4 bước để có bài PR bản thân trong CV chuẩn Nhật

PR bản thân trong CV là truyền đạt những điểm mạnh của bản thân, lĩnh vực sở trường, tính chuyên môn cho doanh nghiệp nơi mà mình ứng tuyển, để quảng bá bản thân. Ở giai đoạn lọc hồ sơ, các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn điền vào CV và hồ sơ công việc, và nó sẽ trở thành tài liệu để trả lời những câu hỏi trong lúc phỏng vấn. Để thành công trong việc chuyển đổi sang một công việc mới, có thể nói rằng việc tự chuẩn bị PR cho bản thân với một mẫu cv chuyên nghiệp được các nhà tuyển dụng đánh giá là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng.

4 bước để có bài PR bản thân trong CV chuẩn Nhật
4 bước để có bài PR bản thân trong CV chuẩn Nhật

Ngoài việc có thể sử dụng ngay lập tức các mẫu câu chuẩn bị trong CV và hồ sơ công việc từ quan điểm của nhà tuyển dụng, làm thế nào để suy nghĩ ra một bài viết tự PR bản thân có chất lượng, thì chúng tôi sẽ giải thích rộng rãi các cách làm thế nào để truyền đạt PR bản thân có thể được đánh giá cao trong cuộc phỏng vấn.

Mục lục
•    1. Cách suy nghĩ, tóm tắt về PR bản thân được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
•    2. Các điểm chính trong khi viết PR bản thân trong CV , hồ sơ công việc
•    3. Các ví dụ khi viết PR bản thân trong CV, hồ sơ công việc.

 

I. Tóm tắt bài PR bản thân trong CV được đánh giá cao

Trong các hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp, PR bản thân là một yếu tố quan trọng để quảng bá bản thân với công ty mà bạn đang ứng tuyển. Bạn nên nghĩ rằng việc tự PR  bản thân trong CV để là hỗ trợ cho quyết định tuyển dụng. Bằng cách tích cực trình bày cho bản thân lý do bạn nên thuê chính mình và những gì bạn có thể đóng góp khi gia nhập công ty. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp tóm tắt kết hợp hai yếu tố “ lý do bạn nên thuê bản thân”, “ bạn có thể đóng góp gì khi gia nhập công ty”

BƯỚC 1.  Đưa ra các kinh nghiệm trong công việc và những thành tích thực tế trong quá khứ.

Đầu tiên,  hãy đưa ra những nội dung công việc của bản thân mà  bạn đã làm đến thời điểm hiện tại. Nếu bạn là nhân viên bán hàng thì bạn có thể nêu ra “cách thu thập khách hàng thường xuyên”, “ đề xuất tiếp tục với khách hàng hiện tại”. Nếu bạn là một người làm mảng kế hoạch- Marketing thì bạn có thể coi việc đó như là “ khởi động một dự án mới”, “ chính sách xúc tiến đề án”

Tiếp theo, thêm thành tích thực tế có thể được thể hiện bằng con số trong nội dung công việc mà bạn đã làm. Nếu bạn là nhân viên bán hàng thì chắc chắn có những câu dạng như “một năm tôi có 20 khách hàng”, “ tôi đạt được 150% doanh số bán hàng”. Những gì liên quan trực tiếp đến lợi ích của công ty là dễ hiểu nhất. Nhưng cũng có những trường hợp khó khăn thì có thể là những hình thức như : “ quản lý tiến độ dự toán liên quan đến tổng cộng 30 người" hoặc là “hiệu suất sản xuất tăng khoảng 120 %”. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng là thể hiện nó bằng số.

BƯỚC 2: Hãy hình dung các năng lực cần thiết trong công việc và công ty bạn muốn ứng tuyển-  Lựa chọn kỹ càng những kinh nghiệm và thành tích thực tế.

Nhiệm vụ tiếp theo chúng ta cần làm là hình dung các năng lực cần thiết trong công ty ứng tuyển và nghề nghiệp đang được áp dụng. Hãy hiểu rằng dù bạn có thành tích như thế nào trong công ty cũ thì đối với công việc công ty bạn đang ứng tuyển sẽ không có ý nghĩa gì cả. Ví dụ như rõ ràng là ngay cả khi khi bạn ứng tuyển công việc văn phòng, bạn PR bản thân trong CV như bạn giỏi trong việc kinh doanh các dự án mới, đạt được mức tăng trưởng doanh số bán hàng 150%  so với năm ngoái trong công việc trước đó, bạn vẫn sẽ không nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. 

Điều quan trọng trong nội dung của tự PR bản thân là cần phải biết kết hợp với các yêu cầu năng lực của công ty ứng tuyển, công việc, kinh nghiệm , thành tích thực tế, tính chuyên môn, kỹ năng,… Không bao giờ là đủ nếu bạn chỉ truyền đạt những điểm mạnh của mình một cách mù quáng như “những công việc như vậy tôi có thể làm được”, “tôi có những năng lực này”

▼PR bản thân bao gồm cách chọn kinh nghiệm và thành tích thực tế:

Công thức đê có 1 bài PR chuẩn Nhật

Điều đầu tiên bạn cần làm để hiểu các năng lực yêu cầu trong công việc và công ty ứng tuyển là nắm rõ thông tin tuyển dụng. Các thông tin cơ bản về nội dung công việc thuộc bộ phận bạn đang ứng tuyển thì thường bao gồm “một nhiệm vụ dự kiến sẽ đạt được sau khi gia nhập công ty”. Đặc biệt các nhiệm vụ nên được việt một cách chi tiết về các yêu cầu kỹ năng cần thiết. Hãy xem xét những kinh nghiệm và thành tích thực tế nên được đưa vào tự PR bản thân trong CV sau khi có hiểu biết về công việc đó một cách chắc chắn.

Ngoài ra, quy mô và mô hình kinh doanh của công ty ứng viên có thể là một gợi ý để biết các yêu cầu năng lực cần thiết. Ví dụ, nếu bạn đăng ký vào một công ty liên doanh, bạn có thể nhấn mạnh "tính chủ động", "mức độ nhận thức về thành tích mục tiêu cao", "các kỹ năng để có thể tự mình đảm nhiệm một loạt các lĩnh vực". Ngược lại, trong một công ty lớn có số lượng nhân viên lớn, về việc nghĩ rằng có thể được yêu cầu về “kinh nghiệm trong tiến trình dự án phối hợp với các bộ phận khác" và "kỹ năng giám sátcác công ty thuê ngoài" .

Hơn nữa trong thời điểm này , tốt hơn là giới hạn các điểm hấp dẫn ở hai hoặc ba. Tự PR bản thân trong lúc viết CV và hồ sơ công việc cũng như trong lúc trả lời phỏng vấn đều được yêu cầu đơn giản. Nếu bạn cố gắng nhồi nhét nhiều yếu tố một cách bừa bãi, nội dung sẽ lỏng lẻo, thiếu sự cụ thể, và nó có thể mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

BƯỚC 3. Diễn đạt lại các kinh nghiệm, thành tích thực tế mà bạn đã lựa chọn kỹ càng.

Tiếp theo, hãy thể hiện khả năng và kỹ năng cần thiết để nhận ra trải nghiệm và thành tích thực tế đã  được bạn lựa chọn cẩn thận. Đây là một từ khóa tượng trưng cho nội dung tự PR và cũng là một tiêu đề khi tự PR bản thân vào CV.

BƯỚC 4: Tóm tắt tự PR bản thân thành các câu ngăn khoảng từ 100 đến 200 từ.

Bước cuối cùng là PR bạn trong một câu. Tuy nhiên, không có gì khó khăn nếu bạn đi qua bước 1 đến bước 3. Vấn đề là mô tả rõ ràng cách bạn có thể sử dụng kinh nghiệm, thành tích và kỹ năng của mình sau khi gia nhập công ty. Đầu tiên, những kinh nghiệm và thành tích được lựa chọn kĩ càng trong bước 1 và bước 2 thì hãy để nguyên như vậy. Những câu như "mỗi tháng bạn có 20 khách hang mới", "bạn đạt được mức tăng trưởng doanh số bán hàng 150%  so với năm ngoái" thì bạn nên để lại.

Tiếp theo, sau khi đã điều tra được công việc mình sẽ làm sau khi gia nhập công ty, hãy liên kết các kinh nghiệm, thành tích thực tế của mình trong bước 3 với công việc sau khi gia nhập công ty.

Đó là quy tắc vàng để tóm tắt bài tự PR bản thân trong CV. Khi bạn viết dài dòng trong CV của mình hoặc nói chuyện dài dòng trong lúc phỏng vấn thì sẽ làm cho bài PR của bạn trở nên khó hiểu và không truyền đạt được nội dung mình muốn truyền đạt cho nhà tuyển dụng. Bài PR của bạn sẽ tốt hơn khi nó được tóm gọn trong khoảng 100-200 từ. Nếu có những điểm đáng chú ý, các nhà tuyển dụng sẽ đào sâu nó trong cuộc phỏng vấn.

Trong bài giới thiệu bản thân không được kể các kỷ niệm thời đi học, điểm mạnh mang tính riêng tư, cá nhân:

Không đề cập đến kỉ niệm thời đi học, hay các thế mạnh không liên quan, mang tính riêng tư

Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết được sau khi đọc bài giới thiệu bản thân của bạn là sau khi vào công ty họ, bạn có thể làm việc tốt hay không. Dù bạn viết rằng bạn thông minh, bạn dễ tính nhưng người tuyển dụng không hình dung được những tính cách đó có phục vụ được cho công việc hay không thì cũng vô nghĩa. Hơn nữa, nếu bạn kể về những việc thời đi học hay những việc riêng tư, ngược lại nhà tuyển dụng sẽ nghĩ “Người đi làm nhưng không hề có điểm mạnh trong công việc”. Trong bài giới thiệu bản thân, nhất định là phải chọn viết những kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong công việc.

II.  Viết về CV và kinh nghiệm làm việc trong bài giới thiệu bản thân:

Sau đây là mô tả cách viết CV và các kinh nghiệm làm việc của bản thân, hơn nữa sẽ giới thiệu các thủ thuật cụ thể để bạn viết. Khi viết bài giới thiệu bản thân, bố cục bài viết là một điểm quan trọng. Nhà tuyển dụng một ngày phải đọc rất nhiều bài ứng tuyển, và nếu bài viết của bạn quá dài hay chữ quá nhỏ sẽ rất khó đọc và không truyền tải hết nội dung muốn nói với họ.
▼Ví dụ cách viết về CV, kinh nghiệm làm việc(mẫu)

Mẫu viết về sơ yếu lí lịch, kinh nghiệm làm việc
Mẫu viết về sơ yếu lí lịch, kinh nghiệm làm việc

Các điểm lưu ý và cách viết chuẩn bài giới thiệu bản thân:

► Ghi các điểm quan trọng thành từng đoạn rõ ràng: Dù là bạn viết về kinh nghiệm làm việc hay sơ yếu lí lịch thì trong bài giới thiệu bạn hãy viết thành một đoạn dài, nhà tuyển dụng nhìn vào sẽ biết ngay đó là điểm quan trọng.
Khuyến khích các bạn viết thành từng đoạn. Đầu đoạn hãy viết “Năng lực...”, “Đã hoàn thành...” theo những kỹ năng, năng lực mà bạn đã nghĩ ở Bước 3, đoạn chính hãy bày tỏ nguyện vọng sau khi vào làm ở công ty. Trình bày như thế thì nhà tuyển dụng vừa nhìn vào đã hiểu nội dung bạn muốn nói.

► Dung lượng bài viết từ 7-8 đoạn, 1 chủ đề viết tối đa 3 dòng: Hơn nữa, nếu bạn viết sơ yếu lí lịch thì viết 7-8 đoạn là lý tưởng nhất. Có một vài khoảng trống trong bài viết thì đoạn viết dài sẽ dễ đọc hơn. Nếu bạn viết về kinh nghiệm làm việc, không có khuôn mẫu chung cho phần PR bản thân trong CV nhưng một chủ đề bạn nên viết thành 3 dòng thì sẽ tốt hơn.

► Tuyệt đối không viết nhầm, không sai lỗi tiếng Nhật: Khi nhà tuyển dụng đọc qua bài viết ứng tuyển, họ sẽ đánh giá năng lực tiếng Nhật của bạn. Nếu dùng sai từ hay ý nghĩa đoạn văn không cụ thể, rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng xấu và bất an rằng “Liệu rằng công ty có thể giao việc cho người này được không?”.

III. Các ví dụ khi viết PR bản thân trong CV, hồ sơ công việc.

▼Ví dụ về giới thiệu bản thân, ứng tuyển vài vị trí bán hàng(mẫu)

【例文】

・目標達成意欲
約6年間、不動産営業に従事。その中で、常に売り上げ目標を達成することを意識してきました。達成に向けたプロセスを日々の訪問数・架電数に落とし込み取り組んだ結果、月間目標を15カ月連続達成。全社約200人の営業の中で年間MVPを受賞しました。
・ヒアリング力
購入目的だけでなく、ライフスタイルや趣味、将来設計など細かなヒアリングを徹底しています。お客様の人生全体を見据えた上で購入時期等含めご提案し、タイミングを見ながらフォローを継続。その結果、受注率70%以上を実現。このスキルを活かし、新規開拓営業として御社の売り上げ拡大に貢献していきたいと考えております。
<Giải thích>
Cấu trúc đầu tiên nêu câu kết luận, sau đó nêu các luận cứ sẽ rất dễ hiểu. Hãy nêu cụ thể các thành tích đã đạt được của bản thân như:「15カ月連続達成」「約200人の中から年間MVP受賞」「受注率70%. Bài viết có luận cứ được chia thành các chương sẽ được đánh giá cao. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ người ngày có thể kinh doanh tốt trong chính công ty của họ.
 

▼Ví dụ về giới thiệu bản thân, ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng(mẫu)

【例文】

​​​​​・効率を追求する姿勢
50人規模の会社で経費精算を担当。私が担当になるまでExcelで管理を行っており、ミスの多発につながっていました。そこで、経費精算システムの導入を提案して実現。この結果、週10時間かかっていた精算業務を6時間にまで減らすことができました。
・正確性
ミスが許されないという強い責任感を持ち、作業のすべてにチェックリストを利用。ダブルチェックを徹底した結果、前職に従事した2年間、数字のミスをしたことはありません。この正確性は貴社の経理業務でも活きると考えています。
<Giải thích>
 Bài viết rõ ràng sẽ hấp dẫn và dễ đọc。Khi mà nêu ra「効率化」「正確性」là những kỹ năng cần thiết cho công việc kế toán, nhà tuyển dụng có thể hình dung được dáng vẻ làm việc của bạn một cách cụ thể. Dù đang ở chương nêu luận cứ mạnh mẽ, đừng chỉ tập trung vào các điểm đã nêu, bạn hãy thẳng thắn nêu thêm lí do mà bạn làm những việc đó ở phần PR bản thân trong CV, điều này sẽ gây  ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

▼Ví dụ về giới thiệu bản thân, ứng tuyển vị trí nhân viên ký thuật (mẫu)

【例文】

・進行管理能力
現在の職場では4年にわたり、30人規模のエンジニアチームをまとめてきました。プロジェクトの円滑な進行には、問題の早期発見が重要と考え、週1回メンバーと面談の時間を設け状況を把握。メンバーへのサポートを継続した結果、納期が遅れたことは一度もありません。クライアントからも信頼を得、リピーター率は8割を超えています。
・スピード
速さを意識し、効率化に努めています。プロジェクトの初期段階で必要な条件を細かく整理し、作業中に迷いやトラブルが生じないよう徹底しています。その結果、1カ月を予定していた開発プロジェクトを2週間で仕上げたこともあります。
<Giải thích>
 Trình bày một cách hợp lý rằng nếu là kỹ sư thì công việc tiến hành thế nào, kết quả đã đạt được những gì. Đừng chỉ nói về những thành tích, hãy nói giản lược rằng bạn đã làm việc dựa trên căn cứ, cơ sở nào cũng quan trọng, điều này sẽ gây được ấn tượng tốt khi nhà tuyển dụng đọc phần PR bản thân hấp dẫn trong một mẫu CV xin việc đẹp của bạn. Viết những con số chính xác như 4 năm, 30 người, 2 tuần,... nội dung sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.

Kết luận

Và đó là 4 bước để có một bìa PR bản thân ấn tượng dành cho ứng viên đang có nhu cầu ứng tuyển vào các việc làm tại Nhật. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích trong con đường tìm kiếm việc làm mơ ước của mình nhé.


Tin tức liên quan

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!