EQ là gì? EQ tác động thế nào trong công việc và sự nghiệp?
Emotional intelligence - Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Trí tuệ cảm xúc trong công việc có thể mang lại những lợi ích đáng kể và phát triển sự nghiệp của bạn hơn nữa, bên cạnh việc tạo ra các mối quan hệ tốt hơn và thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 5 thành phần của trí tuệ cảm xúc - EQ là gìvà tầm quan trọng của chỉ số này đối với công việc và sự nghiệp.
5 thành phần của EQ trong công việc
Tầm quan trọng của EQ trong công việc?
Tự nhận thức về cảm xúc cá nhân
Khuyến khích người khác phát triển
Làm thế nào để cải thiện EQ trong công việc?
EQ là gì?
Trí tuệ cảm xúc - Emotional intelligence (viết tắt là EI) hoặc được biết đến phổ biến với tên gọi chỉ số cảm xúc (EQ). Đây là chỉ số biểu đạt khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của một người. Nếu bạn là người có EQ cao nghĩa là bạn có thể xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách thấu cảm và giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp của mình tốt hơn.
5 thành phần của EQ trong công việc
Nhà tâm lý học Daniel Goleman được biết đến với việc phát triển 5 thành phần của EQ tại nơi làm việc vào những năm 1990. Sau đây là các thành phần đó, cùng với các ví dụ giải thích về chúng trong môi trường làm việc:
1. Tự nhận thức
Tự nhận thức là khả năng xác định cảm xúc của bạn và các yếu tố kích hoạt cảm xúc. Nhận thức được cảm xúc của mình giúp bạn hiểu cách người khác có thể cảm nhận về bạn như thế nào thông qua các tương tác của bạn. Bạn có thể sử dụng sự tự nhận thức trong công việc để hiểu cách đồng nghiệp, khách hàng hoặc người quản lý của bạn nhìn nhận bạn.
2. Tự điều chỉnh
Tự điều chỉnh là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bạn để tạo ra hiệu ứng tích cực hơn. Kiểm soát cảm xúc của bạn là điều cần thiết trong mọi tình huống vì cảm xúc của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến người khác. Vận dụng khả năng điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của mình trong công việc bằng việc giữ vẻ ngoài chuyên nghiệp trước khách hàng và các đồng nghiệp ngay cả trong các tình huống rắc rối nhất.
3. Động lực
Động lực là sự thôi thúc và mong muốn làm điều gì đó, và nó liên quan đến trí tuệ cảm xúc vì mong muốn của bạn có thể thúc đẩy những cảm giác khác nhau đối với điều gì đó.
Ví dụ: mong muốn hoàn thành tất cả các công việc hàng ngày của bạn một cách thành công có thể được thể hiện như động lực nội tại sẽ thúc đẩy bạn hành động và làm việc hướng đến nhu cầu và mục tiêu bên trong của chính bạn.
4. Đồng cảm
Đồng cảm là khả năng xác định và hiểu được cảm xúc của người khác. Hiểu được cảm xúc của người khác cho phép bạn xử lý các tình huống tại nơi làm việc hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi một đồng nghiệp có dấu hiệu mất tinh thần, bạn có thể phản ứng bằng sự đồng cảm thông qua việc lắng nghe, trò chuyện và giúp đỡ để hạn chế tác động của trạng thái mất tinh thần đó!
5. Kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là công cụ được sử dụng để giao tiếp và tương tác với người khác. Có các kỹ năng xã hội mạnh mẽ hơn - như giao tiếp hiệu quả và biết ơn trân trọng - cho phép bạn lắng nghe, trao đổi và giải quyết xung đột hiệu quả hơn.
Các kỹ năng xã hội có thể được sử dụng tại nơi làm việc để phát triển sự nghiệp của bạn và là công cụ cần thiết cho các nhà lãnh đạo.
Tầm quan trọng của EQ trong công việc?
EQ rất quan trọng trong công việc để bạn có thể nhận thức, suy luận, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và cách ứng xử với người khác. Khả năng xử lý cảm xúc mang lại cho bạn khả năng hướng dẫn và giúp đỡ mọi người, đồng thời nó có thể giúp bạn hạnh phúc và thành công hơn.
Một số lý do tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng ở nơi làm việc bao gồm:
Hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ
Bạn có cơ hội sửa chữa một tình huống trước khi nó trở thành vấn đề. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một đồng nghiệp biểu lộ một số dấu hiệu buồn bã thông qua gương mặt âu sầu, bạn có thể chủ động hỏi thăm, lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm. Sau đó, có thể tìm cách giúp đỡ trong khả năng, hoặc ít nhất sự đồng cảm từ bạn cũng có thể cải thiện tinh thần của đồng nghiệp đó!
Tự nhận thức về cảm xúc cá nhân
Bạn có thể sử dụng kỹ năng này để điều chỉnh hành vi của mình trước khi nó trở thành vấn đề đối với khách hàng hoặc đồng nghiệp. Ví dụ, nếu bạn đang gặp khó khăn và bế tắc trong khi giải quyết công việc, thì việc nhận thức được điều này chỉ là giai đoạn sẽ giúp bạn chuyển sự tập trung sang những cảm xúc tích cực hơn, từ đó dẫn đến các suy nghĩ tích cực hơn. Chắc chắn, điều này có thể mang bạn đến với các giải pháp thay vì cảm thấy hoang mang.
Nâng cao hiệu quả
Khi bạn đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc của người khác, bạn có thể đưa ra quyết định dễ dàng và hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn. Ví dụ: Một người đồng nghiệp mới đang gặp khó khăn trong việc làm quen với môi trường mới nhưng cũng ngại nói, bạn phát hiện điều này và chủ động hướng dẫn và giúp đỡ họ hòa nhập. Sự hòa nhập hiệu quả của đồng nghiệp mới này giúp anh/cô ấy làm việc tốt hơn và nâng năng suất làm việc của nhóm lên.
Tiến xa hơn trong sự nghiệp
EQ và kỹ năng lãnh đạo đi đôi với nhau. Càng tiến xa hơn sự nghiệp thì EQ và khả năng lãnh đạo càng đóng vai trò quan trọng giúp bạn đảm đương vị trí đó một cách hiệu quả hơn là các kiến thức chuyên môn. Các khả năng như kiên nhẫn, tích cực lắng nghe, lạc quan và đồng cảm có thể giúp bạn thăng tiến lên vai trò lãnh đạo hoặc được thăng chức, tăng lương.
Khuyến khích người khác phát triển
Khác với chỉ số thông minh IQ (là của ai nấy sở hữu) thì EQ có nguồn gốc từ cảm xúc nên rất dễ lây lan đến những người xung quanh. Chỉ cần có một người cảm thấy lạc quan và hướng đến giải pháp thì những người xung quanh cũng có thể cảm nhận được và thể hiện lại tương tự. Vì thế, việc thể hiện rõ ràng động lực, sự đồng cảm, trách nhiệm và tinh thần đồng đội có thể khuyến khích tập thể của bạn làm theo.
Làm thế nào để cải thiện EQ trong công việc?
EQ có thể là một đóng góp đáng kể cho sự thành công trong công việc. Cải thiện trí EQ có thể truyền cảm hứng cho nhóm của bạn và thúc đẩy môi trường làm việc tích cực cho mọi người.
Dưới đây là năm bước để cải thiện EQ ở nơi làm việc:
1. Xác định điểm yếu của bạn
Trước khi bạn bắt đầu cải thiện EQ của mình, bạn nên xác định những điểm yếu của mình. Tự đánh giá điểm yếu cảm xúc của mình cho phép bạn hướng dẫn bản thân trở thành một người giao tiếp thấu hiểu hơn.
Ví dụ: bạn có thể rất giỏi trong việc giúp đỡ những người bằng lời nói cho bạn biết cảm giác của họ, nhưng bạn có thể không hiệu quả trong việc nhận biết giao tiếp phi ngôn ngữ. Hãy suy nghĩ trung thực khi viết về những điểm yếu của bạn và thường xuyên nhìn lại danh sách để xác định những thay đổi của bạn.
2. Xem và đánh giá lại EQ hiện tại của bạn
Sau khi tự đánh giá điểm yếu của mình, hãy tiếp tục đánh giá bằng cách xem lại EQ của bạn. Nhìn lại email và tin nhắn văn bản của bạn giúp bạn có khả năng suy ngẫm về cách bạn xử lý các tình huống khác nhau. Ví dụ, bạn nhận ra trong một tình huống giao tiếp bạn đáng lẽ có thể đáp lại ai đó một cách khéo léo hơn cách bạn đã nhắn. Suy ngẫm về giao tiếp của bạn cho phép bạn hiểu cách xử lý các tình huống tương tự trong tương lai hiệu quả hơn.
3. Tiếp nhận phản hồi
Để hiểu được xu hướng cảm xúc của bạn, nhận được phản hồi từ những người bạn tin tưởng có thể giúp ích rất nhiều. Những người này sẽ bày tỏ chân thành về cách bạn giao tiếp và phản hồi bạn nhận được có thể đáng tin tưởng.
Bạn có thể cân nhắc nhờ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cho biết bạn giao tiếp với mọi người như thế nào. Sử dụng lời khuyên này để hiểu người khác có thể nhìn nhận bạn như thế nào và bạn có thể làm gì để tạo ra thay đổi tích cực.
4. Nhờ sự giúp đỡ
Để cải thiện EQ trong công việc, hãy cân nhắc sự giúp đỡ từ người quản lý hoặc người hướng dẫn. Giải thích mong muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp hoặc kỹ năng lãnh đạo của bạn và hỏi những gì họ sẽ đề xuất giúp bạn thực hiện điều này.
Ví dụ: bạn có thể cân nhắc tham gia một hội thảo đào tạo hoặc tham gia vào một hoạt động tại nơi làm việc có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ nhóm.
5. Luyện tập hàng ngày
Tất cả những điều trên bạn cần lưu ý và xem xét thường xuyên cũng như thực hiện hàng ngày. Xác định điểm yếu của bạn, nhờ sự trợ giúp và phản hồi có thể cung cấp cho bạn danh sách các lĩnh vực cần cải thiện.
Một số nhiệm vụ có thể chỉ liên quan đến bản thân bạn, chẳng hạn như soi gương để cải thiện ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của bạn. Các nhiệm vụ khác có thể bao gồm giao tiếp với nhiều người để rèn luyện EQ của bạn trong thực tế. Nỗ lực cải thiện EQ có thể giúp bạn tiến bộ trong sự nghiệp đồng thời truyền cảm hứng cho những người khác cũng làm như vậy.
Tạm kết
Trong môi trường làm việc hiện đại, vai trò của EQ thực sự quan trọng với sự phát triển cá nhân và cả trong tập thể mà bạn làm việc. Hơn thế nữa, việc trau dồi và cải thiện EQ không hề khó, việc bạn biết về EQ là gì cũng đủ để thúc đẩy bản thân bạn điều chỉnh. Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn một gợi ý hay ho để áp dụng trên con đường phát triển sự nghiệp! Chúc bạn may mắn!
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn