7 mẹo giúp bạn suy nghĩ tích cực trong công việc

Suy nghĩ tích cực trong công việc có nhiều lợi ích về tinh thần và thể chất. Một suy nghĩ lạc quan có thể cải thiện tâm trạng của bạn, nâng cao sự tự tin của bạn và tăng hiệu quả của bạn ở nơi làm việc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận lý do tại sao bạn nên suy nghĩ tích cực trong công việc và khám phá các bước bạn có thể thực hiện để bắt đầu tích cực hơn trong công việc của mình.

7 mẹo giúp bạn suy nghĩ tích cực trong công việc
7 mẹo giúp bạn suy nghĩ tích cực trong công việc

Tại sao nên suy nghĩ tích cực trong công việc?

Khi bạn duy trì một tư duy tích cực tại nơi làm việc, bạn có thể thấy môi trường và các công việc hàng ngày của mình thú vị hơn. 

Bằng cách duy trì một trạng thái tích cực, bạn có thể tập trung vào các lĩnh vực cần cải thiện và các mục tiêu trong tương lai hơn cũng như những thách thức bạn đang phải đối mặt. 

Sự tích cực cũng có xu hướng ảnh hưởng đến người khác, vì vậy bạn cũng có thể làm cho tinh thần của các thành viên trong team trở nên tốt hơn và phối hợp tốt hơn từ chính cách suy nghĩ tích cực của bản thân.

Làm thế nào để suy nghĩ tích cực trong công việc?

Dưới đây là một số mẹo cần làm theo để suy nghĩ tích cực hơn trong công việc:

1. Trân trọng những thành công nhỏ

Một trong những cách dễ nhất để phát triển tư duy tích cực tại nơi làm việc là tìm ra một vài thành tựu nhỏ để bản thân bạn tự hào mỗi ngày

Ghi nhận những thành công có thể giúp bạn cảm thấy lạc quan và có động lực hơn. Ví dụ, nếu bạn có một dự án lớn, hãy tập trung vào những nhiệm vụ cuối cùng bạn vừa hoàn thành và tự hào rằng bạn đã hoàn thành chúng đúng tiến độ.

2. Dành thời gian để trau dồi những suy nghĩ tích cực

Bạn có thể tận dụng các khoảng thời gian “chết” trong ngày chẳng hạn như lúc đợi thang máy, xếp hàng để mua bữa ăn trưa,.. như một cơ hội để suy nghĩ về các công việc kế tiếp

Hoặc dành thời gian này để xem lại các ghi chú được về cuộc họp gần đây nhất của bạn hoặc một diễn giả truyền cảm hứng Bạn thậm chí có thể bắt đầu mong đợi khoảng thời gian này mỗi ngày, vì bạn biết rằng nó để khiến khả năng làm việc của bản thân mình ngày một tiến bộ hơn.

3. Biến mọi tình huống thành một bài học kinh nghiệm

Khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ hoặc dự án, hãy dành vài phút để suy nghĩ về những gì đã diễn ra tốt đẹpnhững gì bạn muốn thay đổi vào lần tiếp theo hoặc bạn có thể làm tốt hơn ở chỗ nào

Suy nghĩ về những thách thức bạn phải đối mặt và lập kế hoạch cách vượt qua chúng để làm cho dự án tiếp theo của bạn thành công hơn. 

Ví dụ: nếu bạn vừa hoàn thành việc quản lý một dự án, bạn có thể nghĩ ra ba chiến lược khác nhau cho các dự án trong tương lai để có các lựa chọn khi làm việc hướng tới mục tiêu của mình.

4. Ở xung quanh những người tích cực và không khí tích cực

Ở xung quanh những người tích cực và không khí tích cực

Cố gắng ở bên những người tích cực khác có thể giúp bạn suy nghĩ tốt hơn về bản thân và môi trường của bạn. 

Bạn có thể làm điều này bằng cách ăn trưa với đồng nghiệp có xu hướng nhận xét lạc quan về các vấn đề

Trong thời gian làm việc với họ, bạn có thể đưa ra những dự án đầy thử thách và lắng nghe ý kiến ​​của họ về chúng. Họ có thể giới thiệu cho bạn một cách mới để tiếp cận tình huống mà trước đây bạn chưa tính đến.

Ngoài ra chính bản thân bạn chia sẻ các tình huống và câu chuyện tích cực cũng sẽ tạo hành động phản chiếu lại ở những người xung quanh từ đó xây dựng được bầu không khí tích cực.

5. Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Một cách đơn giản để cải thiện suy nghĩ tích cực trong công việc của bạn là sử dụng những từ ngữ tích cực tại nơi làm việc. 

Ví dụ về những từ này bao gồm “hoàn thành”, “tin tưởng”, “khích lệ”, “tràn đầy năng lượng”, “hào phóng”, “tử tế”, “lạc quan”, “tiến bộ” và “tự hào”. Sử dụng những từ này và những từ khác có hàm ý tốt có thể giúp bạn tạo ra một môi trường tích cực.

Khi phát biểu tại một cuộc họp, bạn có thể nói, "Tôi tin rằng chúng ta có thể hoàn thành dự án này thành công" hoặc "Tôi rất tự hào và được truyền động lực với tiến độ mà chúng ta đang đạt được" Điều này có thể khiến bạn và nhóm của bạn cảm thấy lạc quan hơn về một dự án chưa hoàn thành hoặc thời hạn sắp tới.

Hoặc khi đứng trước một công việc thực sự phức tạp và khó khăn thì thay vì nói “Nhiều việc mà việc nào cũng khó cả!” thì hãy nói “Tôi sẽ hoàn thành các công việc này trước tối thứ 6 và có thể nghỉ ngơi thoải mái!”. Sử dụng một lời nói thúc đẩy bạn hướng về một mục tiêu rõ ràng phía trước là cách mở đường cho não bộ của bạn khi nó đang cảm thấy bế tắc.

6. Bày tỏ lòng biết ơn

Hãy dành thời gian trong ngày để suy ngẫm về những người, sự kiện và thành tích mà bạn biết ơn và cảm thấy ý nghĩa

Trong nhật ký hoặc sổ kế hoạch, hãy viết ra năm điều bạn biết ơn mỗi ngày. Đó có thể là những hoạt động rất nhỏ mà bạn đã hoàn thành, chẳng hạn như có thể thức dậy đúng giờ và có cả thời gian cho việc tập thể dục hay thuyết trình thành công tại nơi làm việc. 

Nhận ra hiệu quả trong những hoạt động của một ngày có thể là cách tuyệt vời để bạn cảm thấy hạnh phúc và xây dựng được suy nghĩ tích cực và tinh thần lạc quan.

Ngoài ra, hãy nói lời cảm ơn! Bày tỏ lòng biết ơn đối với đồng nghiệp của bạn vì đã theo dõi khách hàng hoặc cảm ơn người giám sát của bạn về feedback của họ đối với hiệu suất của bạn. Thể hiện lòng biết ơn đối với những gì người khác làm cho bạn có thể có ảnh hưởng tích cực đến những người khác ở nơi làm việc.

7. Viết ra 3 khía cạnh tích cực của mỗi tình huống

Một cách để duy trì suy nghĩ tích cực công việc là tìm ra ba khía cạnh tích cực của một tình huống khó khăn

Điều này giúp tập trung và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của bạn. 

Ví dụ, nếu bạn có một dự án tốn nhiều thời gian, hãy viết ra ba phần của dự án mà bạn yêu thích. Đó có thể là sự yêu thích khi được làm việc cùng một team ăn ý hoặc nếu bạn trải qua dự án này bạn sẽ học được thêm kỹ năng nào đó mới

Nhìn thấy những thành tựu đạt được trong những thử thách của bạn có thể giúp bạn duy trì suy nghĩ tích cực để bắt tay vào xử lý các thử thách.

Kết luận

Những mẹo giúp bạn suy nghĩ tích cực trong công việc trên đây là những điều hết sức nhỏ bé có thể dễ dàng áp dụng cho bạn cũng như lan tỏa cho những người xung quanh nhưng hiệu quả mang lại có thể rất lớn đối với hiệu quả công việc, tinh thần đoàn kết và khai phá những khả năng mới của bạn cũng như những người xung quanh. Chúc bạn thành công!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

Kỹ năng làm việc| 2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!