Kỹ năng Research trong ngành CNTT
Kỹ năng Research chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngành CNTT. Việc giải quyết một vấn đề nhanh hay chậm, hiệu quả hay không có tác động lớn từ khả năng Research. Đa số nhà tuyển dụng, đặc biệt với các vị trí phân tích & quản lý dữ liệu thì đây là một kỹ năng được xem xét hàng đầu. Vậy, Research trong ngành IT là gì? Kỹ năng này có vai trò ra sao? Làm sao để cải thiện khả năng Research của bản thân? Chia sẻ từ chuyên gia GrowUpWork sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỹ năng này.
Tại sao kỹ năng Research lại quan trọng?
Kỹ năng Research mang lại nhiều lợi ích
Kỹ năng Research
Research là kỹ năng tìm kiếm, nghiên cứu một thông tin hoặc vấn đề cụ thể. Nhờ kỹ năng này nên kỹ sư sẽ có cái nhìn tổng quan về dự án, qua đó đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề.
Đây là kỹ năng được đánh giá rất cao trong nhiều lĩnh vực, trong đó có IT. Theo nhiều chuyên gia thì đây chính là một trong những yếu tố đánh giá được khả năng của từng nhân viên.
- Tìm kiếm thông tin.
- Phân tích các thông tin đã tìm kiếm.
- Đặt ra các câu hỏi cho vấn đề.
- Thu thập, tìm kiếm dữ liệu để giải quyết.
- Phân tích các thông tin, dữ liệu.
- Đưa ra kết luận về hướng đi.
- Trình bày thông tin và triển khai thực hiện.
Tại sao kỹ năng Research lại quan trọng?
Đối với nhiều nhà quản lý thì Research chính là một trong những kỹ năng được đặt lên hàng đầu. Điều này càng trở nên được chú trong hơn trong ngành IT bởi những lý do sau:
Yêu cầu đặc thù của ngành IT
Những yêu cầu đặc thù nhất của ngành CNTT bao gồm:
- Khả năng thích nghi và linh hoạt.
- Tư duy giải quyết vấn đề logic.
- Khả năng lập trình.
- Quản lý và phát triển dự án.
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Thấu hiểu người dùng.
- Đảm bảo an toàn và bảo mật.
Kỹ năng nghiên cứu có thể giúp kỹ sư IT đáp ứng những yêu cầu đặc thù trên. Bạn muốn thích nghi, linh hoạt thì cần có sự nghiên cứu về môi trường, công cụ mới.
Bạn muốn giải quyết vấn đề một cách logic thì cần nghiên cứu toàn bộ các yếu tố trong dự án để đưa ra hướng đi phù hợp.
Khả năng lập trình lại càng cần Research hơn. Việc nghiên cứu, tìm tòi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng code của bản thân. Đồng thời các dự án cũng được lập trình một cách nhanh chóng và tối ưu.
Research cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý dự án, làm việc độc lập/nhóm, thấu hiểu khách hàng và giữ bảo mật, an toàn. Bạn sẽ không thể hoàn thiện tất cả những yêu cầu này nếu không có sự nghiên cứu kỹ càng.
Kỹ năng Research mang lại nhiều lợi ích
Kỹ năng nghiên cứu mang lại rất nhiều lợi ích cho người làm việc trong ngành IT - lĩnh vực vốn phải tiếp xúc với nhiều thông tin.
Lợi ích đầu tiên là bạn có thể xác định rõ ràng được các vấn đề của dự án. Từ vô số các thông tin, dữ liệu có sẵn thì có thể tìm ra được phương án giải quyết tốt nhất.
Việc Research không chỉ giúp kỹ sư IT tìm tòi, nghiên cứu mà còn giúp họ hiểu được nhu cầu của khách hàng. Từ việc này mà đưa ra các dịch vụ mới hoặc cải thiện chúng hoàn thiện hơn.
Research sẽ giúp cho nhân viên IT thích nghi với mọi xu hướng thị trường. Trong cuồng quay của công nghệ 4.0 thì việc cập nhật, nghiên cứu các công nghệ mới sẽ giúp bạn không bao giờ bị bỏ lại.
[Cầu Giấy] Tuyển gấp Web Developer (PHP/ Ruby) | 2 YOE HOT
MRS SYSTEM CO., LTD
Room 02, Floor 12A, Viet A Building, No. 9 Duy Tan, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District, Hanoi City
Web Developer, PHP Developer, Ruby on rails Developer
[Hà Nội] Web Developer, tiếng Nhật N4, 2 YOE | Lương upto $3000 HOT
GMO Financial Holdings, Inc.
Tầng 6, Tòa nhà Ocean Park, 1 Dào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Frontend Developer, ReactJS, NextJS, NodeJS
Các ví dụ về kỹ năng Research
Hiện nay rất nhiều công ty về IT đã coi kỹ năng nghiên cứu, phân tích như một yếu tố bắt buộc trong tuyển dụng.
Ví dụ sau trích dẫn yêu cầu tuyển dụng của công ty TNHH Volio Việt Nam đối với Junior Data Analyst đăng trên topCV vào tháng 06/2023. Bên cạnh đó là yêu cầu tuyển dụng vị trí Fresher Developer của công ty VNETWORK
Cách cải thiện kỹ năng Research
- Xác định mục tiêu: Bạn muốn nghiên cứu về việc gì? Mục đích là gì?
- Tìm kiếm thông tin: Tìm kiếm trên các nguồn như internet, sách báo, tạp chí, các cuộc thi hoặc kỳ thi trước đây.
- Đánh giá thông tin: Đánh giá về độ chính xác, uy tín và sự phù hợp của thông tin với dự án của bạn.
- Thực hành: Áp dụng việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin từ nhiều dự án khác nhau.
- Luyện tập và phát triển: Thường xuyên luyện tập và không dừng lại ở việc học hỏi. Bạn cần phải sáng tạo, phát triển để tối ưu quy trình.
- Học hỏi và lắng nghe người khác: Hãy hỏi ý kiến những chuyên gia, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực để xem họ đánh giá như thế nào. Ngoài ra cũng có thể lắng nghe khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ.
Áp dụng kỹ năng Research ngay trong khâu tìm việc
Bạn nghĩ rằng Research chỉ áp dụng khi đã bắt đầu vào một công việc nhất định? Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai.
Thực tế, bạn có thể áp dụng việc nghiên cứu ngay từ khâu phát triển bản thân và tìm việc.
Bạn có thể nghiên cứu để xem công ty, lĩnh vực IT nào phù hợp nhất với bản thân. Khi đã tìm ra được công ty phù hợp thì việc Research vẫn chưa dừng lại.
Công ty đó yêu cầu những gì? Môi trường ra sao? Bản thân nên cải thiện những kỹ năng gì để tăng khả năng trúng tuyển và có thể deal mức lương cao nhất? Đó cũng là những điều quan trọng mà bạn nên nghiên cứu.
Ngay từ khi trên ghế nhà trường, bạn nên tự mình tích lũy các kỹ năng Research. Đó có thể là trong việc học nhưng tốt nhất khi được áp dụng ở các dự án nhỏ mà bạn tham gia.
Trong quá trình phỏng vấn, cho dù công ty không yêu cầu nhưng hãy nêu bật khả năng Research của bản thân. Không có một nhà tuyển dụng nào lại đánh giá thấp một người có khả năng nghiên cứu, tìm tòi và phát triển tốt cả.
Kỹ năng Research thực sự quan trọng đối với mọi người làm việc trong ngành IT. Đây chính là phương châm để một kỹ sư hoặc nhà quản lý có thể phát triển và bắt kịp mọi xu thế. Đồng thời đây cũng là cách để tối ưu, phát triển toàn diện mọi dự án.
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn