Hòa nhập môi trường làm việc mới trong giai đoạn thử việc

Nhận một công việc mới là một thời gian thú vị. Thực sự đáng ăn mừng khi bạn vượt qua tất cả những vòng phỏng vấn và nhận được lời mời làm việc tại công ty mới. Sự phấn khích này có thể nhanh chóng chuyển sang lo lắng một khi bạn nhận ra rằng mình sẽ phải học một loạt quy tắc hoàn toàn mới, tương tác với những người mới và đắm mình vào một hệ văn hóa làm việc mới. Thiết lập cho bản thân những điều cần thực hiện để đạt được thành công phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn thử việc của bạn diễn ra như thế nào. Khoảng thời gian đầu này đặt nền tảng cho bạn trong suốt khoảng thời gian sắp tới ở công ty. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý giúp bạn hòa nhập môi trường làm việc mới trong giai đoạn thử việc!

Hòa nhập môi trường làm việc mới trong giai đoạn thử việc
Hòa nhập môi trường làm việc mới trong giai đoạn thử việc

Khởi động trước khi bắt đầu

Các bạn khởi động trước khi bắt đầu một vai trò nào đó mới rất quan trọng cho dù bạn là giám đốc điều hành cấp cao hay la người nhận công việc đầu tiên trong đời. 
Nghiên cứu, học tập, suy nghĩ và lập kế hoạch cần được bạn thực hiện trước ngày đầu tiên đến công ty mới làm việc sẽ khiến cho quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn nhiều. Một số yếu tố mà bất kỳ nhân viên nào cũng nên chuẩn bị tìm hiểu:

  • Nghiên cứu chuyên sâu về công ty: Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty mới của bạn trước khi bạn bước vào cửa. Điều này bao gồm những thương hiệu, công ty cạnh tranh khác.
  • Lập kế hoạch sơ bộ cho giai đoạn thử việc: Một phác thảo sơ bộ về kế hoạch làm việc hoặc kế hoạch học tập sẽ giúp bạn tập trung hơn. Sẽ có rất nhiều việc phải làm và học hỏi, vì vậy có một số kế hoạch và sự ghi chép để giúp bạn dễ quản lý được những việc, và nhiệm vụ cần thiết.
  • Tìm và đọc càng nhiều tài liệu càng tốt: Đọc các chính sách, thủ tục và đặc điểm kỹ thuật nội bộ của công ty sẽ giúp tuần đầu tiên của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ cần biết một chút sẽ gây ấn tượng với mọi người về mức độ hòa nhập nhanh chóng của bạn.
  • Dành cho bản thân ít nhất một tuần trước khi bắt đầu vào công ty mới: Thời gian ngừng hoạt động rất quan trọng, vì vậy đừng chỉ nhảy vào công việc mới ngay sau khi rời khỏi công ty trước đây. Dành một chút thời gian để làm những công việc mà bạn luôn có ý định làm hoặc có thể chỉ đi nghỉ trong một kỳ nghỉ nhỏ.
  • Làm một chút công việc:Trong kế hoạch của giai đoạn thử việc bạn đã đặt ra, hãy dành vài giờ hoặc một ngày để làm điều gì đó có lợi cho công ty mới của bạn. Bằng cách này, bạn đã hoàn thành một điều gì đó trước khi bạn bắt đầu.

Đây chỉ là một số hoạt động sẽ giúp giai đoạn thử việc của bạn suôn sẻ hơn. Mục đích chính trước khi bắt đầu công việc mới là vượt qua sự lúng túng của những điều chưa biết bằng cách hòa nhập vào những khía cạnh nhỏ của công việc và môi trường làm việc mới. Điều này cho phép bạn vượt qua một số cảm giác bối rối trước ngày đầu tiên của bạn.

Tuần đầu tiên ở công ty bạn làm gì?

Ngày đầu tiên của bạn sẽ là một ngày mà bạn sẽ nhớ rất lâu nhưng tuần đầu tiên của bạn có thể sẽ mờ nhạt dần. 

Một vài ngày đầu tiên ở công việc mới của bạn sẽ có rất nhiều thăng trầm.
Nếu bạn đã có sự chuẩn bị, thì đa phần bạn sẽ cảm thấy sự phấn khích muốn hoàn thành công việc và gây ấn tượng với người quản lý mới. 

Để đạt được điều đó, bạn nên đi tập trung tìm hiểu và nghiên cứu trước. Đừng vì quá phấn khích mang lại ngay giá trị trong tuần đầu tiên mà bạn bỏ qua bước tìm hiểu

Điều quan trọng là trước tiên bạn phải tích lũy kinh nghiệm trong môi trường mới trước khi bắt đầu thay đổi mọi thứ. Lý do cho điều này rất đơn giản - bạn thực sự không hiểu ai hoặc cách mọi thứ vận hành trong môi trường mới. Nhảy ngay vào mà không có sự hiểu biết đó có thể tạo ra rất nhiều rắc rối ngăn cản bạn thành công. Dù đảm nhận các nhiệm vụ là quan trọng nhưng đừng quá nóng vội mà chuyển đổi tất cả mọi thứ ngay trong tuần đầu tiên của bạn.

Tăng tốc để bắt kịp

Tăng tốc để bắt kịp nhịp độ công việc mới
Tăng tốc để bắt kịp nhịp độ công việc mới

Một trong nhiều thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt trong giai đoạn thử việc là bắt kịp mọi kiến thức về những thông tin nội bộ từ những người đồng nghiệp mới của bạn. Kiến thức này rất quan trọng đối với thành công của bạn vì đó có thể liên quan đến cách hoàn thành công việc. 

Cùng xem những mẹo dưới đây để tăng tốc trong việc tích lũy vốn hiểu biết trong môi trường làm việc mới nhé!

  • Lên lịch trực tiếp với người quản lý của bạn: Trực tiếp là một phần quan trọng của quá trình lên tăng tốc hòa nhập thành công. Sếp của bạn cần biết những mối quan tâm, kế hoạch và vấn đề của bạn một cách thường xuyên. Các cuộc trò chuyện ở hành lang là không đủ. Một cuộc họp hàng tuần hoặc báo cáo hằng ngày là hoạt động bắt buộc.
  • Tìm hiểu tất cả đồng nghiệp của bạn: Bạn gắn bó với đồng nghiệp càng nhanh, bạn càng cảm thấy thoải mái. Những kết nối cá nhân này không nhất thiết phải sâu sắc nhưng cũng không chỉ là một cái gật đầu khi chạm mặt.
  • Phân tích các tài liệu liên quan: Đọc càng nhiều càng tốt về những gì đang diễn ra trong công ty, đặc biệt là mối liên hệ trong vị trí của bạn đối với công ty. Có thể đặt câu hỏi thắc mắc nhưng cũng cần khéo léo lựa chọn thời điểm để tránh làm phiền mọi người.
  • Tham dự đầy đủ các cuộc họp: Dù bạn không tha thiết với các cuộc họp nhưng trong giai đoạn thử việc, việc tham dự các cuộc họp nhiều hơn mức bình thường sẽ dạy cho bạn về động lực của công ty và đồng thời cung cấp thông tin cho bạn về ai và họ đang làm gì trong công ty.
  • Ghi chú nhiều: Viết ra giấy càng nhiều càng tốt trong các cuộc họp và các cuộc trò chuyện liên quan đến công ty và công việc. Nếu bạn mới có bất kỳ blog hoặc trang chia sẻ nào, thì hãy bắt đầu ghi chép lại trên đó một cách có sắp xếp. Bất cứ điều gì để bạn viết ra những gì bạn đã học sẽ giúp bạn ghi nhớ nó lâu hơn để trở thành nền tảng vững chắc cho công việc sau này.

Bắt kịp tốc độ có lẽ là thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt vì để hoàn thành công việc, bạn phải hiểu cách hoạt động của công ty mới và môi trường làm việc mới. Điều này có thể gây bối rối vài tuần đầu tiên của bạn. Hãy yên tâm rằng những cảm giác đó sẽ giảm bớt khi bạn hiểu được động lực của công ty và chính vị trí công việc mình.

Hòa nhập từ văn hóa công ty

Văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong một công ty. Văn hóa này bắt đầu từ Giám đốc điều hành và xuyên suốt đến người bảo vệ. Việc tìm hiểu văn hóa này sẽ mất nhiều thời gian vì hầu hết các chuẩn mực văn hóa không được viết trong bất cứ tài liệu rõ ràng nào mà cần chính sự trải nghiệm và cảm nhận của bạn. 

Nói cách khác, tưởng đơn giản nhưng văn hóa là một thứ khó hiểu và khó thích nghi. Tốt nhất là bạn nên làm nổi bật mình một cách khéo léo trong nền văn hóa bằng cách làm theo các bước đơn giản sau:

  • Tìm một mentor (cố vấn) đáng tin cậy: Điều này đôi khi có thể khó nhưng hãy chú ý đến những đồng nghiệp phần lớn nhiệm vụ của họ hoàn thành công việc gần giống bạn và biết rõ những điều cần biết. Đây là những mentor tuyệt vời vì họ có thể giúp bạn hiểu các phương pháp và quy trình nhất định. Do đồng cấp nên bước đầu bạn cũng cảm thấy dễ chịu khi tương tác
  • Hiểu lý do tại sao công việc phải được hoàn thành: Tất cả các công ty đều có những điều đặc trưng, khác biệt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu lý do tại sao và không chỉ dựa trên một chính sách hoặc quy trình mà bạn cũng cần bắt tay vào thực hành cho đến khi bạn thực sự hiểu nó.
  • Cố gắng hòa đồng: Có nghĩa là nắm bắt văn hóa công ty và làm quen với càng nhiều người càng tốt. Tìm hiểu tên của họ, nơi họ sống và những điểm chung có thể bắt gặp ở bạn và họ. Đây là cách quan trọng và duy nhất để hòa nhập vào nền văn hóa.
  • Đừng cố gắng thay đổi bất cứ điều gì quá lớn: Có thể bạn đã chuẩn bị một ý tưởng làm thay đổi vị trí bộ phận của bạn để có thể đóng góp giá trị cho công ty ngay từ vòng phỏng vấn và bạn nghĩ là sẽ áp dụng nó ngay lập tức khi bạn bắt tay vào công việc mới. Tuy nhiên, thực tế công ty đã có một nền hoạt động cố định sẵn có nên chuyện một mình bạn muốn bắt tay thay đổi ngay lập tức là điều không thể. Đặc biệt là những điều liên quan đến chính sách của công ty. Hãy từ tốn và xây dựng danh tiếng của bạn trước khi đề xuất những thay đổi. Thời gian này bạn hãy quan sát và quyết định sẽ bắt đầu thay đổi nhỏ từ đâu có lẽ sẽ khả thi hơn cho bạn và cả công ty.
  • Biết điều gì quan trọng: 90 ngày đầu tiên của bạn sẽ có rất nhiều nhiệm vụ phải làm. Đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ về mức độ ưu tiên của những nhiệm vụ đó và những gì sếp của bạn mong đợi. Xác nhận những ưu tiên này thường xuyên để bạn luôn làm việc đúng đắn.

Việc nắm bắt văn hóa công ty mới của bạn sẽ mất nhiều thời gian. Đừng cảm thấy rằng bạn phải trở thành một phần của “công ty” ngay từ ngày đầu tiên. Hãy nắm bắt nền văn hóa và cố gắng hiểu nó đã phát triển như thế nào. Bạn sẽ tìm thấy những nơi mà mọi người đều đồng ý rằng cần phải thay đổi nhưng đừng thử và thay đổi mọi thứ ngay lập tức - điều đó sẽ chỉ khiến mọi người bực bội về bạn.

Làm tốt hết mức khả năng cho nhiệm vụ của bạn

Giai đoạn thử việc của bạn đặt nền tảng cho cả tương lai bạn ở công ty sau này. Cố gắng hết sức để hoàn thành điều gì đó có ý nghĩa ngay trong phạm vi nhiệm vụ của bạn là đủ. Hãy chuẩn bị tinh thần cho cảm giác lo lắng mà bất kỳ công việc mới nào cũng không thể tránh. Cố gắng cân bằng giữa việc làm với việc học để đảm bảo bạn đang làm đúng nhiệm vụ, đúng cách. Bằng cách này, bạn sẽ có 90 ngày đầu tiên về học tập, hình thành vai trò mới của mình thay vì căng thẳng, lo lắng.

Kết luận

Những ngày đầu tiên tại công ty mới không hề dễ dàng với bất kỳ ai, dù ban đầu bạn có lo lắng hay phấn khích, nhưng bạn vẫn mong muốn mình sẽ hoàn thành thật tốt và đặc biệt là hòa nhập vào môi trường làm việc mới trong giai đoạn thử việc này sẽ là nền móng để bạn có thể phát triển chính mình và đóng góp giá trị cho công ty sau này.


Tin tức liên quan

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

Kỹ năng làm việc| 2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

Kỹ năng làm việc| 2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.

10 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT mà các HR phải biết

Kỹ năng làm việc| 2023-10-01
Giữ chân nhân tài là nhiệm vụ mà mọi công ty đều muốn thực hiện. Đó sẽ là cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nếu bạn cũng muốn thực hiện điều này thì hãy tham khảo top 10 cách giữ chân nhân tài ngành IT sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!