Nguyên nhân phổ biến khiến nhân viên bị sa thải
Bị sa thải là một suy nghĩ gây lo lắng cho hầu hết mọi người, cả vì mất thu nhập đột ngột và giảm sút tinh thần do không đạt được mong đợi. May thay việc chấm dứt hợp đồng không tự nguyện là biện pháp cuối cùng đối với hầu hết các doanh nghiệp, vì vậy việc sa thải hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, mất việc chưa bao giờ là dễ dàng nên cái chính là biết được nguyên nhân phổ biến khiến nhân viên bị sa thải có thể giúp bạn hạn chế khả năng mất việc hơn!
Bằng cách hiểu và tránh những nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc doanh nghiệp sa thải một người nào đó, nhân viên có thể giảm nguy cơ bị mất việc khi bản thân không muốn! Chúng ta sẽ xem xét các lý do hàng đầu khiến nhân viên bị sa thải và các câu hỏi thường gặp về việc bị sa thải!
1. Phá hỏng hoặc lấy cắp tài sản công ty
2. Tàng trữ, sử dụng chất cấm hoặc rượu khi đang làm việc
4. Sử dụng mạng xã hội không phù hợp
6. Hành vi sai trái hoặc hành vi không phù hợp.
9. Sử dụng tài sản công ty cho mục đích cá nhân
10. Vi phạm chính sách của công ty
Q & A phổ biến về việc bị sa thải
Điều gì xảy ra nếu bạn bị sa thải?
Bị sa thải khác với bị giảm biên chế như thế nào?
Bạn nên phản ứng như thế nào khi bị sa thải?
Nhà tuyển dụng khác có thể biết việc bạn bị sa thải không?
Lý do sa thải phổ biến
Danh sách sau đây bao gồm những lý do phổ biến nhất khiến nhân viên bị sa thải. Hãy sử dụng điều này làm điểm tham chiếu cho những điều không nên làm ở nơi làm việc:
1. Phá hỏng hoặc lấy cắp tài sản công ty
Phá hỏng hoặc lấy cắp tài sản từ nơi làm việc được coi là tội nghiêm trọng và chúng có thể khiến bạn bị sa thải khỏi bất kỳ vị trí nào.
Ô tô, điện thoại, máy tính xách tay,... của công ty không thuộc về nhân viên, vì vậy chúng cần được nhân viên duy trì trong tình trạng tốt trong suốt quá trình làm việc. Nếu bạn phá hỏng bất kỳ thiết bị nào trong số này, bạn có thể bị chấm dứt hợp đồng, cho dù đó có phải là tai nạn hay không. Những hư hỏng này có thể tốn kém để thay thế và thậm chí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty.
Hành vi trộm cắp sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, cho dù đó là các vật dụng có giá trị như tiền mặt hoặc đơn giản như đồ dùng văn phòng như bút và giấy để sử dụng cá nhân.
2. Tàng trữ, sử dụng chất cấm hoặc rượu khi đang làm việc
Điều này có vẻ khá rõ ràng. Uống rượu hoặc bất kỳ hình thức sử dụng chất cấm nào trong thời gian làm việc của công ty bạn sẽ bị sa thải. Điều này bao gồm việc đến nơi để làm việc trong tình trạng say xỉn, đặc biệt là theo bất kỳ cách nào cản trở hiệu quả công việc của bạn.
Bạn có thể gặp rắc rối đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp này, tùy thuộc vào giới hạn độ tuổi liên quan đến rượu và chất cấm.
3. Làm sai lệch hồ sơ công ty
Làm sai lệch tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc sửa đổi thông tin trên biểu mẫu với ý định lừa đảo ai đó. Những tài liệu này có thể bao gồm bảng chấm công của nhân viên, tờ khai thuế, hồ sơ tài khoản ngân hàng hoặc hồ sơ bán hàng. Bất cứ điều gì lừa dối công ty hoặc khách hàng của công ty đều có thể gây ra những tác động có hại cho tất cả những người có liên quan.
Mức độ không trung thực này là phi đạo đức và có thể gây ra các vấn đề pháp lý hoặc hiệu suất lâu dài cho công ty. Trong một số trường hợp, điều này cũng có thể dẫn đến án tù cho người bị kết án, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi giả mạo.
4. Sử dụng mạng xã hội không phù hợp
Các công ty có quyền sa thải một nhân viên dựa trên việc sử dụng mạng xã hội. Nếu họ nhận thấy rằng một nhân viên tham gia vào các hoạt động, hành vi hoặc ngôn ngữ không phù hợp với chính sách của công ty bên ngoài công việc, thì nhân viên đó có thể bị chấm dứt hợp đồng. Một vấn đề khác có thể là xúc phạm công ty trên môi trường mạng.
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đăng lên Facebook về ngày tồi tệ mà bạn đã trải qua tại nơi làm việc hoặc chia sẻ những bức ảnh selfie đáng xấu hổ từ ngày cuối tuần say xỉn của bạn. Việc công ty và nhà tuyển dụng khác theo dõi cuộc sống của bạn trên mạng xã hội có vẻ cực đoan, nhưng họ có quyền sa thải bạn vì bất kỳ điều gì mà họ cho là không phù hợp và ảnh hưởng đến công ty..
Hầu hết các mạng xã hội đều có các tùy chọn bảo mật, vì vậy hãy đảm bảo bật chúng để hạn chế loại rủi ro này. Bạn cũng có thể tạo các tài khoản mạng xã hội cá nhân và công việc riêng biệt để tránh bất kỳ sự chồng chéo nào giữa cả hai phần trong cuộc sống của bạn.
5. Bất hợp tác
Mặc dù bạn có thể không chắc chắn rằng sẽ luôn đồng ý với người quản lý của mình hoặc hài lòng khi thực hiện nhiệm vụ, nhưng việc từ chối hoàn toàn công việc có thể khiến bạn gặp rắc rối. Hành vi cố ý cản trở hoặc giọng điệu gây chiến có thể khiến bạn mất việc, đặc biệt là tùy thuộc vào tần suất của hành vi.
Nếu bạn không đồng ý với điều gì đó mà sếp của bạn nói hoặc làm hoặc muốn bày tỏ sự không hài lòng với các nhiệm vụ hoặc điều kiện cụ thể, hãy giải quyết vấn đề đó một cách riêng tư và chuyên nghiệp.
Nếu bạn từ chối làm điều gì đó mà bạn cho là vi phạm chính sách hoặc vi phạm pháp luật, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự để được trợ giúp.
6. Hành vi sai trái hoặc hành vi không phù hợp.
Danh mục này rất rộng và bao gồm các thể loại quấy rối, bắt nạt, hành vi phạm tội, gian lận, không trung thực và xúc phạm thể chất hoặc lời nói.
Một công ty chắc chắn có thể sa thải một nhân viên vì bất kỳ điều nào trong số này, nhưng họ cũng có thể phải đối mặt với các khoản phí bồi thường thiệt hại tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành động.
7. Hiệu suất kém
Đây có thể là một trong những nguyên nhân hay tội nhẹ nhất trong tất cả các tội có thể xảy ra và cũng phổ biến nhất.
Các công ty muốn nhân viên hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả và hiệu suất kém có thể dẫn đến việc một nhân viên trở thành người chịu trách nhiệm và lãng phí nguồn lực quý giá của công ty.
Nếu bạn không hoàn thành các nhiệm vụ được nêu trong mô tả công việc của mình, luôn cần giám sát hoặc làm lại công việc hoặc nhận được cảnh báo liên tục về hiệu suất của bạn, công ty có thể coi bạn là một khoản đầu tư tệ hại và sa thải bạn.
8. Không tuân thủ thời gian
Điều này có thể bao gồm đi muộn liên tục, thường xuyên nghỉ ốm, nghỉ không được phê duyệt hoặc không đi làm khi dự kiến.
Sự vắng mặt liên tục và kéo dài tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn và công việc của các nhân viên khác trong nhóm. Hãy để ý điều này, đặc biệt nếu công việc của bạn mang tính định hướng nhóm hoặc thường xuyên phải hoàn thành các dự án.
9. Sử dụng tài sản công ty cho mục đích cá nhân
Tùy thuộc vào công ty, nhà tuyển dụng của bạn có thể không phiền nếu bạn thỉnh thoảng sử dụng thiết bị của công ty cho tài liệu cá nhân hoặc email. Vấn đề phát sinh khi bạn thường xuyên bị bắt gặp sử dụng internet hoặc thiết bị của công ty cho mục đích cá nhân thay vì công việc.
Việc sử dụng máy tính xách tay, máy in và máy quét không nhằm mục đích làm việc có thể bị một số công ty coi là hành vi trộm cắp, đây là lý do để chấm dứt hợp đồng.
10. Vi phạm chính sách của công ty
Các chính sách về nơi làm việc là sẽ có những chi tiết khác nhau đối với mỗi công ty, vì vậy hãy đảm bảo xem lại các chính sách của công ty trước khi bạn bắt đầu làm việc, nhất là chính sách liên quan đến vấn đề bảo mật. Việc vi phạm có thể bị coi là khá nghiêm trọng, tùy thuộc vào từng công ty và chính sách.
Các chính sách của công ty có thể bao gồm nhiều thứ, chẳng hạn như lời ăn tiếng nói nơi làm việc, quy tắc ăn mặc, các thủ tục tuân theo, hẹn hò ở văn phòng và ứng xử trên mạng xã hội. Những loại vi phạm này thường bao gồm các lỗi nhỏ hơn, nhưng tốt nhất là bạn nên được thông báo về các quy tắc để có thể tránh vi phạm chúng.
Q & A phổ biến về việc bị sa thải
Điều gì xảy ra nếu bạn bị sa thải?
Khi bạn bị sa thải khỏi một công việc, bạn sẽ được thông báo về ngày làm việc cuối cùng của mình (hoặc là ngay lập tức, trong một số trường hợp) và được cung cấp thông tin về mức lương cuối cùng của bạn và bất kỳ các quyền lợi nào nếu có. Thông thường, bạn sẽ được chỉ dẫn bởi người quản lý của bạn, nhân viên nhân sự hoặc cả hai.
Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu trả lại tài sản của công ty và được yêu cầu dọn dẹp không gian làm việc của bạn. Có thể sẽ có các cuộc trò chuyện, email và thủ tục giấy tờ tiếp theo trong những ngày ngay sau khi bạn bị sa thải, nhưng toàn bộ quá trình sẽ kết thúc chưa đầy một tuần.
Bị sa thải có tệ không?
Mặc dù việc bị sa thải - chấm dứt công việc không tự nguyện không phải là dấu hiệu thất nghiệp vĩnh viễn, nhưng sẽ là khó khăn khi bạn tiếp cận cơ hội việc làm mới, nhất là lúc nhà tuyển dụng tiềm năng đề cập đến vấn đề trong công việc trước đây.
Bị sa thải không chỉ là tổn thất về mặt thu nhập mà còn là tổn thương lòng tự trọng và hầu hết mọi người đều đồng ý rằng bị sa thải là một sự kiện tồi tệ.
Nhưng để tìm điểm tích cực mà nói thì sa thải giống như một cú giáng mạnh buộc bạn phải nghiêm túc tìm kiếm một nghề nghiệp thực sự phù hợp với sở thích và kỹ năng của bản thân, thay vì cố chấp giữ lấy điều không phù hợp làm ảnh hưởng tiêu cực cho đôi bên.
Bị đuổi việc nghĩa là gì?
Bị đuổi việc - sa thải đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng làm việc của bạn. Đó là một trong những hình thức chấm dứt không tự nguyện vì người lao động đã không lựa chọn việc chấm dứt hợp đồng.
Bị sa thải khác với bị giảm biên chế như thế nào?
Khi công ty sa thải một nhân viên, đó vì các nguyên nhân nghiêm trọng như phần trước đã nêu do nhân viên đó gây ra. Còn khi nhân viên bị cắt giảm biên chế, thì không phải do vấn để ở bản thân họ mà là do tình hình tài chính chung của công ty.
Khi bị cắt giảm biên chế, bạn thường đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi như đúng quy định pháp luật.
Bạn nên phản ứng như thế nào khi bị sa thải?
Khi bị sa thải, bạn không nên nói bất cứ điều gì trong cơn nóng giận, thất vọng hoặc lo lắng mà sau này bạn có thể phải hối hận. Một cách lành mạnh để tránh bộc lộ phản ứng tiêu cực là yêu cầu một chút thời gian để xử lý các thông tin, riêng tư nếu bạn muốn lấy lại bình tĩnh!
Nếu bạn muốn đấu tranh cho công việc của mình, bạn có thể hỏi xem họ có xem xét lại hay không và những bước cần thiết để thực hiện điều đó. Dù vậy, bạn nên cố gắng hết sức để hiểu chính xác lý do bị sa thải để sử dụng thông tin đó cải thiện bản thân và tìm một công việc mới phù hợp hơn với mình.
Nhà tuyển dụng khác có thể biết việc bạn bị sa thải không?
Nhà tuyển dụng tiềm năng có thể tra được việc bạn bị sa thải. Nếu bạn trung thực trong CV về kinh nghiệm làm việc của mình và trung thực trong danh sách các tài liệu tham khảo chuyên nghiệp, thì người quản lý tuyển dụng có tất cả các công cụ họ cần để khám phá sự thật.
Tất nhiên, bạn có thể tránh đề cập quá chi tiết trong cuộc đối thoại và trong CV. Tuy nhiên việc gian dối để phủ nhận lấp liếm chuyện bạn từng bị sa thải và bị nhà tuyển dụng tiềm năng phát hiện sẽ khiến cơ hội công việc của bạn thực sự bế tắc
Bỏ việc có tốt hơn là bị sa thải?
Tất nhiên trong hầu hết các trường hợp thì bạn chủ động nghỉ việc sẽ tốt hơn là bị sa thải. Chủ động thôi việc sẽ bảo vệ danh tiếng của bạn, cho phép bạn kiểm soát thời gian và các điều khoản rời đi, đồng thời giúp thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh hơn với người chủ cũ của bạn.
Bị sa thải gần như hoàn toàn tiêu cực, vì bạn có thể sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp và sẽ không có nhiều thông tin tham khảo từ nhà tuyển dụng đó. Ngoài ra, khi bạn bị sa thải, bạn không có bất kỳ quyền kiểm soát nào về thời gian, vì vậy bạn không thể lập kế hoạch tiết kiệm hoặc lập ngân sách của mình xung quanh sự thay đổi lớn trong cuộc sống.
Mặt khác, bị cắt giảm biên chế thường đi kèm với quyền nhận trợ cấp và sẽ không gặp nhiều khó khăn khi tìm công việc mới. Nếu bạn nghe tin tức rằng bộ phận của bạn có thể sắp bị cắt giảm, thì có thể chủ động hơn trong quyết định thôi việc và tìm việc mơi!
Kết luận
Bị sa thải rất khó để xử lý. Bạn phải đối mặt với thất bại của việc rời khỏi một công việc đang ổn định và có khả năng ảnh hưởng đến cơ hội công việc khác trong tương lai.
Hãy nhận biết những nguyên nhân phổ biến khiến nhân viên bị sa thải và cố gắng hết sức để tránh những hành vi liên quan đến chúng. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để bảo vệ công việc của mình và chủ động trong các quyết định sự nghiệp!
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn