Chọn làm Web Design hay Web Development?
Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc học viết code, thì việc phân vân không biết con đường sự nghiệp nào phù hợp với bạn là điều bình thường. Song cũng có rất nhiều cách để tìm kiếm cho mình công việc phù hợp và đạt được kiến thức chuyên môn. Đồng thời, bạn cần cân nhắc rất nhiều nếu chỉ mới chập chững bước vào thế giới IT. Vì vậy, làm thế nào để bạn quyết định giữa Web Design hay Web Development, và cái nào tốt hơn cho bạn?
Bài đăng này sẽ giúp bạn hiểu những điểm khác biệt chính để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.
Giới thiệu Web Designer và Web Developer
3 Bước để quyết định chọn Web Design hay Web Development
Bước 1: Xóa tan lầm tưởng về web design và web development
1. Học để trở thành frontend và backend dev khó hơn học các kỹ năng Design (hoặc ngược lại)
2. Các Web developer kiếm được nhiều tiền hơn
3. Các Web designer không cần biết cách code
Bước 2: Rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của Web developer & Web Designer
Giới thiệu Web Designer và Web Developer
Web Design
Trở thành một web designer nghe có vẻ lý tưởng đối với bạn: bạn sẽ tạo ra những thứ đẹp đẽ cho Internet và sử dụng hết công suất sáng tạo của mình vào việc ghép nối kiểu chữ, phối màu, xây dựng bố cục và đưa ra các thiết kế website từ việc sử dụng kỹ năng Adobe Photoshop và Adobe Illustrator.
Web Developer
Nhưng Web Developer cũng có thể là một nghề hấp dẫn và thường được các sinh viên cho rằng nó có vẻ là sự lựa chọn “thông minh hơn” trong lĩnh vực công nghệ vì mức lương cao hơn. Học các kỹ năng lập trình cho phép bạn xây dựng các website và ứng dụng web tuyệt vời bằng cách sử dụng rất nhiều ngôn ngữ lập trình và có rất nhiều cơ hội công việc dành cho các developer.
Cho dù cuối cùng bạn chọn thiết kế hay phát triển, con đường sự nghiệp của bạn cũng cần trải qua một khóa học về HTML và CSS. Khi bạn đã có các trải nghiệm cơ bản, có thể dễ dàng hơn khi quyết định hướng đi nào là lựa chọn tốt hơn cho bạn.
3 Bước để quyết định chọn Web Design hay Web Development
Bước 1: Xóa tan lầm tưởng về web design và web development
Trước khi bạn có thể đưa ra bất kỳ quyết định nào về loại nghề nghiệp công nghệ bạn muốn, bạn cần đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì các web designer và web developer làm.
Trên thực tế để có lựa chọn thích hợp cho bản thân, trước hết bạn cần loại bỏ những quan niệm sai lầm lớn nhất về các nhà thiết kế và nhà phát triển liên quan đến số tiền họ kiếm được, quá trình học tập như thế nào và loại công việc họ thực sự làm.
Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến:
1. Học để trở thành frontend và backend dev khó hơn học các kỹ năng Design (hoặc ngược lại)
Một số người cho rằng vì phát triển front end và back end liên quan đến lập trình cấp cao hơn nên sẽ khó học hơn thiết kế. Những người khác thấy thiết kế khó hơn vì họ nghĩ rằng nó đòi hỏi nhiều hơn tính sáng tạo bẩm sinh (chứ không phải học được) và học cách sử dụng phần mềm thiết kế cũng rất phức tạp.
Trên thực tế, vạn sự khởi đầu nan! Bắt đầu một điều gì đó mới luôn luôn khó bất kể đó là việc gì. Phát triển web và thiết kế web vốn dĩ không có cái nào ít hay nhiều thách thức hơn cái nào, mà điểm mạnh và điểm yếu của bạn sẽ quyết định đâu là con đường ít gập gềnh đối với bạn nhất.
2. Các Web developer kiếm được nhiều tiền hơn
Một Web Designer kiếm được bao nhiêu so với một Web Developer?
Nếu bạn nhìn vào mức lương trung bình của web developer thoạt nhìn có vẻ như mức lương của họ cao hơn rất nhiều so với mức lương của Web Designer:
- Web Designer: 11,9 triệu đồng /tháng
- Web Developer: 16,1 triệu đồng/tháng
Nhưng nếu bạn bắt đầu tìm kiếm các vị trí có chuyên môn cụ thể hơn Web Designer, bạn sẽ thấy rằng cả thiết kế hay phát triển đều có mức lương cạnh tranh nhau, ví dụ:
- UX/UI Design: 16,7 triệu đồng/tháng
Đúng là trung bình, mức lương của Web Developer cao hơn Web Designer, nhưng là người mới bắt đầu, đây không phải là điều bạn phải lo lắng. Cho dù bạn bắt đầu học cách trở thành Web Developer hay Web Designer, bạn có thể sẽ không phải là nhà phát triển toàn diện cấp cao (và kiếm được mức lương cao nhất) trong vòng vài tháng, vì điều đó thường đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm.
Các Web Designer kiếm được nhiều tiền. Vì cả hai đều là những lựa chọn sinh lợi, nên tốt hơn hết bạn nên chọn những gì sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn là những gì bạn nghĩ sẽ mang lại nhiều tiền hơn cho bạn.
3. Các Web designer không cần biết cách code
Mặc dù các Web Designer không cần phải là những người giỏi coding nhưng việc hiểu cách code sẽ rất hữu ích đối với các designer. Nếu họ hiểu được HTML và CSS cơ bản, họ sẽ biết cách cung cấp một bản thiết kế mà một Developer có thể nắm bắt để coding dễ dàng và khả thi.
Ngày nay, một số Designer có thể làm cả thiết kế và coding và rất nhiều Freelancer nhận làm cả hai. Có kỹ năng code chắc chắn là một điểm cộng. Nếu bạn muốn trở thành một Web designer có thể coding thì HTML, CSS và JavaScript là những lựa chọn tốt nên bắt đầu từ giờ cũng như học một bộ xử lý trước CSS như Sass hoặc LESS và biết cách sử dụng jQuery, một thư viện JavaScript.
Nếu bạn là một Web Designer có năng lực thì bạn sẽ chính là sự pha trộn giữa những nhà thiết kế giao diện người dùng, thiết kế đồ họa, thiết kế kỹ thuật số và thiết kế sản phẩm với các lập trình viên, đặc biệt là những người có kỹ năng cấp độ nâng cao như Sass, Bootstrap và JavaScript. Đây cũng là những Web Designer được săn đón nhất trong thị trường việc làm.
Bước 2: Rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của Web developer & Web Designer
Bây giờ bạn đã hiểu rõ một số lầm tưởng, bạn cần biết cách các Web Developer và Web Designer thực sự dành thời gian như thế nào.
-
Nhiệm vụ của từng bên
Thiết kế web thực sự là một thị trường ngách trong lĩnh vực thiết kế rộng lớn hơn, bao gồm nhà thiết kế đồ họa, nhà thiết kế giao diện người dùng, nhà thiết kế trực quan, nhà thiết kế UX, v.v. Các Web Designer đặc biệt làm việc trên những thứ như các yếu tố thiết kế và các thành phần trên web. Họ có thể tạo thiết kế website từ đầu hoặc họ có thể làm việc cho một thương hiệu và đóng góp nội dung và đồ họa xuất hiện trên một trang web hoặc ứng dụng sẵn có, chẳng hạn như graphics, biểu tượng, hình ảnh, logo, v.v.
Các Developer (đặc biệt là các Web front-end) triển khai các thiết kế đó trong các sản phẩm mà họ xây dựng.
-
Công việc của Web designer
Trong một team, các designer và developer làm việc cùng nhau, với các nhà thiết kế tập trung vào thiết kế và lập kế hoạch trải nghiệm người dùng và các nhà phát triển tập trung vào code.
Các nhà Web Design tạo ra tầm nhìn tổng thể và kế hoạch cho một website. Công việc của một họ không phải là sử dụng code để làm cho website trở nên sống động mà hơn thế nữa là xác định bố cục, bảng màu, bộ phông chữ và chủ đề trực quan của website đó trước khi nó được xây dựng.
Một Web Designer sẽ sử dụng kiến thức của họ về lý thuyết màu sắc và các công cụ như InVision để tạo mô hình, tạo mẫu và mẫu khi thiết kế một website. Họ chú ý đến cách các thiết kế UX và các yếu tố hình ảnh của họ tác động đến người dùng cũng như giao diện, sau đó đưa ra các kế hoạch và bố cục của họ cho một Web Designer viết code.
-
Công việc của Web Developer
Một Web Designer lấy các kế hoạch và bố cục do các Web Designer cung cấp và sử dụng các ngôn ngữ lập trình để biến chúng thành các website hoạt động trực tiếp. Công việc của Web Developer có thể yêu cầu họ làm việc nhiều hơn với các ngôn ngữ lập trình như PHP, Java, Python và Ruby để xây dựng cơ sở dữ liệu cho phép cập nhật nội dung động và để người dùng có thể tương tác.
Công việc của Web Developer cũng có thể là lập trình các tương tác phía máy chủ, như API hoặc sử dụng SQL để truy vấn cơ sở dữ liệu (tùy thuộc vào việc họ là frontend hay backend developer) để người dùng có thể chia sẻ nội dung trên các nền tảng và truy cập video / hình ảnh từ máy chủ trên màn hình. Các Web Developer cũng làm việc với Git và GitHub để lưu và đẩy code trực tiếp lên website hoặc ứng dụng web.
Bước 3: Tự phân tích
Khi bạn đã được biết đầy đủ về sự khác biệt thực sự giữa Web Design và Web Development, bạn cần phải tìm ra cái nào phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo để xem bản thân mình phù hợp với Web Design hay Web Development.
Những Web Designer
Các Web Designer có xu hướng trải nghiệm thế giới theo cách trực quan. Ví dụ, khi chỉ đường cho bạn, họ có thể bảo bạn rẽ phải khi nhìn thấy cây lớn.
Các Web Designer cũng có xu hướng dựa vào trực giác và cảm giác, vì họ dành nhiều thời gian để phát triển giao diện của website và giao diện người dùng. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu họ viết một từ ở giữa trang, họ có thể sẽ chỉ thẳng vào điểm đó ngay lập tức mà chưa cần quan đo đạc.
Các Web Designer thích đưa ra những ý tưởng lớn và tưởng tượng ra toàn bộ bức tranh. Ví dụ: nếu họ đang xây dựng một công viên giải trí, trước tiên họ muốn tập trung vào “rung cảm” tổng thể của công viên này, cách bố trí và cách mà người dùng truy cập sẽ trải nghiệm nó, trước khi đi vào các chi tiết như màu sắc, hình dạng và tên của các lối đi.
Những Web Developer
Các Web Developer có xu hướng tiếp cận thế giới từ quan điểm khoa học, logic. Nếu họ bị lạc, thay vì tìm kiếm một địa danh quen thuộc để dẫn đường cho họ thì họ sẽ dùng định vị GPS.
Các Web Developer cũng có xu hướng coi thế giới là một tập hợp dữ liệu khổng lồ có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nếu bạn yêu cầu một Web Developer viết một từ vào giữa trang, họ sẽ tìm kiếm một công cụ để đo từ đó một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, có thể bằng cách gấp đều tờ giấy thành 4 ô vuông hoặc lấy thước kẻ.
Các Web Developer thích xử lý các dự án lớn bằng cách thực hiện từng bước một và chú ý đến các chi tiết. Nếu họ đang xây dựng một công viên giải trí thì sẽ rất thích nghiên cứu các chi tiết về vật lý của các lối đi và số lượng du khách mà công viên có thể tiếp nhận và họ sẽ thực hiện từng bước một.
Khi bạn đã bắt đầu tạo ra những trải nghiệm thực tế với thiết kế và lập trình, việc quyết định nghề nghiệp phù hợp với bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thế nên cứ tìm trải nghiệm thông qua một khóa học ngắn hạn online cả với thiết kế và code nhé! Về code bạn có thể bắt đầu với HTML và CSS!
Kết luận
Bạn nhận ra mình niềm đam mê với việc tạo ra một website và một ứng dụng web thì ắt hẳn đang băn khoăn giữa hai lựa chọn là Web Design hay Web Development. Hi vọng rằng những gợi ý trên đây đã giúp bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp với bản thân mình. Chúc bạn may mắn!
Tin tức liên quan
Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi
Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?
Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer
Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer