Lựa chọn nghề nghiệp dành cho người hướng nội
Không thể phủ nhận rằng khi chọn một nghề nghiệp, thì yếu tố về đặc điểm tính cách của bạn đóng một vai trò quan trọng. Mỗi nghề nghiệp chứa đựng các hoạt động và môi trường khác nhau, điều này sẽ gắn kết và phù hợp với các nhóm tính cách khác nhau nhất định. Bài viết này sẽ gợi ý cho lựa chọn nghề nghiệp dành cho người hướng nội!
Mặc dù cả người hướng nội và hướng ngoại đều có thể tìm thấy thành công trong bất kỳ vai trò nào, nhưng nếu bạn có tính cách hướng nội, bạn có thể bị thu hút bởi một số loại nghề nghiệp và công việc nhất định. Nếu bạn là người hướng nội thì đây là bài viết thú vị để bạn tham khảo cho các lựa chọn nghề nghiệp của mình!
Trong khi người hướng ngoại phát triển mạnh trong các nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng như sales, account management và quản lý dự án, thì người hướng nội có thể thích các vị trí có thời gian làm việc độc lập hơn.
Đọc tiếp để tìm hiểu về những nghề nghiệp phù hợp nhất với người hướng nội. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy xem xét các đặc điểm của người hướng nội và hướng ngoại.
Người hướng nội và Người hướng ngoại
Người hướng nội có trở ngại gì khi làm việc không?
Người hướng nội phù hợp với những công việc như thế nào?
Các loại công việc phù hợp với người hướng nội
Gợi ý các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với người hướng nội
1. Software Engineer (Kỹ sư phần mềm)
3. App development (Phát triển ứng dụng)
Người hướng nội và Người hướng ngoại
Những người hướng nội (Introverts) tận hưởng không gian của riêng họ, họ sẽ khai thác được những gì tốt nhất và phát triển mạnh mẽ khi được hoạt động trong không gian yên tĩnh với những thứ luôn nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Người hướng ngoại (Extroverts) khao khát được chú ý và thích làm cho sự có mặt của họ được biết đến. Người hướng ngoại thích nói chuyện, thể hiện bản thân và thường xuyên tham gia vào các hoạt động tập thể.
Sự khác biệt trong hai nhóm tính cách này chỉ ra rằng, mỗi người có một quá trình suy nghĩ khác nhau và phản ứng khác nhau với các kích thích và yếu tố thúc đẩy bên ngoài. Không hề mang tính phán xét là tốt hay xấu!
Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng những người hướng nội là người ít nói, nhút nhát hoặc thích tách biệt hoàn toàn với xã hội. Sự thật là họ vẫn muốn trò chuyện và trò chuyện rất nhiều là đằng khác nhưng chỉ với một số người nhất định mà họ thực sự thân thiết! Hầu hết những người hướng nội không gặp vấn đề gì trong việc thích nghi với môi trường và nơi làm việc của họ. Họ ưa chuộng phong cách làm việc độc lập và tự chủ.
Khi người hướng nội được làm các công việc chứa đựng những tính chất thích hợp và có định hướng rõ ràng thì họ có thể phát huy thế mạnh và đóng góp rất nhiều cho cuộc sống mà không cần phải là người hướng ngoại thì mới làm được!
Người hướng nội và sự nghiệp
Giá trị của người hướng nội
Một vài thập kỷ trước, “hướng nội” là một đặc điểm tính cách mà các nhà quản lý tuyển dụng luôn né tránh và muốn hạn chế. Hầu hết các tin tuyển dụng thường tuyên bố một cách thẳng thừng rằng chỉ “những người hướng ngoại” mới có khả năng ứng tuyển, trong khi những giá trị của người hướng nội luôn bị bỏ qua!
Nhưng trong những năm gần đây, thời thế đã thay đổi và các nhà tuyển dụng đã thay đổi lập trường của họ. Các nhà tuyển dụng đã nhận ra rằng những người hướng nội sẽ làm việc hiệu quả hơn về lâu dài, vì họ không thường xuyên chạy xung quanh để tìm kiếm các tương tác xã hội như những người hướng ngoại. Không có ý phủ nhận giá trị từ sự hoạt ngôn của nhóm người hướng ngoại nhưng người hướng nội và cả người hướng ngoại đều sẽ mang lại giá trị trong công việc chỉ là phương thức đóng góp của mỗi nhóm là khác nhau!
Người hướng nội có trở ngại gì khi làm việc không?
Nói đi cũng phải nói lại, thực tế thì một số người hướng nội gặp phải những trở ngại mà các kiểu tính cách khác không phải đối mặt.
Cụ thể là trong khi người hướng ngoại được thúc đẩy và gắn bó với một công việc bởi các tương tác xã hội và tình bạn tại nơi làm việc hoặc một mức lương tốt.
Còn động cơ gắn bó của người hướng nội với một công việc lại nằm ở ý nghĩa của công việc đó đối với nhận thức của họ. Nên nếu một người hướng nội không thích công việc nào đó thì đó là do họ cảm thấy tính chất công việc đó không có ý nghĩa với họ chứ không phải là môi trường văn hóa và các mối quan hệ trong công việc! Nên các yếu tố thúc đẩy họ cũng rất khó để người quản lý kiểm soát và điều chỉnh!
Người hướng nội phù hợp với những công việc như thế nào?
Từ những thông tin trên, bạn cũng có thể nhận ra là tìm được một nghề nghiệp phù hợp với ý nghĩa cuộc sống của người hướng nội là rất quan trọng với họ! Vậy thì sau đây chúng ta cùng đi đến các gợi ý nghề nghiệp và công việc phù hợp với người hướng nội nhé!
Các loại công việc phù hợp với người hướng nội
Trong hành trình tìm việc làm, có một số yếu tố mà người hướng nội có thể dùng để xác định xem công việc đó có phù hợp hay không
- Tìm kiếm những công việc mà tính chất của nó phần lớn dựa trên các sự phối hợp một đối một, thay vì phải thường xuyên đối mặt với các nhóm lớn cùng một lúc.
- Tìm kiếm những công ty có thể cung cấp không gian làm việc yên tĩnh hơn và tránh những công ty ồn ào.
- Tìm kiếm những công việc không quá cuốn bạn vào các hoạt động chung, nhưng cho phép bạn có đủ không gian để làm việc tại một thời điểm nhất định.
Gợi ý các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với người hướng nội
Người hướng nội có thể làm bất cứ việc gì miễn là bản thân cảm thấy được ý nghĩa từ công việc đó! Nên không bắt buộc phải chọn một trong các nghề nghiệp trong danh sách dưới đây nếu bạn là người hướng nội.
Tuy nhiên tham khảo các gợi ý này sẽ cung cấp thêm cho các bạn về những tính chất chung trong nghề nghiệp mà có thể phần lớn phù hợp với nhóm người hướng nội!
1. Software Engineer (Kỹ sư phần mềm)
Lập trình máy tính, phát triển phần mềm và kỹ thuật phần mềm là những ngành đang có nhu cầu cao hiện nay, khá phù hợp với những người hướng nội. Nếu đây là một trong các lựa chọn nghề nghiệp của bạn thì tiếp theo bạn cần cân nhắc đến các chuyên môn cụ thể như app development, website design hoặc embedded software systems.
Nghề nghiệp ngày sẽ yêu cầu bạn trang bị các kiến thức kỹ thuật và các ngôn ngữ lập trình như C++, Java, PHP, Python, JavaScript và HTML.
Hầu hết các hoạt động trong nghề nghiệp này được tổ chức theo dự án và làm việc theo các team. Tuy nhiên, thời gian dành cho các cuộc họp thường được giữ ở mức tối thiểu. Bạn vẫn sẽ thực hiện độc lập phần lớn nhiệm vụ của mình sau khi được phân bổ. Điều này sẽ cho phép bạn ngồi một mình và không bị quấy rầy. Hơn nữa đây là nhóm công việc có thể làm online nên cũng có rất nhiều cơ hội làm việc từ xa nếu bạn muốn được làm việc trong không gian thân thuộc một mình!
Trung bình, một kỹ sư phần mềm tại Việt Nam kiếm được khoảng 11 triệu và 14 triệu đồng hàng tháng.
Tìm hiểu thêm về con đường sự nghiệp ngành Software Engineer
2. Quản trị Mạng
Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm về việc cài đặt và cấu hình mạng LAN (Mạng cục bộ) và WAN (Mạng diện rộng). Bạn cũng sẽ cần bảo trì hệ thống máy tính để đảm bảo tất cả các chức năng tiếp tục hoạt động trơn tru. Loại công việc này chủ yếu là các hoạt động hậu kỳ và thường không phải tương tác xã hội quá nhiều chỉ những lúc thật cần thiết, nhất là vào khoảng thời gian bắt đầu công việc tại một công ty.
Bạn sẽ một mình thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật của mình trong xử lý máy chủ, mạng, thiết bị phần cứng và bảo mật kết nối internet. Mặc dù ít tương tác xã hội nhưng nghề nghiệp này đòi hỏi khả năng cập nhật thông tin và các công nghệ kỹ thuật mới để bạn để có thể vận dụng chúng vào việc đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp trên các thiết bị.
Mức lương trung bình của Quản trị mạng cấp bậc nhân viên hiện nay dao động từ 7 triệu đến 10 triệu hàng tháng. Mức lương trung bình của người có kinh nghiệm là khoảng 15 triệu / tháng.
3. App development (Phát triển ứng dụng)
Cuộc cách mạng trên chiếc smartphone và các thiết bị di động không hề có dấu hiệu chậm lại. Cuộc sống chúng ta hiện đang dựa vào các thiết bị thông minh cho một loạt các hoạt động hàng ngày. Từ đặt xe đến đặt hàng hóa, giờ đây thật khó để tưởng tượng một thế giới không có ứng dụng. Cho thấy đây không những là công việc phù hợp với người hướng nội trong ngành IT mà còn có nhu cầu tuyển dụng khá cao.
Làm việc ở vị trí App Developer, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để lập trình. Đồng thời bạn sẽ tham gia vào việc thiết kế các giao diện sáng tạo cơ bản, kiểm tra hiệu suất ứng dụng, cập nhật và bảo trì ứng dụng cũng như tích hợp các tính năng mới sau này vào hệ thống mà bạn phát triển. Nhiệm vụ này cũng bao gồm khắc phục sự cố và gỡ lỗi ứng dụng khi cần thiết và lập tài liệu kỹ thuật.
Là một nhà App Developer trong Junior level và mid level, thu nhập trung bình bạn sẽ có được dao động từ 15 triệu đến 24 triệu / tháng. Nếu bạn thành thạo và có mức độ kinh nghiệm cao ở mức Senior mức lương cao nhất bạn có thể đạt được lên đến 45 triệu / tháng.
4. Data Engineer
Ngày càng có nhiều công ty nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu và đang tập trung vào khai thác dữ liệu. Từ thông tin cơ bản của khách hàng như tên và địa chỉ đến các thông tin nâng cao như lịch sử duyệt web và các giao dịch mua hàng trong quá khứ.
Tất cả những dữ liệu này mang giá trị lớn và cần được phân tích để sử dụng cho bước lập kế hoạch và ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Như vậy, Data Engineer - người có am hiểu trong việc xử lý dữ liệu sẽ ngày càng quan trọng trong việc chịu trách nhiệm thu thập và quản lý lượng thông tin khổng lồ. Nếu bạn thích làm việc độc lập và xử lý dữ liệu lớn - Big Data, thì công việc này hoàn toàn phù hợp với bạn.
Để có được công việc này, bạn cần học các kỹ thuật xử lý dữ liệu để xây dựng, chuyển giao và triển khai hệ thống dữ liệu cũng như giúp đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Vai trò của Data Engineer cũng có thể liên quan đến phân tích AI (Trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning khi bạn cố gắng chia nhỏ các bộ Big Data.
Data Engineer có thể kiếm được trung bình từ 13 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng tùy vào kỹ năng và trình độ kinh nghiệm.
5. Graphic Design (Thiết kế đồ họa)
Đây là lựa chọn nghề nghiệp hoàn hảo cho những người hướng nội, yêu thích sáng tạo và sự tinh tế trong nghệ thuật.
Ban đầu, bạn có thể phải làm việc trong một tổ chức nhất định nhưng khi tích lũy được kinh nghiệm, bạn luôn có thể làm việc tự do tại nhà riêng hoặc kết hợp nhiều hình thức làm việc với nhau. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian để làm các nhiệm vụ thiết kế trong một không gian yên tĩnh.
Graphic Design đòi hỏi bạn phải tích hợp các đề xuất và mong muốn của khách hàng vào ý tưởng thiết kế, phát triển đồ họa, bố cục và khái niệm, quyết định phạm vi của tài liệu minh họa, đề xuất cải tiến và xây dựng ý tưởng cơ bản.
Bạn có thể làm việc trong các dự án từ các công ty quảng cáo, studio hoặc đài truyền hình, đại lý in ấn, team phát triển phần mềm hoặc thiết kế web.
Mức lương trung bình của một fresher Graphic Designer dao động từ 8 triệu đến 13 triệu / tháng. Đối với người có kinh nghiệm 4 đến 5 năm trở lên mức lương trung bình có thể lên đến 18 đến 45 triệu đồng mỗi tháng.
6. Social Media Marketing
Facebook, Twitter và Instagram là ba trong số các nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. Với hàng tỷ người dùng mỗi nền tảng, các kênh này có thể được sử dụng làm công cụ Marketing mạnh mẽ. Social Media Marketing liên quan đến việc tận dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối với khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Đây là công việc hoàn hảo cho những cá nhân sáng tạo, thích tư duy phá cách để phát triển các chiến dịch hiệu quả.
Bạn sẽ cần tạo content nổi bật để thu hút sự chú ý của người xem mục tiêu và truyền tải thông điệp của tổ chức và thương hiệu đó tùy vào các chiến dịch nhất định.
Khác với các chuyên môn như Sales, phần lớn tương tác trong Social Media Marketing sẽ được thực hiện bằng Digital, nơi những người hướng nội có thể phát triển mạnh.
Mức lương trung bình cho các cơ hội công việc này thường dao động từ 7 đến 15 triệu tùy vào hình thức chính thức hay hợp động hoặc các job freelance. Bên cạnh đó còn phụ thuộc cụ thể vào các nhiệm vụ được giao.
7. Quản trị Website
Trong thế giới được kết nối ngày nay, các công ty hiểu tầm quan trọng của sự hiện diện ở dạng Digital mạnh mẽ thế nào. Internet đang phát triển theo cấp số nhân khi ngày càng có nhiều website được tạo ra hàng ngày.
Công việc của quản trị viên Website là quản lý các trang web này. Nhiệm vụ cốt lõi của bạn sẽ bao gồm duy trì site infrastructure, định dạng cấu hình quyền truy cập cho những người dùng khác nhau, thiết lập máy chủ email, kết nối các thành phần back-end, giám sát hiệu suất website, cập nhật website, kiểm duyệt nội dung và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.
Thu nhập trung bình từ các công việc quản trị Website dao động từ 7 triệu đến 10 triệu hàng tháng. Mức lương cao nhất có thể lên đến 20 triệu đồng/ tháng.
Ngoài 7 nghề nghiệp trên còn rất nhiều công việc, ngành nghề khác có thể phù hợp với người hướng nội và có nhu cầu cao trong thị trường việc làm!
Kết luận:
Một lần nữa cần khẳng định dù là người hướng nội hay hướng ngoại thì tất cả chúng ta đều có khả năng thực hiện tốt công việc của mình và mang lại giá trị cho cuộc sống. Không có nhóm tính cách nào khẳng định sẽ thành công hơn nhóm còn lại. Việc trước hết để có thể tiến gần hơn với thành công trong sự nghiệp nói riêng là lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với tính cách. Hi vọng rằng những gợi ý lựa chọn nghề nghiệp dành cho người hướng nội phía trên có thể hữu ích khi bạn ra các quyết định sự nghiệp của mình! Chúc bạn thành công!
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn