Gig Worker là gì? Những công việc phổ biến dành cho Gig Worker?

Gig Worker là một khái niệm mới lạ tại Việt Nam, nhưng thực chất vốn đã tồn tại từ rất lâu. Đây là cách gọi mà chúng ta phát minh ra để chỉ những người làm việc không chính thức cho một tổ chức công ty. Vậy cụ thể Gig Worker là gì? Cơ hội công việc cho nhóm người này có phổ biến không? Cũng như những mặt lợi và hại khi trở thành một Gig Worker.

Gig Worker là gì? Những công việc phổ biến dành cho Gig Worker?
Gig Worker là gì? Những công việc phổ biến dành cho Gig Worker?

Gig Worker ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lực lượng lao động, góp phần vào sự gia tăng của các dịch vụ làm việc theo từng dự án và công việc tự do (freelance jobs).

Sự phát triển của Gig Economy đã gia tăng số lượng các chuyên gia đang tìm kiếm một con đường sự nghiệp phi truyền thống, những người có thể tìm thấy nhiều cơ hội khác nhau trong nhiều ngành khác nhau. Từ công nghệ và Marketing đến xây dựng và thương mại và còn nhiều cơ hội công việc khác nữa dành cho Gig Worker mà chúng ta sẽ được lần lượt tìm hiểu sau đây!

Gig Worker là gì?

Một Gig Worker trước hết cũng là những người thuộc thị trường lao động, thay vì nhận được khoản thu nhập thường xuyên và cố định, họ nhận tiền lương dựa trên các dự án có thời hạn, hoặc theo thỏa thuận trên hợp động “gig" mà họ hoàn thành

Điều này tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, nơi người sử dụng lao động chỉ có thể trả tiền cho đầu việc mà một Gig Worker thực hiện. Gig economy là môi trường làm việc và nghề nghiệp mà các chuyên gia này làm việc.

Chú thích:
  • Gig (thời vụ) : là một từ lóng chỉ một công việc kéo dài trong một khoảng thời gian xác định;
  • Gig economy: là một thị trường lao động tập trung mạnh vào các công việc ngắn hạn, tự do và hợp đồng được hoàn thành bởi những người làm việc với tư cách là người điều hành riêng lẻ, trái ngược với nhân viên chính thức, toàn thời gian.

Có mấy kiểu Gig Worker?

Có rất nhiều kiểu Gig Worker khác nhau tham gia vào thị trường lao động, tùy thuộc vào tính chất của ngành và nhà tuyển dụng. Các Gig Worker có thể làm việc trong nhiều ngành công nghiệp và một số kiểu Gig Worker phổ biến nhất sau đây:

1. Freelancers

Những Freelancers chiếm đa phần lượng lao động Gig Worker, trong các ngành như IT, Marketing, consulting, viết lách, v,v. 
Nhiều Gig Worker là Freelancers thường đảm nhận các dự án khác nhau cùng lúc, chẳng hạn như viết content cho website của công ty, Web Developer hoặc cung cấp dịch vụ training cá nhân và tổ chức. 

Đôi khi những Gig Worker này có những client dài hạn trả tiền cho họ trên cơ sở từng dự án.

2. Đào tạo

Ngành giáo dục cũng đang mở rộng sang Gig economy, nơi các gia sư và giáo viên cá nhân có thể tìm thấy nhiều vị trí khác nhau mà không theo một kịch bản tuyển dụng truyền thống. 

Ví dụ, có nhiều cơ hội cho các giảng viên làm việc ở các vị trí tạm thời vào các thời điểm khác nhau trong năm thưởng gọi là thỉnh giảng, đặc biệt là các giáo viên làm việc ở nước ngoài. Tương tự như vậy, các gia sư làm việc trong nhiều khóa học khác nhau và nhiều học viên khác nhau và điều này mang đến nhiều lựa chọn và điều chỉnh đa giảng trong công việc đào tạo cho cả người học và người giảng dạy.

Làm gia sư là một trong những kiểu Gig Worker phổ biến và đã xuất hiện từ rất lâu
Làm gia sư là một trong những kiểu Gig Worker phổ biến và đã xuất hiện từ rất lâu

3. Thợ xây dựng và sửa chữa

Ngành xây dựng nói chung là một trong những ngành phổ biến nhất để tìm kiếm Gig Worker. Từ thợ điện và thợ ống nước đến thợ hàn và thợ mộc, nhiều Gig Worker tìm được việc làm với mức lương cao theo từng dự án trong ngành xây dựng và thương mại.

Ngoài ra, nếu họ có trình độ và kinh nghiệm cao như bậc kiến trúc sư và kỹ sư công trường cũng có thể kiếm được thu nhập cao khi làm việc như một Gig worker.

4. Tài chính

Kế toán, nhà hoạch định tài chính và thậm chí môi giới chứng khoán là một số trong số ngành nghề có thể tham gia vào lực lượng lao động Gig Worker. Với năng lực làm việc kèm kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao, vì vậy những Gig Worker trong lĩnh vực tài chính có tiềm năng kiếm được thu nhập khá hấp dẫn với trình độ phù hợp.

5. Dịch vụ ăn uống và khách sạn

Nhiều Gig Worker tìm thấy cơ hội kiếm được thu nhập hấp dẫn khi làm việc trong các ngành dịch vụ ăn uống và khách sạn. Ví dụ, nhân viên phục vụ ăn uống, đầu bếp cá nhân, người pha chế và nhân viên chuẩn bị thực phẩm. Ngoài ra, những người làm việc độc lập, môi giới cho các dịch vụ thuộc ngành này cũng được xem là Gig Worker.

6. Dịch vụ vận chuyển

Với sự phát triển của công nghệ thì ngày nay các công việc trong dịch vụ vận chuyển và không thể phụ nhận rằng lực lượng lao động Gig Worker chiếm số lượng áp đảo và gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.

Top 5 công việc phổ biến dành cho Gig worker

1. Freelance writer

Nhiệm vụ chính: Các Freelance writer đảm nhận các dự án hợp đồng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ, luật, giáo dục và kinh doanh. Freelance writer cũng có thể làm việc với nhiều phong cách viết khác nhau, chẳng hạn như các bài báo, tạp chí, viết sách, thực viết báo cáo nghiên cứu, đơn đề xuất tài trợ, các nội dung hướng dẫn kỹ thuật, quảng cáo, tài liệu marketing được hiển thị thông qua in ấn và cả dạng digital.

2. Nhà thiết kế đồ họa (Graphic designer)

Rất nhiều Graphic Designer ngày nay chọn làm việc với hình thức như một Gig Worker
Rất nhiều Graphic Designer ngày nay chọn làm việc với hình thức như một Gig Worker

Nhiệm vụ chính: Các nhà thiết kế đồ họa thường làm việc trên các dự án liên quan đến một loạt các khái niệm và ứng dụng thiết kế trực quan. Các nhà thiết kế đồ họa thường phát triển các khái niệm trực quan bằng kỹ thuật vẽ tay và phần mềm máy tính, và họ truyền đạt những ý tưởng này theo nhiều cách khác nhau bao gồm quảng cáo, marketing, đồ họa trên tạp chí,...

3. Gia sư

Nhiệm vụ chính: Gia sư làm việc với học sinh ở mọi lứa tuổi và cấp lớp để hỗ trợ việc học của các em. Gia sư thường giúp củng cố các khái niệm mà giáo viên chính thức đã dạy trong lớp. Gia sư có thể làm việc ở tất cả các môn học, đa phần các môn chính như toán và ngữ văn, cùng với các môn chuyên biệt hơn tùy thuộc vào trình độ học tập và nhu cầu của học sinh.

4. Shippers

Nhiệm vụ chính: Shippers vận chuyển hàng hóa như thực phẩm, gói hàng và hàng hóa thương mại và cũng có thể vận chuyển hành khách. Có thể có các yêu cầu về policy khác nhau tùy thuộc vào tính chất của dịch vụ vận tải và đơn vị cần dịch vụ vận chuyển mà các shipper có thể làm cho một hoặc nhiều đơn vị khác nhau cùng lúc hoặc chỉ được làm một đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định.

5. Web developer

Nhiệm vụ chính: Các Web developer là những chuyên gia thiết kế và triển khai chương trình và hệ thống phần mềm và các yếu tố thiết kế để tạo ra các website. Họ thường sẽ thực hiện các dự án mới liên tục và có thể cùng lúc nhiều dự án để kiếm thu nhập.

Web Developer muốn được lựa chọn và làm các dự án mà họ thích thì rất phù hợp để là Gig Worker
Web Developer muốn được lựa chọn và làm các dự án mà họ thích thì rất phù hợp để là Gig Worker

Những mặt lợi thế và hạn chế khi là một gig worker

Lợi thế của gig worker

Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét một số lợi ích khi trở thành Gig Worker:

  • Tính linh hoạt: Có thể làm việc ở bất cứ đâu họ muốn và bất cứ khi nào. Họ có thể làm việc theo giờ phù hợp với nhu cầu của họ và cũng có thể làm việc điều chỉnh theo sinh hoạt của gia đình. Tính linh hoạt cung cấp một trong những lý do phổ biến nhất để chọn trở thành Gig Worker.
  • Độc lập: Bạn không phải lo lắng về việc bị giám sát chi tiết khi bạn là Gig Worker. Không có người sếp nào sẽ theo dõi giờ giấc thường xuyên của bạn hoặc phê duyệt thời gian nghỉ phép. Nói chung, bạn nhận một nhiệm vụ và hoàn thành công việc theo cách bạn muốn (mặc dù vẫn có một thời hạn cuối cùng và yêu cầu bạn trình bày các lịch trình cho các nhiệm vụ mà bạn tự do lên lịch trình).
  • Có nhiều lựa chọn: Bạn có thể chọn xem xét và chọn lựa các dự án bạn hứng thú và phù hợp. Điều này giúp công việc luôn mới mẻ và hứng khởi, thay vì phải thực hiện các dự án do công ty yêu cầu khi bạn làm việc chính thức.
  • Thu nhập có thể nhiều hơn: Clients có thể chọn trả cho bạn nhiều hơn khi là một Gig Worker vì họ không phải chi cho các khoản Benefits theo luật dành cho lao động chính thức. Bạn cũng có thể yêu cầu chi trả thêm cho các công việc bao gồm cuộc họp và cuộc gọi.

Hạn chế của gig worker

Hãy xem xét những mặt trái của việc trở thành một nhân viên hợp đồng trước khi bạn nói với sếp rằng bạn sẽ rời đi để có một "cuộc sống tốt đẹp hơn". Bạn:

  • Không có các quyền lợi như nhân viên chính thức: Một trong những nhược điểm lớn nhất là thiếu các quyền lợi như một người đi làm toàn thời gian. Đồng thời bạn cũng không thể có các khoản trợ cấp thất nghiệp, nghỉ ốm có lương hoặc các phúc lợi khác. Bạn tự phải mua BHYT tư nhân, BHXH của riêng bạn. Bạn cần sự tư vấn tài chính đáng tin cậy cũng như có một kế hoạch thu chi khác biệt.
  • Phải tự nộp thuế: Bạn phải tự nộp các khoản thuế khi là một Gig Worker.
  • Thiếu cảm giác gắn bó: Cũng giống như những người làm việc từ xa và tại nhà có thể bạn sẽ đối mặt với cảm giác cô lập và thiếu sự gắn bó nhất định về mặt xã hội trong công việc. Ngay cả khi bạn thường xuyên gặp gỡ các nhân viên chính thức khác, thì bạn cũng không thuộc về một tập thể nào đó.
  • Phải nỗ lực tìm kiếm các dự án và công việc thường xuyên: Bạn có thể liên tục phải tìm kiếm các cơ hội công việc. Điều này có thể gây ra một số căng thẳng lớn khi bạn đối mặt với sự thay đổi các công việc tiếp theo và thường bối rối không biết bắt đầu từ đâu.
  • Tồn tại những ràng buộc nhất định: Dù Gig Worker có nhiều lựa chọn và có thể tự do điều chỉnh thời gian làm việc của mình nhưng họ cũng có những ràng buộc với các tổ chức mà họ tham gia thời vụ được quy định trong một hợp đồng. Tự do nhưng đòi hỏi khả năng tự làm chủ tốt.
  • Phải giữ Profile và CV thu hút. Đây cũng là một khó khăn khi các dự án và công việc của bạn có thể thay đổi thường xuyên và nhiều thì sẽ thử thách bạn luôn giữ cho profile của mình thật tốt. Việc này đảm bảo bạn có thể tìm được các dự án, công việc thời vụ tiếp theo cùng với những quyền lợi bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng

Bạn có thích hợp để trở thành Gig worker?

Mặc dù hình thức làm việc như một Gig Worker ngày càng trở nên phổ biến, nhưng không phải ai cũng phù hợp với phong cách tự do và đơn độc này. Nếu bạn đang cân nhắc trở thành một Gig Worker thì có thể tự trả lời các câu hỏi dưới đây:

Những câu hỏi để xem liệu bạn có phù hợp là một Gig Worker: 
  • Tôi có thể có những kỹ năng nào? Tôi có cần cải thiện chúng không?
  • Tôi có thể ứng phó và chấp nhận với sự thay đổi liên tục không?
  • Tôi có phải là người chủ động bắt đầu và hoàn thành công việc không?
  • Thị trườngsẵn sàng trả tiền cho những gì tôi có thể cung cấp không?
  • Tôi thích cơ cấu văn phòng hơn hay sự linh hoạt hơn?
  • Tôi có đủ động lực để tạo ra thu nhập mà tôi cần không?
  • Tôi có thể quản lý các chi phí phát sinh từ công việc và các khoản phí của riêng mình không?
  • Tôi có thể chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra không?
  • Tôi sẽ tìm nhà tuyển dụng như thế nào và họ ở đâu?

Điều tuyệt vời khi trở thành một Gig worker là không có một cách đúng và nhất định để làm điều đó. Có thể bạn đã trả lời “không” cho một vài câu hỏi trên nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa là bạn không thể trở thành Gig Worker mà có thể là bạn chỉ đang thiếu một số động lực quan trọng để trở thanh một Gig Worker. Tìm hiểu các động lực này ở phần tiếp theo.

Làm thế nào để trở thành một Gig Worker?

Hướng dẫn tìm việc dành cho Gig Worker

1. Hiểu ngành nghề và lĩnh vực công việc

Bạn cần có hiểu biết sâu sắc về ngành, lĩnh vực hoặc vai trò mà bạn muốn làm việc. Ví dụ: nếu bạn quan tâm đến việc phát triển web thì bạn phải thành thạo các công việc của một Web Developer, với các bằng cấp chứng nhận mà thị trường việc làm chung của ngành này cần.

2. Xây dựng Portfolio của bạn

Bất kể bạn muốn theo đuổi công việc trong lĩnh vực nào, điều quan trọng là bạn phải có phương tiện để truyền đạt bằng chứng về kinh nghiệm, kỹ năng và sự thành thạo trong công việc của bạn. Ví dụ, khi làm phát triển Web bạn cần có một danh sách Portfolio những sản phẩm mà dự án mà bạn đã tham gia hoàn thành, càng cụ thể là sử dụng ngôn ngữ và kỹ thuật công nghệ nào càng tốt.

3. Tìm các cơ hội việc làm trên các nền tảng tuyển dụng.

Hơn bất kì hình thức làm việc nào khác thì khi làm việc như một Gig Worker thì việc sử dụng các nền tảng tuyển dụng là nguồn cung các cơ hội phổ biến và đa dạng nhất. Khi sử dụng bạn hãy đảm bảo tài khoản của mình đã có đầy đủ các thông tin quan trọng trong Profile.

Bao gồm các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của bạn (nếu có) cùng với các chi tiết bằng cấp, chứng nhận liên quan đến ngành nghề bạn làm việc.

4. Tham gia các cộng đồng Gig Worker theo chuyên môn

Bên cạnh các nền tảng tuyển dụng bạn có thể tận dụng thêm các social media phổ biến với tư cách là một Gig worker sẵn sàng tham gia các cơ hội công việc. Điều chỉnh các thông tin và profile liên quan đến ngành nghề của bạn càng nhiều càng tốt trên các tài khoản này.

Mẹo để có được công việc dành cho Gig Worker 

  • Phát triển bộ kỹ năng của bạn.

Cam kết liên tục phát triển các kỹ năng bạn cần cho nghề nghiệp. Ví dụ: nếu bạn đang freelance writer, hãy thường xuyên học các phong cách viết mới, cải thiện tỷ lệ lỗi hoặc các khía cạnh khác liên quan đến hiệu suất công việc của bạn.

  • Xây dựng network các mối quan hệ công việc và theo ngành nghề.

Gặp gỡ và giao lưu với nhiều người trong ngành nghề và cả lĩnh vực mà bạn làm việc. Điều này có thể giúp bạn xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp, trong tương lai, có thể dẫn đến nhiều cơ hội công việc hơn cho bạn.

Chia sẻ và public portfolio của bạn. Luôn tìm cách chia sẻ portfolio  và nói về công việc của bạn, đặc biệt là với những nhà tuyển dụng tiềm năng mà bạn cảm thấy có thể cần đến khả năng của bạn. Ngoài ra, nếu không liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin bạn có thể public portfolio công việc trong một đường link trên các profile mạng xã hội của bạn chẳng hạn như LinkedIn và Facebook.

  • Luôn chào đón sự giới thiệu và nhờ giới thiệu.

Bất cứ khi nào bạn hoàn thành một dự án hoặc một công việc cho công ty clients, hãy nhờ họ cung cấp lời đề xuất và giới thiệu bạn trong tương lai tới các mối qua hệ khác của họ. Đồng thời, bạn càng có thể sử dụng các phản hồi đánh giá và đề xuất của client trước đây (thậm chí cả đối tác làm việc hoặc đồng nghiệp) của mình sẽ giúp bạn mở rộng các cơ hội cũng như nhánh chóng có deal các dự án mới.

  • Tham dự các sự kiện kết nối.

Hãy nghĩ đến việc tham dự các sự kiện kết nối được tổ chức thường xuyên dành cho nhân sự, chẳng hạn như job fair - ngày hội việc làm, hội nghị và hội thảo phát triển nghề nghiệp. Đây là những địa điểm tuyệt vời để gặp gỡ các client tiềm năng.

Top 10 động lực cần thiết của một Gig Worker

Dựa trên nghiên cứu và sưu tầm về động lực tại nơi làm việc thì có được 48 động lực chính thúc đẩy khả năng của người lao động

Dưới đây là 10 động lực quan trọng nếu bạn muốn trở thành một Gig Worker thành công:

  • Tiên phong: Chúng tôi nhận thấy rằng những người có động lực cao đối với việc tiên phong, tự giác không đợi người khác chịu trách nhiệm và nhanh chóng bắt tay vào việc. Họ cảm thấy tràn đầy sinh lực trước những cơ hội. Đây là tố chất bạn sẽ cần có của một Gig Worker vì khi cơ hội đến bạn chỉ có vài giây để xác nhận mà không bị người khác tranh mất.
  • Các giải pháp thay thế: Những người có động cơ hướng tới các lựa chọn thay thế cực kỳ linh hoạt và thích giữ cho các lựa chọn của họ luôn mở rộng thì cũng có xu hướng sáng tạo, thích tìm kiếm và tạo ra các lựa chọn mới cho các dự án. Đây là động lực và tố chất hoàn hảo để phù hợp với hình thức làm việc không thể đoán trước được như Gig worker.
  • Bản lĩnh nhận toàn bộ trách nhiệm: Những người có động cơ cao đối với trách nhiệm thích làm việc mà không bị giám sát đối với các nhiệm vụ được xác định rõ ràng, hơn là chia sẻ trách nhiệm với một nhóm. Với tư cách là một Gig Worker, bạn cần phải có khả năng làm chủ công việc và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các hợp đồng dự án và công việc thời vụ của mình.
  • Điều hướng mục tiêu và vấn đề: Trong các nghiên cứu đã chỉ ra hai động lực: Điều hướng mục tiêu (được thúc đẩy bằng cách làm việc hướng tới sứ mệnh và mục tiêu) và điều hướng vấn đề (quan tâm đến việc dự đoán, ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề) chính là tố chất cần có của một Gig Worker.
  • Sự khác biệt và thay đổi: Bạn thích sự thay đổi và đa dạng như thế nào? Việc có mức độ thay đổi cao và sự khác biệt sẽ rất phù hợp nếu bạn muốn là một Gig Worker. Thay đổi yêu cầu sự thích nghi nhanh chóng. Sự khác biệt yêu cầu ở bạn khả năng tiên phong. Nếu bạn không thích sự thay đổi thường xuyên cũng như sự khác biệt thì có thể công việc của một Gig Worker sẽ khiến bạn căng thẳng
  • Quyết đoán: Tính quyết đoán đề cập đến mức độ quan trọng của bạn đối với các quy tắc và tiêu chuẩn và mức độ thoải mái khi bạn nói với người khác về những gì mong đợi ở họ. Vì bạn sẽ làm việc một mình và không quản lý bất kỳ nhân viên nào nên bạn không cần phải có mức độ quyết đoán cao. Tuy nhiên, là một nhân viên biểu diễn, bạn sẽ cần ít nhất một sự quyết đoán vì bạn sẽ cần phải là người làm chủ cho chính mình, không ai khác sẽ lên tiếng thay bạn.
  • Tham vọng về thu nhập: Nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nhân thành công thường tập trung cao độ vào doanh thu, nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ làm việc vì tiền. Thay vào đó, tiền bạc sẽ là động lực để làm việc. Khi góc nhìn của bạn nghiêng về doanh số bạn sẽ có những giải pháp duy lý hiệu quả để lèo lái cuộc sống của mình khi làm việc như một Gig Worker. Bạn luôn cần biết mình sẽ làm gì và với cường độ như thế nào để có được con số mong muốn.
  • Tính nhất quán thấp: Tính nhất quán cao phù hợp với một tập thể hơn làm việc cá nhân. Tính nhất quán đối với Gig Worker nên ở mức độ trung bình thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với các thay đổi thường xuyên và linh hoạt.
  • Sẵn sàng học hỏi: Kỹ năng rất quan trọng. Để phát triển mạnh trong nền kinh tế mới này, bạn phải sẵn sàng học hỏi những điều mới để đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình.
  • Kỹ năng business: Bên cạnh ngành nghề mà bạn làm việc bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng ngoại giao và các phương pháp như một người bán hàng để thuyết phục các clients tiềm năng chọn bạn. Các kỹ năng đối nhân xử thế khéo léo sẽ giúp bạn tự giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn khi chính bạn phải chịu trách nhiệm chính mình trong các dự án và công việc.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào đầu năm 2020, những công việc trước đây không được đánh giá cao đột nhiên trở nên “cần thiết”. Do các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội đã gia tăng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm dành cho Gig Worker chẳng hạn như làm việc cho các ứng dụng giao hàng, được xem là cứu tinh khi hàng triệu người bị lockdown phải dựa vào họ cho các nhu cầu hàng hóa thiết yếu.

Sự cắt giảm trước và trong đại dịch đã khiến cho tâm lý các nhân viên làm việc chính thức hoang mang và nhận ra rằng đây không phải luôn là lựa chọn ổn định và an toàn như họ nghĩ. Khi là một nhân viên chính thức, bạn có một công việc. Mất công việc đó, và bạn mất 100% thu nhập (trừ khi bạn nhận được trợ cấp thất nghiệp). Nhưng khi bạn là Gig Worker, bạn có nhiều công việc theo hợp đồng. Mất một hoặc thậm chí một vài thì bạn vẫn còn một số công việc đang tiếp tục, vả lại bạn đã quen với khả năng và năng lực xoay xở của mình.

Kết luận

Với sự thay đổi của thị trường đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó làm việc như một Gig Worker là lựa chọn khá thú vị, đặc biệt là với những người trẻ đang cần tích lũy nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề mình theo đuổi. Mong rằng nội dung này đã giúp bạn đọc hiểu được Gig Worker là gì cũng như cung cấp thêm nhiều hướng đi cho con đường sự nghiệp của bạn.


Tin tức liên quan

Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!

Kỹ năng làm việc| 2024-12-25
Từ chối một công việc, một lời mời hay một cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nghệ thuật từ chối, cách để

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

Kỹ năng làm việc| 2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!