Cần hỏi gì trước khi nhận lời mời làm việc?

Vậy là kết quả phỏng vấn xin việc của bạn đã thành công mỹ mãn khi bạn đã vượt qua các ứng viên khác và hiện đã nhận được lời mời nhận việc (Offer) của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ngay lập tức phản hồi đồng ý có thể sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề sau này. Hãy cân nhắc một vài yếu tố của việc làm đó. Vậy thì cần hỏi gì trước khi nhận lời mời làm việc của nhà tuyển dụng, cũng như tự hỏi chính bạn!

Cần hỏi gì trước khi nhận lời mời làm việc?
Cần hỏi gì trước khi nhận lời mời làm việc?

Vì sao nên cân nhắc một Offer trước khi đồng ý

Chắc chắn bạn đã rất thành tựu khi trúng tuyển và nhận được lời mời từ nhà tuyển dụng. Lắm lúc sự hồ hởi này sẽ khiến bạn ngay lập tức reply email nhận offer từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu làm vậy bạn có thể sẽ bỏ lỡ một vài yếu tố quan trọng.

Những yếu tố này nếu không được cân nhắc rất có thể sẽ trở thành rào cản khi bạn bắt đầu làm việc tại công ty mới đó! Ngoài ra một ứng viên có thể nhận được nhiều Offer cùng lúc và đứng trước nhiều lựa chọn thì việc cân nhắc nên nhận lời công ty nào là việc tất yếu!

Dưới đây sẽ là những câu hỏi bạn có thể tham khảo để hỏi nhà tuyển dụng và tự hỏi chính mình trước khi ra quyết định cuối cùng!

Câu hỏi quan trọng trước khi nhận Offer

Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi đó. Họ là ai? Có thể bạn sẽ không nhất thiết hỏi tất cả các câu dưới đây, bởi vì có thể bạn có câu bạn đã biết rồi hoặc một số câu có thể không quá quan trọng với giá trị của bạn. Trước hết chúng ta cùng đến các câu hỏi liên quan đến thỏa thuận công việc.

Câu hỏi về thỏa thuận công việc

Câu hỏi về thỏa thuận công việc trước khi nhận lời mời làm việc
Câu hỏi về thỏa thuận công việc trước khi nhận lời mời làm việc

một số điểm chính bạn cần biết trước khi đồng ý một lời mời làm việc. Hầu hết những điểm rất quan trọng, những thứ như công việc trả lương như thế nào, sẽ được giải thích cho bạn ngay lập tức, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì thế, hãy xem qua một vài câu hỏi liên quan đến công việc mà bạn nên hỏi nhé!

  • Thời gian bắt đầu làm việc? Thời gian làm việc như thế nào?
  • Tên chức vụ của là gì?
  • Công ty có cơ cấu tổ chức thế nào? Ai là cấp trên và cấp dưới của tôi?
  • Có được lựa chọn làm việc tại nhà? Nếu vậy, bao nhiêu phần trăm công việc có thể làm tại nhà?
  • Mức lương được đề nghị là bao nhiêu? (Có thể thương lượng không?)
  • Mức lương công ty đưa ra có phải là lương cứng không? Có mức thưởng, hoa hồng hay bonus không và như thế nào?
  • Gói phúc lợi bao gồm những gì? Hình thức hỗ trợ Bảo hiểm như thế nào?
  • Ngày nghỉ phép của tôi là bao nhiêu, nếu hết năm dư ra sẽ được cộng dồn vào năm sau hay tính như thế nào? (Có thể thương lượng không?)
  • Hạn chót để tôi phải đưa ra quyết định nhận việc là khi nào?

Câu hỏi về vai trò của bạn với công ty

Câu hỏi về vai trò của bạn với công ty

Ghi lại một số thông tin quan trọng về vai trò của bạn và những gì bạn sẽ làm có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn và thương lượng khi cần thiết. Có rất nhiều điều được thảo luận trong quá trình phỏng vấn nhưng việc làm rõ thêm có thể giúp bạn chuẩn bị cho công việc một cách lâu dài:

  • Vì sao công ty cần người cho vị trí công việc này?
  • Vị trí này đã có từ đầu hay vẫn đang tiếp tục phát triển trong công ty?
  • Có người làm ở vị trí này trước tôi không hay đây là một vị trí mới?
  • những ai hiện đang giữ vị trí này hoặc các vị trí tương tự không?
  • Tôi sẽ được đào tạo như thế nào hoặc kế hoạch đào tạo là gì?
  • Vị trí của tôi có thể thăng chức lên vị trí nào không?
  • Tiêu chí đánh giá hiệu quả của công việc này như thế nào?
  • Một ngày làm việc điển hình sẽ như thế nào không?
  • Khi nào được đánh giá định kỳ và xét tăng lương?

Câu hỏi về công ty

Công việc có thể là những gì bạn muốn ở thời điểm này nhưng rất có thể bạn sẽ gặp các rắc rối mới khác sau này khi vào làm việc vì văn hóa phong cách quản lý và bầu không khí của công ty không phù hợp với bạn!

Nếu có thể hãy đến thăm công ty trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó hỏi thêm một số câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn đánh giá môi trường làm việc và văn hóa của công ty tốt hơn:

  • Văn hóa công ty của anh/chị như thế nào?
  • Có quy định về trang phục hoặc đồng phục không?
  • Nhân viên có được thiết kế chương trình đào tạo và nâng cao năng lực không?
  • Có những cơ hội nào để phát triển bản thân?
  • Công ty có các hoạt động xã hội nào không?
  • Mục tiêu của công ty trong ngắn hạn và năm năm tới là gì?
  • Có các bộ phận khác và các chi nhánh khác không?
  • Tôi có thể tham quan công ty để xem nơi tôi sẽ làm việc không?
  • Công ty có tạo điều kiện để nhân viên cân bằng công việc / cuộc sống không, đó là gì?
  • Có các phòng khác ngoài công việc không? (phòng tập thể dục, quán cà phê, pantry (phòng ăn nhẹ), v.v.)?

Câu hỏi về bộ phận và team

Chi tiết và trực tiếp hơn cả văn hóa công ty đó là bộ phận/ team gồm những người và công việc mà bạn sẽ thường xuyên làm việc cùng. Bạn nên tìm hiểu thêm về quy trình làm việc của bộ phận /team và sau đó cố gắng kết hợp điều đó với thói quen và sở thích làm việc của bạn.

Dưới đây là một số câu hỏi để bạn có thể tăng thêm hiểu biết của mình về bộ phận/ team sẽ làm việc cùng!

  • Tôi sẽ báo cáo với ai?
  • Phong cách quản lý của người quản lý trực tiếp của tôi là gì?
  • bao nhiêu người trong bộ phận đó?
  • Người hướng dẫn và dẫn dắt tôi trong thời gian đầu và tương lai có phải là 2 người khác nhau?
  • Team đã thực hiện những dự án nào trước đây?
  • Các dự án quan trọng nhất hiện tại đối với team là gì?
  • Công việc sẽ được phân chia như thế nào cho cả nhóm?
  • Quyền hạn được phân chia như thế nào trong team và ngoài team?

Câu hỏi tự hỏi bản thân

Sau khi đã có được những thông tin nhất định về công việc mà bạn đang cân nhắc để nhận lời, thì bạn cũng cần hiểu rõ bản thân và xác nhận lại một lần nữa về mức độ phù hợp của 2 bên, có thể là những điều bạn chưa nghĩ tới ở vòng nộp CV và phỏng vấn.

Những câu hỏi để tự hỏi bản thân sau đây, thậm chí có thể khó hơn những câu bạn hỏi nhà tuyển dụng ở phía trên. Vì vậy, hãy sẵn sàng và thành thật với chính mình để đi đến quyết định sáng suốt nhé!

  • Nếu không tính đến chuyện mưu sinh tiền bạc thì tôi có muốn công việc này không?
  • Điều gì về công việc này thu hút tôi và tôi có thể gắn bó lâu dài không?
  • Tôi có bất kỳ lo lắng hay băn khoăn nào về công việc này như công ty và năng lực của mình không?
  • Công việc này có thể giúp tôi đến gần hơn với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của mình không?
  • Công việc này sẽ thay đổi cuộc sống trước đây của tôi như thế nào? (Chẳng hạn như thói quen, khối lượng công việc, trách nhiệm công việc cao hơn trước đây ra sao? Bản thân tôi có cần thay đổi gì để thích nghi với công việc này cho cuộc sống của mình?)
  • Đây là công việc mơ ước của tôi hay nó là một bước đệm? Nếu đó là bước đệm, công ty có giúp tôi tiến lên không?
  • Tôi cảm thấy thế nào về công ty? Văn hóa có phù hợp với tôi không, và tôi có ủng hộ sứ ​​mệnh của họ không?
  • Các phúc lợi (y tế, kỳ nghỉ, phụ cấp, v.v.) có phù hợp với những gì tôi cần và mong muốn không?
  • Tôi đã tìm hiểu những gì người khác nói về công ty đủ để thực sự biết về nội bộ này chưa? 
  • Sau những gì công ty cung cấp và môi trường làm việc hãy tưởng tượng tôi đang làm công việc này thì tôi có cảm thấy hạnh phúc không?

Phản hồi cho nhà tuyển dụng

Mục đích chung của việc hỏi tất cả những câu hỏi trên là tìm hiểu sâu và xem liệu bạn có phù hợp với công ty hay không và công ty có phù hợp với bạn hay không. Bạn không bắt buộc phải chấp nhận một công việc chỉ vì bạn trúng tuyển, trên thực tế một người có thể trúng tuyển nhiều công ty và họ cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn.

Hãy nhớ rằng, quá trình tìm việc của bạn thực sự là hai chiều, khi mà công ty đang tuyển chọn thì bạn cũng có quyền chọn công ty. Tư duy đó đặt ra một bước ngoặt cho trải nghiệm và có thể tăng cường sự tự tin và thoải mái của bạn trong toàn bộ quá trình.

Phản hồi đồng ý lời mời làm việc

Nếu bạn quyết định đồng ý với một offer, thì sự đồng ý này cần một thủ tục chính thức rõ ràng bằng văn bản.Thông thường, công ty sẽ yêu cầu bạn ký một số thủ tục giấy tờ chi tiết hợp đồng lao động, các gói phúc lợi và có thể nhiều hơn nữa.

Trước khi đến các thủ tục này bạn cần phản hồi email của họ.

mẫu thư đồng ý lời mời nhận việc bằng tiếng Anh
Bài viết liên quan
Mẫu thư đồng ý lời mời nhận việc bằng tiếng Anh
Những lời đề nghị chấp nhận công việc này có thể có thể gây nhầm lẫn nếu bạn không hiểu rõ. Chẳng hạn như, trong bao lâu thì bạn có thể phản hồi nhận một công việc? Thế nào là một sự đồng ý nhận việc mang tính chính thức? Có cần phải gửi mail đồng ý lời mời làm việc, hay nói qua điện thoại và nhắn tin là đủ?

Xem thêm về các mẫu thư đồng ý lời mời nhận việc bằng tiếng Anh để tham khảo!

Nếu đó là công việc tự do (Freelance) hoặc thời vụ, part-time, có thể không có thủ tục giấy tờ này. Trong trường hợp này, thỏa thuận chính thức sẽ được tính bằng các liên hệ qua email có nêu chi tiết sự đồng ý của bạn và các điều khoản.

Hãy nhớ rằng khi bạn chấp nhận lời đề nghị, bạn sẽ không còn phải thương lượng nữa. Nếu bạn muốn có công việc nhưng không hài lòng với một phần lời đề nghị, bạn cần thương lượng thêm trước khi chấp nhận.

Từ chối lời mời làm việc

Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng bản cảm thấy Offer này không phù hợp với bản thân nữa, hay có thể là bạn đã nhận được một Offer khác phù hợp hơn. 

Trên thực tế cũng có khá nhiều lý do đến bước này ứng viên lại từ chối, không riêng gì hai lý do trên, nhưng hóc búa ở chỗ là bạn nên từ chối nhà tuyển dụng như thế nào để tránh gây ra khó chịu và thể hiện sự chuyên nghiệp!

Cách tốt nhất để từ chối lời mời làm việc là cảm ơn nhà tuyển dụng vì lời đề nghị đó và sau đó cho họ biết rằng bạn cảm thấy nó không phù hợp với bạn vào thời điểm này. Ngay cả khi bạn không bao giờ muốn làm việc cho họ thì cũng đừng nói điều đó ra. Hãy bao gồm những điều này trong một email từ chối lời mời làm việc gửi đến nhà tuyển dụng!

Kết luận

Vậy là còn bước này nữa thôi để bạn kết thúc một quá trình ứng tuyển cho một vị trí công việc này, nhưng thả lỏng cảnh giác và chủ quan vì quá vui mừng có thể sẽ khiến bạn hối hận với quyết định của mình sau này! Hi vọng rằng sau khi biết được cần hỏi gì trước khi nhận lời mời làm việc sẽ có thêm dữ kiện củng cố cho quyết định sáng suốt của mình! Chúc bạn thành công!


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!