SMART là gì? Làm thế nào để thiết lập mục tiêu SMART
Mục tiêu là một phần quan trọng của cuộc sống và công việc. Đặt ra một mục tiêu rõ ràng đồng nghĩa với việc bạn đã có phương hướng, trọng tâm để có động lực cố gắng. Trong đó, mục tiêu SMART được nhiều chuyên gia đánh giá rất tốt và giúp chúng ta làm việc tốt hơn. Vậy, cụ thể Smart là gì? Làm sao đặt mục tiêu thật tốt cho bản thân? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mục tiêu này và cách phát triển bản thân.
Lợi ích & hạn chế thiết lập mục tiêu SMART
Ý nghĩa của mục tiêu Smart trong công việc
Mẹo để hoàn thành mục tiêu SMART
Phân biệt mục tiêu Smart và OKR
Mục tiêu SMART là gì?
Mục tiêu làm việc SMART là một nguyên tắc giúp chúng ta tập trung xây dựng và đánh giá công việc hoặc dự án. Mục tiêu này được xây dựng trên 5 yếu tố: S - M - A - R - T.
- Specific (Tính cụ thể): Bạn muốn làm điều gì thì hãy đặt ra mục tiêu cụ thể. Đặt ra mục tiêu càng rõ ràng thì tính khả thi để thực hiện càng cao.
- Measurable (Đo lường): Mục tiêu cần được đo lường ra con số cụ thể. Ví dụ bạn muốn đọc sách nhưng cụ thể là bao nhiêu cuốn?
- Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu đặt ra cần phải có tính khả thi. Hiểu rõ năng lực bản thân và đặt ra mục tiêu chính xác nhất.
- Realistic (Thực tế): Dựa theo các điều kiện thực tế để đưa ra mục tiêu. Không nên đặt ra các công việc quá phi lý mà không đủ điều kiện để làm được.
- Time-bound (Thời hạn): Đặt mục tiêu đi kèm thời gian sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc năng suất hơn.
Khi bạn đặt ra mục tiêu dựa trên 5 yếu tố S-M-A-R-T thì khả năng thực hiện được sẽ là cực kỳ cao. Ngược lại, nếu đặt mục tiêu một cách ngẫu nhiên, không theo nguyên tắc thì nguy cơ vỡ kế hoạch là hiển nhiên.
Lợi ích & hạn chế thiết lập mục tiêu SMART
- Loại bỏ hoàn toàn sự mơ hồ trong mục tiêu. Đặt xong mục tiêu SMART cũng là khi bạn vẽ ra bức tranh tổng thể, con số cụ thể và có tính khả thi.
- Dễ dàng loại bỏ hoặc điều chỉnh các mục tiêu không phù hợp. Có thể đo lường và hoạch định chiến lược thực hiện một cách tốt nhất.
- Cải thiện khả năng đo lường về mức độ hoàn thành của công việc mục tiêu.
- Giúp mọi người có định hướng rõ ràng và thời hạn hướng tới mục tiêu. Điều này làm gia tăng tính sáng tạo, hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác năng lực của nhân viên dựa vào các tiêu chí trong SMART.
- Vì để có một mục tiêu đảm bảo hết cả 5 tiêu chí nên có thể bạn sẽ mất kha khá thời gian để cho ra được một mục tiêu hoàn chỉnh.
- Trong quá trình tìm kiếm có thể bạn sẽ nhận ra mục tiêu này không thực sự phù hợp và cần điều chỉnh quá nhiều hoặc đổi hẳn luôn thành mục tiêu khác.
- Có tính rập khuôn và có thể mang tới sự vội vàng nhất định. Nếu kế hoạch có sự thay đổi thì khó lòng ứng biến linh hoạt.
- Mục tiêu này không thực sự phù hợp với các dự án ngắn hạn. Việc này sẽ khiến bạn tiêu tốn nhiều thời gian, công sức trong khi có thể đơn giản hóa được.
Ý nghĩa của mục tiêu Smart trong công việc
Như chúng ta đã nói, Smart là mục tiêu được đại diện bởi 5 thành phần: Specific - Measurable - Achievable - Realistic - Time-bound. Chính vì vậy các ý nghĩa của mục tiêu này cũng xuất phát từ từng thành phần đó.
- Specific: Trả lời cho các câu hỏi bạn đang hướng tới mục tiêu gì? Sau khi hoàn thành mục tiêu bạn sẽ được gì? Cách để thực hiện mục tiêu đó ra sao?
- Measurable: Trả lời cho các câu hỏi Mục tiêu hiện tại đang đạt tới mức nào? Cần đạt tới bao nhiêu thì hoàn thành?
- Achievable: Trả lời cho câu hỏi Khả năng đạt được mục tiêu của bản thân? Mục tiêu có khiến bản thân bỏ giữa chừng và không làm được hay không?
- Realistic: Trả lời cho câu hỏi bản thân có đủ năng lực, điều kiện để hoàn thành mục tiêu? Bản thân có những gì không phù hợp với tình hình thực tế?
- Time-bound: Trả lời cho câu hỏi Mục tiêu cần thực hiện trong bao nhiêu lâu? Thời gian kết thúc ở mốc nào? Mốc thời gian đã phù hợp hay chưa?
[Cầu Giấy] Tuyển gấp QA Manager | 4 YOE HOT
MRS SYSTEM CO., LTD
Room 02, Floor 12A, Viet A Building, No. 9 Duy Tan, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District, Hanoi City
QA/QC Leader
Mẹo để hoàn thành mục tiêu SMART
Để hoàn thành một mục tiêu đặt ra là không hề đơn giản. Mặc dù đôi khi đó chỉ là nhiệm vụ trong tầm tay nhưng lại gặp những trục trặc hay vướng mắc gì đó.
- Hãy viết ra giấy và đặt ở mọi nơi bạn có thể nhìn thấy để thôi thúc bạn thực hiện.
- Thực sự đặt quyết tâm của bản thân lên mức cao nhất.
- Chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn, từng nhiệm vụ nhỏ.
- Nghiêm túc thực sự khi thực hiện các mục tiêu.
- Tự thưởng cho bản thân sau khi thực hiện xong từng nhiệm vụ.
- Không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng.
Ví dụ lập mục tiêu SMART
Giả sử bạn muốn tìm một công việc mới trong tương lai gần. Bạn đã xác định rằng mục tiêu cuối cùng của mình là kiếm được việc làm mới tại một công ty Marketing trong vòng ba tháng tới.
- Cụ thể (Specific): Bạn muốn tìm một công việc mới có nhiều cơ hội phát triển hơn. Bạn tin rằng Marketing sẽ là lĩnh vực có tương lai tốt.
- Có tính đo lường (Measurable): Bạn sẽ hoàn thành 5 CV để ứng tuyển cho 5 công ty khác nhau và mỗi tuần 1 công ty.
- Tính khả thi (Achievable): Bạn cần một Online Portfolio mới. Điều này yêu cầu bạn cập nhật các tài liệu portfolio mới và sửa đổi website của bạn.
- Tính thực tế (Realistic): Năng lực của bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển cho những công ty Marketing đó. Thậm chí là việc thăng tiến lên các vị trí Manager.
- Giới hạn thời gian (Time-Bound): Để đạt được mục tiêu này, bạn cần phải đáp ứng thời hạn đã đặt ra là 3 tháng.
Phân biệt mục tiêu Smart và OKR
Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn thì sẽ phát hiện không chỉ có Smart mà OKR cũng là mục tiêu được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên 2 mục tiêu này lại mang nhiều điểm khác nhau cho nên cách áp dụng cũng có sự khác biệt.
Điểm giống nhau
Nhìn chung, OKR và Smart đều mang những đặc trưng của mô hình quản trị mục tiêu (MBO) của Drucker. Cả hai đều là phương pháp rất hữu ích để đặt ra mục tiêu và đo lường tiến độ thực hiện.
Điểm khác nhau giữa mục tiêu Smart và OKR
- Khái niệm: Xây dựng mục tiêu trên 5 nguyên tắc: Tính cụ thể - Tính đo lường - Tính khả quan - Tính thực tế - Tính ràng buộc về thời gian.
- Mục đích: Thiết lập mục tiêu cụ thể, có thể tính toán đo lường và hoàn thành trong thời gian cụ thể.
- Độ linh động: Xác định rõ mục tiêu và cần thực hiện theo đúng tiến độ.
- Phạm vi: Thường dùng trong dự án nhỏ và liên quan tới mục tiêu cá nhân, tổ nhóm.
- Thời gian: Có thời gian cụ thể.
- Khái niệm: Quản trị theo mục tiêu và thành quả then chốt. Hỗ trợ cá nhân, tổ chức xác định mục đích chiến lược và đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu.
- Mục đích: Thiết lập mục tiêu lớn và tính toán, đo lường các kết quả trọng điểm (Key Results) để hoàn thành mục tiêu.
- Độ linh động: OKR rất chú trọng tính phù hợp và linh động. Phương pháp khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo để đạt được kết quả.
- Phạm vi: Thường dùng trong tổ chức, doanh nghiệp lớn và tập trung vào mục tiêu tổng thể.
- Thời gian: Khoảng thời gian nhất định.
Tạm kết
Mục tiêu SMART chính là một phương án tuyệt vời để bạn thực hiện mọi dự định của bản thân. Không chỉ cá nhân mà doanh nghiệp cũng rất cần một mục tiêu cụ thể từ S-M-A-R-T để phát triển dự án, đánh giá nhân viên. Hãy tham khảo các cách thực hiện như trên đây để xây dựng mục tiêu và thực hiện tốt nhất.
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn