Điều chỉnh CV theo từng công việc bạn ứng tuyển
Là một người tìm việc, bạn chắc chắn có nhiều lựa chọn việc làm khác nhau nên không thể chỉ gửi CV cho một công ty được. Tuy nhiên, nếu gửi nhiều công ty với cùng một CV thì sẽ không hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải biết cách và điều chỉnh CV theo từng vị trí công việc mà mình ứng tuyển để tăng khả năng vượt vòng duyệt hồ sơ.
Tổng quan 3 bước điều chỉnh CV
Bước 1: Thu thập và tổng hợp thông tin của bạn
Bước 2: Đọc và phân tích Job Description (Mô tả công việc)
Bước 3: Đưa vào và sắp xếp các thông tin có liên quan
Điều chỉnh CV dựa trên Job Description
Dòng mở đầu về Job Description (JD)
Mục Nhiệm vụ (Responsibilities) của JD
Mục Yêu cầu công việc (Requirements) của JD
Mục trình độ (Qualifications) của JD
Mục Summary bao gồm các “Requirements”
Tại sao phải điều chỉnh CV?
Việc gửi cùng một CV cho mọi công ty bạn quan tâm (đặc biệt nếu là cùng một vị trí công việc) thì sẽ rất nhanh chóng. Tuy nhiên mỗi công ty dù có tuyển dụng cùng một vị trí thì cũng sẽ có những đặc điểm và các yêu cầu chi tiết khác nhau. Vì vậy việc gửi cùng 1 CV cho tất cả công ty có thể khiến cho CV của bạn không phù hợp và dễ bị đánh rớt.
Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng còn sử dụng công cụ ATS để giúp họ lọc CV khi số lượng ứng tuyển quá nhiều. Nếu CV của bạn không có những chi tiết mà nhà tuyển dụng quan tâm thì chắc bạn cũng sẽ không vượt qua được vòng này.
Từ hai điều trên chúng ta thấy rằng việc điều chỉnh CV là hoàn toàn cần thiết để bạn ứng tuyển ở nhiều công ty khác nhau dù là cùng một vị trí công việc hay ngành nghề.
Tổng quan 3 bước điều chỉnh CV
Bước 1: Thu thập và tổng hợp thông tin của bạn
Thiết lập một bộ thông tin liên quan đến các năng lực làm việc của bạn và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn đạt được. Sau đó sắp xếp chúng theo các danh mục chính nên có trong một CV chuẩn. Ở bước này bạn hãy cố gắng khai thác những điều về cá nhân bạn nhiều nhất có thể mà chưa cần phải quan tâm công ty mình sẽ ứng tuyển là công ty nào.
Bước 2: Đọc và phân tích Job Description (Mô tả công việc)
Đọc cẩn thận từng Job Description của những nhà tuyển dụng bạn muốn ứng tuyển. Trong lúc đọc hãy đánh dấu lại những từ khóa hoặc chi tiết chính liên quan đến công việc. Chúng là những điều bạn cần đưa vào từng CV của mình sau này.
Bước 3: Đưa vào và sắp xếp các thông tin có liên quan
Ở bước này việc còn lại của bạn là tìm ra thông tin liên quan từ bộ thông tin của chính mình với các chi tiết của từng nhà tuyển dụng. Sau đó sắp xếp chúng thành một định dạng CV hoàn chỉnh. Thế là với mỗi công ty bạn đã có thể có mỗi CV mang màu sắc khác nhau nhưng hoàn toàn phù hợp.
Điểm qua 3 bước này bạn có thể thấy nó quá đơn giản, nhưng thực tế khi bắt tay vào làm bạn sẽ không rõ mình sẽ phải thực hiện cụ thể như thế nào. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho bạn.
Điều chỉnh CV dựa trên Job Description
Tất nhiên, để điều chỉnh thành công CV bạn cần đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì mà từng công ty đang tìm kiếm nhân viên mới cần. Dưới đây là cách đọc và phân tích thành công một Job Description và sử dụng nó để xác định chính xác điều gì sẽ giúp CV của bạn có cơ hội tốt nhất để vượt qua hệ thống lọc CV.
Dòng mở đầu về Job Description (JD)
Hầu hết các mô tả công việc đều bắt đầu với câu khái quát chung về vai trò cần tuyển dụng. Cố gắng gắn những kinh nghiệm làm việc có liên quan của bạn vào CV dựa trên các từ khóa và cụm từ có trong JD.
Ví dụ: nếu phần tổng quan cho vị trí Sale đề cập đến “gặp mặt trực tiếp với khách hàng” bạn nên đảm bảo đưa cụm từ chính xác này vào CV của mình. Tuy nhiên việc copy paste sẽ không thuyết phục được nhà tuyển dụng, nên bạn hãy đưa cụm từ này vào một câu mô tả về quá trình làm việc trong phần kinh nghiệm.
Mục Nhiệm vụ (Responsibilities) của JD
Phần này thường khá rõ ràng để bạn nắm được những gì bạn sẽ làm nếu vào công ty này. Tương tự hãy tìm kiếm sự liên quan trong các nhiệm vụ này với những nhiệm vụ trong quá khứ bạn từng đảm nhận để đưa vào CV.
Thậm chí nếu bạn có thể sắp xếp các nhiệm vụ trong CV của bạn giống với thứ tự của các nhiệm vụ trong mục Responsibilities được liệt kê trong JD cũng sẽ giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh.
Mục Yêu cầu công việc (Requirements) của JD
Đây là phần quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng vì đây là những điều CẦN THIẾT nhất định để bạn có thể trở thành một ứng viên thành công cho vị trí này. May mắn thay, đây cũng là phần khá cụ thể và sau khi đọc qua chúng, bạn sẽ biết khá rõ liệu mình có đủ tiêu chuẩn cho vị trí này hay không.
Quan trọng là bạn có thể linh hoạt, chẳng hạn như với yêu cầu "3+ năm kinh nghiệm" và bạn chỉ có 2 năm hơn thì cũng có thể mạnh dạn ứng tuyển. Tuy nhiên, với những yêu cầu quá rõ ràng như “bằng cấp: thạc sĩ tâm lý học” mà bạn không có thì bạn nên từ bỏ cơ hội này và chuyển sang cơ hộ .
Mục trình độ (Qualifications) của JD
Một số JD có phần Qualification. Đây thường là danh sách các tố chất không thể kiểm chứng mà không yêu cầu bất kỳ kinh nghiệm cụ thể nào, nên bạn hãy tận dụng những chi tiết trong mục này nếu có.
Hầu như luôn là các kỹ năng mềm, như “làm việc nhóm” và “giao tiếp tốt”. Hãy chắc chắn rằng bạn bao gồm các kỹ năng này (nếu JD có) bằng một mô tả về nhiệm vụ bạn đã làm trong các công việc trước đây vào CV.
Các Keywords của JD
Một điểm chung của tất cả các hướng dẫn này là tầm quan trọng của việc đối sánh các từ khóa trong CV của bạn với những từ khóa trong JD.
Từ khóa là chìa khóa dù ứng tuyển công việc gì. Nếu bạn có thể bao gồm một cách liền mạch các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với các từ khóa trong JD, bạn sẽ tạo cho mình một lợi thế lớn so với đối thủ khi vượt qua các bộ lọc ATS - cũng như nổi bật trước các nhà tuyển dụng.
Những mẹo điều chỉnh CV khác
Bên cạnh những từ khóa và chi tiết phù hợp bạn có thể áp dụng thêm các mẹo dưới đây để khiên CV của mình nổi bật.
Điều chỉnh Tiêu đề CV (Title)
Tiêu đề CV sẽ là một trong những điều đầu tiên mà một nhà tuyển dụng nhìn thấy. Tuy nhiên, để họ tìm thấy, tiêu đề của bạn cần được tối ưu hóa từ khóa. Do đó, hãy bao gồm chức danh công việc hiện tại của bạn hoặc chức danh bạn đang ứng tuyển vào Title. Hơn nữa, đây là cơ hội để bạn “quảng bá” nhanh và thu hút sự chú ý.
Mục Summary bao gồm các “Requirements”
Sau tiêu đề của bạn, hãy bao gồm mục Summary về các bằng cấp, năng lực mà có thể dễ dàng điều chỉnh bằng cách chèn các từ khóa chính từ JD của nhà tuyển dụng.
Ví dụ: nếu bạn là Marketing manager, hãy bao gồm số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý Marketing. Để tăng cơ hội nhận được một cuộc phỏng vấn, hãy chứng minh trình độ của bạn với một ví dụ ngắn gọn, có thể đo lường được.
Điều chỉnh thứ tự các mục
Một CV ưu tiên các kỹ năng hơn quá trình làm việc có thể giúp bạn làm nổi bật các kỹ năng liên quan của mình. Điều này đặc biệt quan trọng nếu JD có nhiều có yêu cầu quá khác với công việc trước đây (bao gồm trường hợp đổi ngành mới).
Còn nếu JD có nhiều yêu cầu tương đồng và bạn có một số quá trình làm việc tuyệt vời để thể hiện thì thứ tự kinh nghiệm lên trước hoặc bao gồm các kỹ năng chuyên môn sẽ mang lại cho bạn cơ hội để làm nổi bật cả kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
Loại bỏ các kinh nghiệm không liên quan
Nếu bạn đủ may mắn để có nhiều kinh nghiệm làm việc và sự nghiệp lâu năm hoặc đã làm việc trong nhiều lĩnh vực, hãy chọn và lọc ra những kinh nghiệm có liên quan với nội dung JD bạn ứng tuyển vào CV.
Nếu cảm thấy phần lớn kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của bạn không phù hợp, hãy để mục Kỹ năng lên trước mục Kinh nghiệm sẽ cho phép bạn giải thích tất cả các kỹ năng và thành tích của mình mà không cần mài giũa trong các công việc cụ thể.
Kết luận
Gửi một CV cho tất cả các công ty bạn quan tâm là một chiến lược ứng tuyển không hiệu quả và không tận dụng được các năng lực làm việc của bản thân. Vì thế bạn cần phải có từng CV khác nhau cho mỗi công ty. Hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn biết cách làm thế nào để điều chỉnh CV thành nhiều CV thích hợp, tăng khả năng trúng tuyển.
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất