Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT
Hard Skills và Soft Skills là 2 loại kỹ năng được nhắc đến rất nhiều trong các câu chuyện liên quan tới việc làm. Đối với ngành IT thì những tiêu chí này cũng giữ vai trò quyết định trong quá trình tuyển dụng cũng như khả năng thăng tiến trong thời gian làm việc. Vậy, Hard Skills là gì? Soft Skills là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong ngành IT? Thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
Hard Skills là gì? Tầm quan trọng của Hard Skills trong ngành IT
Hard Skills giữ vai trò như thế nào trong ngành IT?
Soft Skills là gì? Ngành IT có thực sự cần kỹ năng mềm?
Độ quan trọng của Soft Skills trong ngành IT
Hard Skills là gì? Tầm quan trọng của Hard Skills trong ngành IT
Hard Skills được xem là phần quan trọng nhất trong lĩnh vực IT. Tất cả các lập trình viên nếu muốn có công việc, vị trí tốt, mức lương cao thì Hard Skills cần phải vượt trội.
Khái niệm Hard Skills
Hard Skills chính là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng về chuyên ngành mà bạn học, làm việc. Ở trong ngành IT chính là toàn bộ những kiến thức về lập trình, công nghệ và kỹ thuật.
Mỗi lĩnh vực IT sẽ cần những Hard Skills khác nhau. Đây chính là yếu tố tiên quyết giúp lập trình viên có thể thực hiện công việc và hoàn thành dự án.
Hard Skills cần một quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài. Kể cả khi đi làm thì quá trình học tập cũng không dừng lại. Trong môi trường IT điều này lại càng đúng khi công nghệ, kỹ thuật không ngừng phát triển.
- Ngôn ngữ lập trình & phát triển phần mềm: C++, Python, JavaScript, Ruby,..
- Quản trị hệ thống & mạng: Sự hiểu biết về hệ điều hành, bảo mật, cấu hình và quản lý tài nguyên IT. Thực hiện cấu hình sau khi cài đặt và tiếp tục duy trì hệ thống, mạng.
- Cơ sở dữ liệu: Nắm vững các kỹ năng làm việc với cơ sở dữ liệu như SQL, Oracle,...
- An ninh thông tin: Thành thạo các kỹ năng kiểm tra xâm nhập, bảo mật mạng bằng cách mã hóa và quản lý rủi ro.
- Phân tích và thiết kế: Phân tích yêu cầu khách hàng, thiết kế kiến trúc, xây dựng hệ thống giải pháp tối ưu.
- Kỹ năng công nghệ khác: Phân tích dữ liệu, Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, công nghệ đám mây,...
Hard Skills giữ vai trò như thế nào trong ngành IT?
Nhiều người hiện nay vẫn có sự so sánh giữa Hard Skills và Soft Skills. Cả 2 kỹ năng này có vẻ vẫn khá cân bằng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên đối với IT thì kỹ năng cứng chính là cốt lõi.
Nếu bạn muốn hoàn thành một sản phẩm, một phần mềm hoặc một dự án IT thì chắc chắn bạn cần phải biết lập trình. Ngoài ra, việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình, phần mềm nào để thực hiện cũng quyết định độ hiệu quả của dự án.
Một doanh nghiệp muốn có nhiều sản phẩm chất lượng thì cần có các lập trình viên giỏi chuyên môn. Ngược lại, khi bạn có kỹ năng chuyên môn tốt thì lương thưởng, đãi ngộ nhận được cũng sẽ rất cao.
Đối với lập trình viên thì Hard Skills còn mang lại khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Nếu có lỗi xuất hiện thì những kỹ năng chuyên môn sẽ giúp lập trình viên giải quyết tối ưu.
Soft Skills là gì? Ngành IT có thực sự cần kỹ năng mềm?
Soft Skills là yếu tố quan trọng đối với mọi lĩnh vực và IT cũng không phải ngoại lệ. Tuy vậy lập trình viên vẫn được xem là một trong những đối tượng có kỹ năng mềm tương đối yếu.
Khái niệm Soft Skills
Soft Skills hay kỹ năng mềm là tất cả những gì thuộc về đặc tính, thói quen làm việc với bản thân và những người xung quanh.
Nếu Hard Skills là cốt lõi để hình thành, xây dựng công việc thì Soft Skills chính là môi trường để phát triển công việc đó.
- Giao tiếp: Diễn đạt ý kiến rõ ràng, hiệu quả. Biết cách lắng nghe, thấu hiểu người khác. Khả năng nói chuyện và thuyết phục người khác.
- Làm việc nhóm: Khả năng hợp tác hiệu quả với mọi người trong một nhóm. Chia sẻ kiến thức, thông tin, thể hiện sự tôn trọng và giải quyết mâu thuẫn. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Lãnh đạo: Khả năng định hướng, lên kế hoạch cho dự án. Hướng dẫn, truyền động lực cho mọi người.
- Quản lý thời gian: Lập kế hoạch, phân chia công việc khoa học. Sử dụng thời gian một cách phù hợp để đảm bảo tiến trình công việc.
- Giải quyết vấn đề: Phân tích, tìm ra giải pháp và giải quyết khi công việc xảy ra trục trặc.
- Linh hoạt: Thích ứng, thích nghi với môi trường, hoàn cảnh mới. Sáng tạo trong công việc, tìm ra giải pháp tối ưu.
- Tư duy phản biện: Khả năng đặt câu hỏi, suy luận logic và phản biện với những lỗi sai trong dự án.
- Tinh thần làm việc: Kiểm soát stress, áp lực, duy trì sự bình tĩnh và tích cực.
- Tự học: Liên tục học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới. Không ngừng tìm hiểu các kiến thức về công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng bản thân.
Độ quan trọng của Soft Skills trong ngành IT
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 kỹ năng cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực. Đối với dân IT thì kỹ năng mềm vốn dĩ là điểm yếu nhưng đang được cải thiện.
Soft Skills mang lại khả năng giao tiếp, tương tác tốt với mọi người. Không chỉ đồng nghiệp, cấp trên mà cả khách hàng đều sẽ ấn tượng khi bạn biết cách trình bày, thuyết phục và lắng nghe.
Soft Skills là yếu tố bổ trợ cực kỳ quan trọng cho Hard Skills. Nhờ các kỹ năng mềm mà bạn có thể thể hiện những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình một cách đơn giản.
Ngoài ra, nếu gặp những khó khăn, trục trặc thì kỹ năng mềm cũng giúp lập trình viên có cách xử lý tối ưu. Những vấn đề về thời gian, mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng sẽ trở nên tốt hơn.
Đặc biệt, Soft Skill giúp bạn liên tục phát triển, học hỏi và cập nhật kiến thức mới. Điều này là cực kỳ có lợi trong ngành IT - lĩnh vực luôn có sự đổi mới và phát triển từng ngày.
So sánh trực quan Hard Skills và Soft Skills trong ngành IT
Nếu so sánh trong nhiều lĩnh vực kinh tế thì kỹ năng mềm vẫn được đánh giá cao hơn. Điều này là vì Soft Skills đôi khi khó phát triển và thuộc về bản năng. Trong khi đó Hard Skills lại có thể đào tạo được.
Tuy nhiên nếu nói về IT nói riêng và kỹ thuật nói chung thì Hard Skills lại đóng vai trò cốt lõi. Không có kỹ năng chuyên môn thì bạn tuyệt đối không thể làm lập trình viên hay các công việc tương tự.
- Là những kỹ năng chuyên môn về lập trình cụ thể, có thể đo lường được. Lập trình viên có thể học, hoàn thành khóa học và nhận bằng chứng nhận về kỹ năng cứng.
- Kỹ năng lập trình thường có tính ổn định, phát triển trên nền tảng gốc. Một nền tảng lập trình có thể áp dụng trong nhiều môi trường và dự án khác nhau.
- Hard Skills là điều bắt buộc cần có để thực hiện các dự án, công việc hàng ngày.
- Là những kỹ năng khó đo lường chính xác và chỉ liên quan đến khả năng tương tác với người khác, cách làm việc hiệu quả.
- Soft Skills cần tính linh hoạt. Nó được áp dụng tùy theo hoàn cảnh, ngữ cảnh và từng người.
- Kỹ năng mềm quan trọng để tương tác và phát triển trong một môi trường. Nó giúp lập trình viên xây dựng được mối quan hệ và đạt nhiều thành công hơn.
Mẹo cải thiện Hard Skills và Soft Skills trong ngành IT
Nếu bạn vừa có Hard Skills tốt lại biết phát huy Soft Skills thì chắc chắn công việc sẽ cực kỳ thuận lợi. Đặc biệt, đây chính là 2 yếu tố giúp bạn có sự thăng tiến vượt bậc về cả vị trí lẫn lương thưởng.
- Liên tục học tập: Đọc sách, tham gia khóa đào tạo, khóa học để liên tục theo dõi, nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới.
- Thực hành: Áp dụng các kiến thức lập trình vào dự án thực tế hoặc tạo ra sản phẩm.
- Tham gia dự thi: Tham gia thi lấy các chứng chỉ về IT hoặc gia nhập các dự án liên quan.
- Rèn luyện giao tiếp: Tập nói chuyện một cách rõ ràng, tự tin. Lắng nghe đồng nghiệp, khách hàng và trả lời họ một cách tận tâm.
- Rèn luyện teamwork: Tham gia hội nhóm, tích cực đóng góp, chia sẻ với mọi người. Làm việc một cách nghiêm túc và truyền động lực cho người khác.
- Quản lý thời gian: Phân chia thời gian một cách thích hợp và lập kế hoạch một cách hiệu quả.
- Học tập lãnh đạo: Tìm cơ hội để nhận vai trò lãnh đạo trong các dự án. Rèn luyện sự tự tin, linh hoạt, khả năng thúc đẩy thành viên và hướng dẫn họ làm việc.
Hard Skills và Soft Skills là 2 kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp bạn phát triển công việc trong ngành IT. Nếu hoàn thiện được 2 kỹ năng này thì chắc chắn công việc của bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi. Hãy học hỏi các mẹo cải thiện trên để có nhiều bước thăng tiến trong công việc.
Tin tức liên quan
Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin