu điểm
- Có thể release thường xuyên
- Các cuộc họp và phiên họp thường xuyên giúp bám sát và nâng cao năng suất
- Cách tiếp cận cực kỳ linh hoạt
- Quá trình thu thập feedback và đánh giá của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng
- Mang đến sản phẩm chất lượng
- Các bugs có thể dễ dàng được xác định
- Dễ dàng ứng phó với những thay đổi
- Tài liệu không bắt buộc do tính chất linh hoạt của nó
Nhược điểm
- Không lý tưởng cho các nhà phát triển junior hay mid-level
- Cần giao tiếp liên tục
- Phạm vị áp dụng kém với một team có quá nhiều người phát triển
- Việc thay đổi vị trí nhóm thường xuyên khiến việc xác định năng suất trở nên khó khăn
6. Phương pháp: Mô hình xoắn ốc (Spiral Model)
Spiral Model là sự kết hợp giữa phương pháp Agile và Waterfall, chủ yếu tập trung vào phát hiện và giảm thiểu rủi ro sớm hơn.
Các developer bắt đầu ở quy mô nhỏ, sau đó khám phá các rủi ro của dự án, đưa ra chiến lược quản lý rủi ro và cuối cùng xác định xem có nên thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án để thực hiện lặp lại vòng xoắn tiếp theo hay không. Hiệu suất của bất kỳ dự án nào áp dụng mô hình này đều phụ thuộc vào sự quản lý hiệu quả, siêng năng và nỗ lực của team dự án.
Phương pháp mô hình xoắn ốc này giúp nhà phát triển thực hiện các cải tiến trong code hoặc thiết kế ngay cả trong giai đoạn test, so với mô hình waterfall. Nó phù hợp với hầu hết các loại dự án, tuy nhiên cần có sự quản lý hiệu quả.
Ưu điểm
- Hạn chế các nhân tố rủi ro hơn
- Hoạt động tốt nhất cho các dự án quy mô lớn
- Ước tính chi phí dễ dàng
- Dễ dàng truy cập vào chức năng bổ sung
- Phát triển các sản phẩm chất lượng
Nhược điểm
- Không thích hợp cho các dự án rủi ro thấp
- Mô hình đắt tiền
- Nếu phân tích rủi ro không được tiến hành đúng cách, dự án có thể thất bại
Kết luận
Công nghệ đã mở đường cho những phát minh độc đáo, cũng như cho ra đời những quy trình phát triển phần mềm mới và ngày một hiện đại hơn để bắt kịp các nhu cầu của thị trường. Điều quan trọng là nó giải quyết một số phức tạp, liên quan đến việc xử lý trong quá trình phát triển phần mềm. Đó cũng là nguyên do cơ bản để hình thành nên các phương pháp phát triển phần mềm đã nêu ở trên.
Trong các phương pháp đã giới thiệu thì Agile, Scrum, Rad là các cái tên nổi tiếng nhất và phổ biến nhất. Tuy nhiên, trước khi chọn bất kỳ phương pháp phát triển nào trong số này cho các dự án phát triển phần mềm của team, bạn phải có kiến thức về tất cả các phương pháp này. Đồng thời tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia thực tế đã vận dụng các phương pháp trên nhằm đảm bảo bạn có thể tận dụng tối đa các ưu điểm của phương pháp và hạn chế các nhược điểm không phù hợp.
Tin tức liên quan
Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi
Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?
Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer
Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer