Job Description là gì? Download mẫu JD ngành IT miễn phí
Job Description là một tài liệu không thể thiếu trong quá trình tìm việc dù bạn là nhà tuyển dụng danh tiếng đến đâu. Hơn thế nữa, kết quả của quá trình tuyển dụng có thành công hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào cách bạn tạo và truyền đạt Job Description này. Vậy đâu là tiêu chí và những điều cần lưu ý với Job Description là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của Job Description tốt
※1 Thu hút các ứng viên tiềm năng
※3 Chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn
※5 Đơn giản hóa việc tìm kiếm##
2. Giới thiệu công ty - Mission of company
3. Tóm tắt vai trò công việc - Role Summary / Responsibilities
4. Yêu cầu trong công việc (Job Requirements)
5. Điều kiện cần về kỹ năng (Must have)
6. Điều kiện ưu tiên về kỹ năng (Nice to Have)
10. Điều kiện và môi trường làm việc
Điều gì khiến Job Description đặc biệt
Job Description là gì?
Job Description (Mô tả công việc) là một tài liệu tóm tắt các trách nhiệm, hoạt động, nhiệm vụ, trình độ và kỹ năng cần thiết cho một vị trí công việc cần được tuyển dụng. Còn được viết tắt là JD, và được biết đến như một tài liệu quan trọng và không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng.
Tầm quan trọng của Job Description tốt
Một Job Description hiệu quả sẽ cung cấp đủ chi tiết để ứng viên xác định xem họ có đủ tiêu chuẩn cho vị trí công việc nào đó không.
Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát của Indeed, 52% người tìm việc cho biết chất lượng của Job Description có ảnh hưởng rất lớn hoặc cực kỳ lớn đến quyết định ứng tuyển của họ. Dưới đây là một vài lý do cụ thể khiến việc có một Job Description tốt lại quan trọng.
※1 Thu hút các ứng viên tiềm năng
Một JD được trau chuốt kỹ lưỡng có thể giúp cả ứng viên được chọn và người phỏng vấn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn. JD sẽ là cơ sở hữu ích để ứng viên chuẩn bị cho các nội dung mình cần tập trung và nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi đúng trọng tâm. Điều này sẽ khiến buổi phỏng vấn đi đúng hướng và đạt được kết quả xứng đáng cho cả hai phía.
※2 Hạn chế cồng kềnh
Một Job Description rõ ràng sẽ có lợi cho cả 2 phía. Các ứng viên tiềm năng sẽ hiểu những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi ở họ, các ứng viên đủ điều kiện hơn sẽ ứng tuyển. Khi JD rõ ràng, phía công ty bạn cũng sẽ nhanh tiến vào giai đoạn tiếp theo của quá trình tuyển dụng khi tiết kiệm được thời gian cho việc sàng lọc CV thay vì đọc quá nhiều CV không đạt.
※3 Chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn
Một JD được trau chuốt kỹ lưỡng có thể giúp cả ứng viên được chọn và người phỏng vấn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn. JD sẽ là cơ sở hữu ích để ứng viên chuẩn bị cho các nội dung mình cần tập trung và nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi đúng trọng tâm. Điều này sẽ khiến buổi phỏng vấn đi đúng hướng và đạt được kết quả xứng đáng cho cả hai phía.
※4 Tạo ấn tượng đẹp ban đầu
Job Description thường là điểm đầu tiên mà ứng viên tiếp xúc với công ty bạn và có thể định hình ấn tượng đầu tiên của họ. Cũng giống như CV và Cover letter, bất kỳ thuật ngữ khó hiểu hoặc lỗi chính tả, ngữ pháp nào cũng sẽ khiến ứng viên thất vọng và để lại ấn tượng tiêu cực lâu dài.
※5 Đơn giản hóa việc tìm kiếm##
Tìm kiếm việc làm vô cùng tốn thời gian, đặc biệt là đối với 73% ứng viên thụ động và không có nhu cầu tìm việc. JD rõ ràng và ngắn gọn giúp ứng viên tiềm năng so sánh mức lương, phúc lợi, quyền lợi đặc biệt và thậm chí cả văn hóa công ty để quyết định ứng tuyển giữa rất nhiều cơ hội việc làm khác trên thị trường việc làm. Từ đó nâng cao trải nghiệm ứng tuyển và thương hiệu tuyển dụng của công ty.
※6 Thiết lập cơ sở làm việc
Một khi ứng viên được tuyển dụng, JD sẽ là cơ sở để đo lường sự phát triển, tham khảo trong quá trình đánh giá hiệu suất và xem xét các cơ hội đào tạo trong tương lai đối với nhân viên mới.
Cách viết Job Description
Một JD tốt là kết hợp của sự chỉnh chu nhưng ngắn gọn. JD nên sử dụng các thuật ngữ công việc và giữ một giọng văn chuyên nghiệp. Phá cách một chút cũng không sao, nhưng đừng lạm dụng nó. Nếu bạn không xem trọng Job Description thì các ứng viên hàng đầu sẽ chuyển sang các cơ hội khác.
Dưới đây là phác thảo các phần chính mà mọi Job Description nên có:
1. Chức vụ - Job Title
Làm cho tiêu đề công việc rõ ràng và ngắn gọn. Mọi người sẽ tìm kiếm các cụm từ mà họ biết, vì vậy đừng đi lạc khỏi ngôn ngữ tiêu chuẩn trong ngành của các chức danh công việc phổ biến.
Đảm bảo bao gồm các đặc điểm chính cụ thể, như các kỹ năng cần thiết cho vai trò. Chức danh AngularJS Senior Developer sẽ có tính mô tả cao hơn nhiều so với Developer và sẽ thu hút nhiều ứng viên có năng lực phù hợp hơn.
2. Giới thiệu công ty - Mission of company
Hầu hết các công ty đều có một tuyên bố sứ mệnh dài dòng với các giá trị cốt lõi và quy tắc văn hóa. Rút gọn nội dung này xuống còn khoảng 2 đến 4 câu và đưa vào JD của bạn.
Đối với các ứng viên đang theo dõi nhiều công ty và các cơ hội việc làm khác nhau cùng lúc thì mô tả liên quan đến các nhiệm vụ bắt đầu giống nhau. Lúc này, hình ảnh và mục tiêu của hoạt động của công ty sẽ trở thành tiêu chí tiếp theo để họ quyết định gửi CV hay không.
3. Tóm tắt vai trò công việc - Role Summary / Responsibilities
Viết một bản tóm tắt ngắn gọn từ 3 đến 5 câu về những gì ứng viên sẽ làm trong vị trí công việc được tuyển, người mà họ sẽ làm việc cùng và bất kỳ tố chất (đặc điểm) chung nào mà bộ phận /team của bạn đang tìm kiếm ở thành viên mới đó.
4. Yêu cầu trong công việc (Job Requirements)
Đưa ra 5 đến 10 gạch đầu dòng về những gì ứng viên có thể sẽ đảm nhận trong vai trò công việc này. Dưới đây là một vài tips:
- Viết thành câu hoàn chỉnh.
- Hãy kỹ lưỡng. Các ứng viên sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn và vai trò nếu họ biết chính xác những gì nhà tuyển dụng cần ở họ.
- Đừng chi tiết quá mức. Bạn không cần phải bao gồm việc vận chuyển một máy tính xách tay nặng 2 ký để tham gia các cuộc họp trong JD. Ứng viên sẽ trở nên khó chịu và ngừng đọc.
5. Điều kiện cần về kỹ năng (Must have)
Liệt kê 5 đến 7 gạch đầu dòng là hoàn toàn cần thiết để ứng viên có thể hiểu và hoàn thành trong vai trò mà họ đang ứng tuyển.
- Bao gồm trình độ cần đạt để ứng tuyển, chẳng hạn như số năm kinh nghiệm.
- Cần làm rõ những thành phần hồ sơ mà bạn cần ứng viên gửi khi ứng tuyển chẳng hạn như portfolio, video giới thiệu bản thân, CV, Cover letter, etc, Skill Sheet, v.v.
- Thông tin quan trọng khác bao gồm Education (Học vấn), kinh nghiệm (Work Experiences), chứng chỉ (Certificates) và kiến thức về các nền tảng cụ thể.
6. Điều kiện ưu tiên về kỹ năng (Nice to Have)
Nếu có bất kỳ tố chất (đặc điểm) nào khác mà bạn cần ứng viên có, hãy bao gồm những chi tiết này ở mục Nice to have.
Mặc dù không nhất thiết phải có mục này, nhưng nó có thể giúp ứng viên biết những gì cần đưa vào CV hoặc buổi phỏng vấn để giúp họ trở nên nổi bật giúp bạn đánh giá giữa các ứng viên với nhau dễ hơn.
7. Mức lương và thưởng
61% người tìm việc coi thông tin lương thưởng là phần quan trọng nhất của Job Description. Nhiều công ty vẫn từ chối cung cấp thông tin này trong JD, nhưng đã đến lúc bạn phải cân nhắc để đề cập đến điều này để tăng hiệu quả cạnh tranh trong tuyển dụng giữa thị trường việc làm sôi động ngày nay.
8. Thời gian
Sẽ càng tốt nếu bạn đã định được thời gian bạn cần nhân viên mới bắt đầu làm việc và đưa nó vào JD.
Ngoài ra, nếu bạn chưa có quyết định của thể thì có thể thêm “Giờ làm việc” vào. Gần đây thời gian làm việc linh hoạt ngày càng phổ biến hơn đối với nhân viên chính thức, kết hợp với hình thức làm việc linh hoạt mà không cần phải có mặt tại văn phòng trong suốt giờ hành chính.
Hãy xem xét tính chất vị trí công việc mà bạn đang tuyển và cân nhắc thời gian làm việc linh hoạt như một yếu tố phúc lợi để thu hút ứng viên.
9. Địa điểm nơi làm việc
Nhiều công ty có các chi nhánh văn phòng ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước, thế nên cũng đừng nên bỏ sót chi tiết này trong JD. Để tăng cường trải nghiệm tuyển dụng tích cực ngay từ ấn tượng đầu tiên bạn có thể nhúng vị trí nơi làm việc từ Google map vào Website công ty ngay dưới tin tuyển dụng.
10. Điều kiện và môi trường làm việc
Mọi ứng viên đều muốn biết những gì có thể kỳ vọng trong môi trường làm việc tương lai của họ. Hoặc là có bất kỳ yêu cầu nào về thiết bị cho vị trí công việc này mà ứng viên tự trang bị không? Quy định về trang phục sẽ là gì?
11. Kêu gọi hành động
Hãy chắc chắn rằng bạn có hướng dẫn cách ứng tuyển trong JD kèm thông tin liên lạc và thời hạn ứng tuyển. Đừng làm cho việc ứng tuyển trở nên phức tạp hoặc khó chịu vì điều đó sẽ làm giảm trải nghiệm của ứng viên, khiến họ nản chí và chuyển sang các cơ hội việc làm khác.
Điều gì khiến Job Description đặc biệt
Ngày nay, nhiều công ty đang bao gồm các chi tiết giúp phân biệt họ với các nhà tuyển dụng khác. Chắc chắn có sự cân bằng giữa việc viết một Job Description kỹ lưỡng với “thái quá” và điều đó tùy thuộc vào quyết định của công ty bạn. Dưới đây là một số phần nên cân nhắc đưa vào Job Description của bạn.
1. Phúc lợi (Benefits)
Các lợi ích phi tài chính thường là yếu tố quyết định đối với các ứng viên tương lai. Những thứ cần bao gồm là…
- Hỗ trợ các loại bảo hiểm
- Trợ cấp và phụ cấp chẳng hạn như phí đi lại, phí cần chi để vận hành công việc.
- Các tùy chọn về lịch trình làm việc dành cho nhân viên là phụ huynh có con nhỏ
- Chính sách về kỳ nghỉ lễ và nghỉ phép có lương
2. Đặc quyền
Hãy nhớ rằng đặc quyền không giống như phúc lợi (Benefits). Đặc quyền là những lợi ích bổ sung tuyệt vời mà công ty cung cấp cho nhân viên để cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và giúp họ sống hạnh phúc hơn, hiệu quả hơn.
3. Văn hóa công ty
Chắc chắn đây là một chủ đề phổ biến khi nói đến việc làm. Một văn hóa công ty tích cực và phù hợp là mong ước tiềm ẩn trong mỗi người lao động hoặc thậm chí là nhận thức mạnh mẽ về điều này. Trên thực tế, 47% trong số người lao động cho rằng văn hóa công ty là lý do chính khiến họ tìm kiếm cơ hội mới.
Tổng hợp mẫu Job Description ngành IT
Là một nền tảng tìm việc chuyên cho các công việc thuộc ngành IT, GrowUpWork chia sẻ đến bạn đọc những mẫu JD tuyển dụng cho một số công việc phổ biến trong ngành CNTT.
Hãy XEM MẪU IT JOB DESCRIPTIONS được cập nhật thường xuyên!
Tạm kết
Job Description là một tài liệu không thể thiếu khi thực hiện việc tuyển dụng. Hơn thế nữa chất lượng của một Job Description cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình tuyển dụn nói riêng và thương hiệu tuyển dụng của công ty bạn. Hi vọng rằng nội dung này đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết để tạo một Job Description thu hút được sự quan tâm của nhiều ứng viên tiềm năng.
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất