10 thói quen trong tư duy và hành động của nhà lãnh đạo xuất sắc

Theo như Napoleon Hill nói, bạn có thể học mọi thứ bạn cần học để có được bất cứ thứ gì, nhưng bạn sẽ không thể cải thiện được năng lực lãnh đạo nếu không xây dựng được thói quen tốt. Dưới đây là những thói quen của nhà lãnh đạo xuất sắc làm hàng ngày, điều làm họ khác biệt với những nhà lãnh đạo kém và người bình thường. 

Các nhà lãnh đạo xuất sắc có thói quen gì?

Không ai sinh ra đã là một nhà lãnh đạo tài ba, quyền lực đến với họ như là kết quả của các hành động đã trở thành phản xạ hay  thói quen của nhà lãnh xuất sắc. Dưới đây là những tổng hợp của GrowUpWork về những thói quen nổi bật nhất của các nhà lãnh đạo thánh công và có tiếng tăm nhất nhé.

Top 10 thoi quen của lãnh đạo giỏi là gì
Top 10 thoi quen của lãnh đạo xuất sắc là gì?

1. "Nhìn xa trông rộng" trước về mọi vấn đề

Có một câu nói mà tôi rất thích, đó là: “Bạn cần một bước đi táo bạo ngày hôm nay để vươn tới những thứ vĩ đại hơn của ngày mai”. Nhà lãnh đạo xuất sắc là phải biết nhìn xa trông rộng và họ hi sinh những điều nhỏ nhặt trước mắt để đạt được lợi ích dài hạn.

Rõ ràng, sự thiếu vắng một tầm nhìn rõ ràng và cảm nhận hờ hững về vận mệnh của tổ chức sẽ dẫn tới sự vô cảm trong thực hiện công việc. Nhân viên không còn cảm thấy hào hứng trong công việc của họ. Đó chỉ đơn giản là nơi để kiếm sống, có cũng được mà không có cũng không sao.

Nhà lãnh đạo giỏi ban đầu thường bị người khác “chê cười” hoặc hoài nghi vì cho rằng họ mơ mộng hão huyền, không thực tế. Nhưng bạn có biết rằng họ “nhìn thấy” những điều mà người bình thường không nhìn thấy. Và để thuyết phục người khác đi theo con đường của mình, tầm nhìn đó còn phải được tiếp thêm sức mạnh của niềm tin, của cảm xúc dạt dào từ con tim – nơi ấp ủ những hoài bão tốt đẹp mà chỉ có bạn “nhìn thấy” vì nó thuộc về tương lai.
 

2. Luôn lên kế hoạch cho ngày mai

Một thói quen quan trọng của nhà lãnh đạo giỏi là luôn có kế hoạch cho ngày mai. Khi mà áp lực công việc của một ngày không còn nữa là lúc họ lên thời gian biểu cho ngày mai. Điều này giúp họ bắt đầu một ngày mới một cách có tổ chức, cho phép họ hoàn thành nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn. 

Nếu không lên kế hoạch, mặc dù đã hoàn thành một số việc nhất định nhưng họ vẫn cảm thấy là cuộc sống không được tổ chức và có thể họ đã tập trung sai vào nhiệm vụ nào đó mà không đem lại sự khác biệt cho công việc, cuộc sống. 

Họ không chỉ lên kế hoạch cho bản thân hàng ngày mà còn lên kế hoạch cho công việc của tổ chức, các kế hoạch sẽ luôn được thay đổi phù hợp với tình hình hoạt động của tổ chức. 

3. Nói ít làm nhiều, tăng lắng nghe và bớt tranh luận

Khi bạn trở thành lãnh đạo, nghĩa là bạn có rất nhiều người dưới bạn và họ luôn sẵn sàng "lắng nghe bạn nói" dù muốn hay không. Điều này làm cho nhiều nhà lãnh đạo trở thành "kẻ nói nhiều". Việc thường làm của họ là "thuyết giảng", nhận xét, góp ý, tranh luận và thậm chí là ra lệnh. Điều này chắc chắn sẽ làm tốn rất nhiều thời gian vàng bạc của lãnh đạo, và chắc chắn lãnh đạo mà ko có thời gian làm những việc quan trọng hơn là nói thì không thể xuất chúng được.

Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.

Nói ít làm nhiều, không tranh luận
Nói ít làm nhiều và hạn chế tranh luận tốn thời gian không cần thiết

Nếu bạn đang nghi ngờ không biết thói quen này có đúng hay không thì đây là lúc bạn nhìn nhận sự thật. Mặc dù bạn thấy những người quyền lực nhất trên thế giới đã tạo nên danh tiếng của mình bằng cách nói chuyện rất rõ ràng, hùng hồn, nhưng bạn cần phải biết rằng việc "nói" trước đám đông hay thế giới đó là một phần trong công việc quan trọng của họ, và nó thật sự đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân họ cũng như những người lắng nghe. Họ luôn cố gắng nói càng ít càng tốt và hạn chế tối đa sự tranh luận làm lãng phí thời gian, dù cho họ có là người thích tranh luận chăng đi nữa. Để có thể được đám đông lắng nghe và yêu thích những gì họ nói thì rõ ràng giá trị lời nói của họ phải thật lớn, và được họ đúc kết, xây dựng qua một thời gian dài.

Những nhà lãnh đạo tài ba cho rằng càng ít nói thì càng ít phản bội chính mình, người ít nói thường được coi là thông minh và có ảnh hưởng hơn đơn giản chỉ vì họ ít có cơ hội để nói những điều họ sẽ phải hối tiếc. Thứ hai, bạn càng nói súc tích bao nhiêu, bạn càng trở nên quyền lực bấy nhiêu.

Họ không thích lãng phí thời gian để tranh luận, họ thích chứng minh qua hành động và họ cũng không quan tâm đến chiến thắng của một cuộc tranh luận, với họ nói phải đi đôi với làm và phải có kết quả.

4. Luôn đặt ra mục tiêu, kế hoạch thực hiện và kiên định với mục tiêu ban đầu

Người thành đạt luôn hành động vì mục tiêu. Họ liên tục đặt ra mục tiêu và lên sẵn kế hoạch cho một ngày làm việc. Người thành đạt là những người biết nhìn xa trông rộng. Họ có mục tiêu cho mỗi ngày, mỗi tuần, tháng, và năm.  Nhưng một mục tiêu sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có kế hoạch để đạt được. Vì vậy, bên cạnh đặt ra mục tiêu, người thành công còn nỗ lực tìm cách thực hiện chúng và luôn có trách nhiệm với bản thân mình.

Thói quen của nhà lãnh đạo xuất sắc mà nhà lãnh đạo kém cần học hỏi đó là hãy giữ vững mục tiêu của mình. Nhiều nhà lãnh đạo thành công nói rằng họ lập lại mục tiêu mỗi ngày, điều này thúc đẩy họ phải cố gắng hơn và không đi chệch định hướng ban đầu của mình. 

Việc giữ vững mục tiêu ở đây không phải là bạn sống chết với một mục tiêu bất khả thi mà là để giúp bạn đi đúng hướng để đạt được chúng. Hãy tạo thói quen luôn nghĩ về mục tiêu, dù cho những khó khăn đang chờ phía trước. Đôi khi có những thất bại nhưng hãy nhìn nhận chúng là một trải nghiệm thú vị để bạn tìm ra con đường tốt hơn đạt được mục tiêu chung. 

Kiên định với mục tiêu ban đầu
Kiên định theo sát mục tiêu ban đầu

Có nhiều cách để cùng đi tới một đích đến, tuy nhiên trên đường đi rất nhiều lãnh đạo đã gục ngã, mất phương hướng, hoặc thậm chí đi theo một mục tiêu khác hoàn toàn. không ít trong số đó tự thấy mục tiêu ban đầu của mình là quá nhỏ bé, họ tự đề ra mục tiêu to hơn và to hơn nữa, cứ thế đến cuối cùng họ sẽ kiệt sức mà vẫn chưa thể hoàn thành một mục tiêu nào cả.

5. Không nhừng học hỏi, trau dồi hoàn thiện bản thân

"Bác học không có nghĩa là ngừng học" hẳn ai cũng biết đến câu nói bất hủ của nhà bác học Charles Robert Darwin. Kiến thức của nhân loại trả qua hàng ngàn hàng vạn năm tích lũy là vô hạn, càng hiểu biết, bạn sẽ càng mở ra thêm những cánh cửa lĩnh vực khác nhau mà trong đó là một bầu trời bao la với những điều mới mẻ, bổ ích.

Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo xuất sắc ý thức rõ ràng rằng chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, nếu như không thể nắm bắt công nghệ, họ sẽ bị tụt lại phía sau. Do đó, họ luôn liên tục học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực riêng của mình. Việc học hỏi sẽ giúp họ giao tiếp tốt hơn, có các mối quan hệ sâu sắc hơn và đạt đến các mức thành công cao hơn.

Họ cũng là những nhà vô địch về “tinh thần học tập”, luôn đi đầu để cho mọi người thấy được “phát triển con người là một trong những ưu tiên hàng đầu trong doanh nghiệp chúng ta”. Họ không ngừng đọc sách, trau dồi các kỹ năng mềm nhằm cải thiện bản thân hàng ngày. Đôi khi họ cũng tham khảo ý kiến từ chuyên hoặc những người thành công hơn mình, điều đó sẽ giúp họ giảm bớt căng thẳng, tìm được hướng giải quyết và rút kinh nghiệm cho lần sau. 

6. Luôn suy nghĩ tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người

Suy nghĩ tích cực trong mỗi người không phải tự dưng mà có, nó phải được rèn luyện và thói quen của nhà lãnh đạo xuất sắc đó là suy nghĩ tích cực và sống tích cực. Thậm chí trong cả những tình huống tiêu cực không thể phủ nhận, họ cũng nhìn thấy được một niềm hy vọng cho tương lai. 

Lãnh đạo là người luôn suy nghĩ tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người
Lãnh đạo là người luôn suy nghĩ tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người

Nhân viên trong công ty luôn cần một người lãnh đạo có tài và truyền cảm hứng làm việc cho họ. Người lãnh đạo thành công phải làm được điều đó, bằng lời nói hay hành động hoặc kết hợp cả hai. Một người lãnh đạo tốt luôn biết lắng nghe và chia sẻ, luôn biết cách đưa ra những lời động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời cho nhân viên của mình. Và bất kì người nhân viên nào cũng vậy, được lãnh đạo khen ngợi sẽ khiến cho họ cảm thấy vui vẻ và có động lực để làm việc tốt hơn.

7. Quyết đoán và nỗ lực hành động

Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.

Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Nói là làm, quyết định dứt khoát để hành động sau đó được thực thi, đôi khi quyết định có thể là sai nhưng nếu bạn không có sự quyết đoán và thực thi hành động thì mọi thứ sẽ bị trì trệ, cái uy của bạn bị suy giảm và ảnh hưởng rất xấu đến cả tập thể.

Việc hôm nay chớ để ngày mai. Hãy hoàn thiện hết những công việc đã bắt đầu hoặc đã quyết định làm. Tất cả mọi người đều có những nỗi sợ, nhưng người thành đạt sẽ dẹp nỗi sợ sang một bên và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bằng mọi giá. Corley khuyên rằng khi ý nghĩ trì hoãn công việc xuất hiện trong đầu, hãy nhắc đi nhắc lại cụm từ “Phải làm ngay”, và đừng dừng lại cho tới khi công việc đã xong xuôi.

8. Chấp nhận rủi do, mạo hiểm

Hầu như ai cũng muốn thực hiện những công việc quen thuộc, an toàn hơn là làm những gì mà họ chưa biết. Chúng ta cảm thấy an tâm khi thực hiện điều có thể dự đoán được. Tuy nhiên với nhà lãnh đạo xuất sắc thì họ luôn phá vỡ mọi quy tắc. Họ biết rằng để đạt được những thành quả to lớn thì họ phải làm những điều táo bạo, mới mẻ. 

Những nhà lãnh đạo kém luôn ở trong vùng thoải mái, họ lo sợ quá nhiều và với họ thay đổi là điều rất đáng sợ. Nhà lãnh đạo giỏi thì biến điều đó thành thói quen để thoát khỏi lối mòn, họ chấp nhận rủi ro, cho dù thất bại thì ít nhất họ sẽ học được một bài học quý giá. 

9. Giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ, kết nối tập thể

Thói quen của nhà lãnh đạo xuất sắc đó là luôn giao tiếp thường xuyên, thẳng thắn với cộng sự trong công ty. Họ luôn mở rộng các kênh giao tiếp với nhân viên, đối tác để tăng sự gắn kết thông qua những cuộc trò chuyện, đồng thời họ cũng là những người có khả năng “đọc vị” người khác. 

Người thành công thường là tâm điểm chú ý của những người xung quanh. Họ dành một phần thời gian của mình để thắt chặt tình bằng hữu và thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Họ luôn chủ động tiếp xúc và giúp đỡ người khác mà không mong đợi sự đáp trả.

Đặc biệt trong làm việc nhóm thì họ giao tiếp rất nhiều để hỗ trợ nhân viên. Sự hỗ trợ này bao gồm cả vật chất để thực hiện công việc lẫn các ý kiến phản biện, sự động viên, ghi nhận và chia sẻ khó khăn từ những cộng sự gần gũi với họ. Làm được điều này, nhà lãnh đạo sẽ gia tăng được tính tự chủ lẫn sự gắn kết của nhân viên với công việc.

Những thói quen trong công việc của những người thành công

Chăm sóc sức khỏe, nếp sống điều độ

Mỗi ngày, người thành đạt đều tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Tập thể dục có thể trở thành một thói quen thường nhật, cũng như tắm rửa. Những người tập thể dụng đều đặn sẽ tích lũy được nhiều năng lượng để hoàn thành các kế hoạch đặt ra.

Bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống nếu biết sinh hoạt điều độ. Điều này có nghĩa là sắp xếp các hoạt động làm việc, ăn uống, tập thể dục, uống rượu, xem TV, lướt web… một cách khoa học. Như thế, mọi người sẽ thích kết giao với bạn. Khi họ đã thích bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác kinh doanh để làm lợi cho công việc của mình.

Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.

Kết luận

Trên đây là 10 thói quen trong tư duy, công việc và cuộc sống của những nhà lãnh đạo xuất sắc. Như đã nói từ ban đầu, không ai sinh ra đã có những tố chất hay thói quen này, nó được hình thành trong quá trình lao động, phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của họ. Đó chính là những tinh hoa, đúc kết của những người thành công. Không quá khó để học hỏi và thực hiện, tuy nhiên sẽ cần rất nhiều sự kiên trì. Dù bạn không phải là một lãnh đạo thì những thói quen trên cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Chúc các bạn thành công nhé!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

Kỹ năng làm việc| 2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!