Những lỗi có thể phá hủy thương hiệu tuyển dụng

Không chỉ giữa các ứng viên mà cả giữa nhưng nhà tuyển dụng cũng có sự cạnh tranh trong thị trường làm việc sôi động. Hành trình tuyển dụng cũng không dễ dàng hơn với hành trình tìm việc. Mắc một sai lầm có thể khiến quá trình tuyển dụng giảm sút hiệu quả và khó tìm được ứng viên thích hợp. Để hoạt động tuyển dụng được diễn ra hiệu quả chúng ta cần biết và tránh được những lỗi có thể phá hủy thương hiệu tuyển dụng!

Những lỗi có thể phá hủy thương hiệu tuyển dụng
Những lỗi có thể phá hủy thương hiệu tuyển dụng

Ảnh hưởng của hoạt động tuyển dụng

Một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào thương hiệu sản phẩm của mình để thành công. Vai trò của bạn với tư cách là nhà tuyển dụng cũng góp phần đảm bảo trải nghiệm và phản hồi của nhân viên cũ và hiện tại cũng mạnh mẽ như thông điệp bạn quảng bá thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhân viên của bạn và nhân viên tiềm năng có thể là kênh marketing tốt nhất của bạn. Mặt khác nếu làm không tốt thì cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của công ty. Chúng ta biết rằng có thể mất nhiều năm để xây dựng uy tín thương hiệu và chỉ cần vài giây để phá hủy nó!

Vậy những lỗi nào được xem là cách phá hủy hoàn toàn thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn, thông tin dưới đây sẽ cho bạn biết!

Những lỗi phá hủy thương hiệu tuyển dụng

Tin tuyển dụng sơ sài

Nếu bạn viết và đăng tin tuyển dụng trong lúc bị hối thúc thì rất có thể sẽ khiến bạn hối hận.
Những lỗi sai về chính tả tuy nhỏ nhặt nhưng thực tế có thể làm giảm giá trị thương hiệu công ty bạn xuống rất nhiều. 

Tin tuyển dụng là phương thức truyền đạt nhu cầu tuyển dụng của công ty nhưng nó còn ý nghĩa hơn thế. Ứng viên sẽ không cảm thấy tin tuyển dụng của bạn đáng tin nếu nội dung hình thức lộn xộn sơ sài và mắc lỗi chính tả!

Từ đó giảm hiệu quả tuyển dụngđẩy thương hiệu công ty của bạn xuống, nên hãy đầu tư cho bất kỳ tin tuyển dụng nào của công ty bạn nhé!

Ngôn từ phân biệt và kỳ thị

Không có cách nào nhanh hơn để khiến số lượng lớn người ứng tuyển bỏ đi hơn là sự phân biệt đối xử dù vô ý về giới tính, tuổi tác hoặc xuất thân trong nội dung tin tuyển dụng!

Dù công ty bạn có lớn và thương hiệu có nổi danh đến đâu mà tin tuyển dụng là chứa các ngôn từ và thể hiện sự phân biệt giới, tuổi tác và xuất thân thì ứng viên cảm thấy bản thân họ đã không được tôn trọng ngay ở bước đầu. 

Nhẹ hơn là họ cảm thấy sẽ thật khó làm việc với một công ty có những định kiến thể hiện rõ trên mặt giấy như vậy!

Quy trình ứng tuyển phức tạp

Mỗi bước bạn thêm vào trong quy trình ứng tuyển là một nguy cơ để vụt mất ứng viên. Hệ thống tuyển dụng lộn xộn, lỗi thời cũng là một trong những nguyên nhân khiến ứng viên nghi ngờ về tính chuyên nghiệp của công ty.

Như vậy việc phân ra thật nhiều bước trong quy trình ứng tuyển dụng không phải là một quyết định sáng suốt dù cho nó có giúp bạn dễ tuyển chọn được ứng viên thích hợp!

Ý tưởng cải tiến quy trình tuyển dụng
Bài viết liên quan
Ý tưởng cải tiến quy trình tuyển dụng
Chìa khóa cho việc tuyển dụng đúng người một cách nhanh chóng và đơn giản bao giờ cũng nằm ở quy trình tuyển dụng của bất kỳ tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ. Tùy vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh các công ty sẽ có những chiến lược cụ thể dành cho quy trình tuyển chọn nhân tài. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta vẫn có một số ý tưởng thú vị để cải tiến quy trình tuyển dụng hiệu quả.

Không hướng dẫn cách ứng tuyển.

Có một sai lầm thường gặp trong quảng cáo tuyển dụng là chỉ đơn giản yêu cầu ứng viên liên hệ qua điện thoại để biết thêm về công việc, nhưng không đề cập đến cách thức nộp hồ sơ hay ứng tuyển như thế nào. Điều này có thể khiến ứng viên cảm thấy bị "lôi kéo" chỉ để đáp ứng nhu cầu thu thập dữ liệu của nhà tuyển dụng thay vì được xem xét một cách nghiêm túc cho một cơ hội việc làm.

Vì thế hãy đảm bảo rằng tin tuyển dụng của bạn trên các kênh đều đang có nhu cầu thực sự và có hướng dẫn ứng viên cách ứng tuyển hồ sơ và hạn ứng tuyển cụ thể! 

Không trả lời phản hồi của ứng viên

Tất cả các ứng viên đều mong đợi một phản hồi, dù nhà tuyển dụng có chọn họ hay là không trong quá trình phỏng vấn!

Việc lãng quên và phớt lờ những phản hồi của ứng viên sẽ khiến họ hoang mang và nghi ngờ. Tệ hơn nếu họ liên lạc mà bạn không trả lời thì có thể họ sẽ review tiêu cực về hoạt động của công ty bạn trên các trang tuyển dụng.

Vì thế, dù cho bạn không tuyển chọn những ứng viên đã ứng tuyển thì cũng nên cho họ một thông báo và hồi đáp những phản hồi của ứng viên một cách lịch sự.

Hợp tác với công ty tuyển dụng không hiểu về công ty bạn

Các công ty tuyển dụng truyền thống thường làm việc với hàng chục công ty khách hàng khác nhau. Họ cũng có KPI nghiêm ngặt và các mục tiêu lớn

Đôi khi áp lực này cũng dẫn tới việc nhân viên tuyển dụng của các công ty này bất chấp số lượng mà bỏ quên chất lượng. Thậm chí họ có thể đã không đầu tư thời gian để tìm hiểu về công ty khác hàng mà chỉ rải CV trong data cho bạn hoặc soạn những tin tuyển dụng kém chất lượng gắn với thương hiệu công ty bạn chỉ để chạy đủ KPI.

Vì thế bạn cần cân nhắc lựa chọn các công ty tuyển dụng uy tín, lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp, đọc kỹ hợp đồng và dành thời gian nhắc nhở giám sát công ty tuyển dụng khi sử dụng dịch vụ của họ!

Chậm trễ ra quyết định phỏng vấn và tuyển dụng

Chậm trễ ra quyết định phỏng vấn và tuyển dụng
Chậm trễ ra quyết định phỏng vấn và tuyển dụng

Chậm trễ trong các quyết định không đơn giản chỉ là vụt mất những ứng viên thực sự phù hợp với công ty bạn mà là còn tạo điều kiện cho công ty khác có được nhân tài đó! Nhất là công ty đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó các quyết định chậm trễ có thể khiến ứng viên có trải nghiệm ngán ngẩm, từ đó hình ảnh thương hiệu công ty bạn trong mắt họ cũng giảm sút đáng kể. Nếu bạn có mở những cơ hội việc làm khác thì chưa chắc họ sẽ quyết định ứng tuyển lần nữa!

Thái độ đối đãi không tốt

Đây có thể là một trong những điều nhà tuyển dụng có khả năng kiểm soát thấp nhất trong buổi phỏng vấn, lần gặp gỡ đầu tiên tại văn phòng với các ứng viên. Đồng ý là bạn - nhà tuyển dụng có thể kiểm soát được thái độ và cách cư xử của bản thân nhưng không thể kiểm soát tất cả những nhân viên khác

Sự thờ ơ của nhân viên lễ tân hay ánh nhìn khó chịu của những nhân viên khác trong công ty với ứng viên đến phỏng vấn cũng khiến họ muốn chạy xa khi kết thúc phỏng vấn và để lại hình ảnh thương hiệu không mấy thân thiện và tử tế!

Quy trình phỏng vấn lộn xộn!

Quy trình tuyển dụng đơn giản dễ tiếp cận ứng viên không đồng nghĩa với việc nó có thể sơ sài và lộn xộn. Trong đó quy trình phỏng vấn lộn xộn sẽ khiến ứng viên hoang mang nhất!

Bởi họ là một người ngoài chưa biết gì nhiều về nội bộ công ty trong lần đầu đến công ty phỏng vấn, điều họ cần là một quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp, rõ ràng.

Nếu bạn không có hướng dẫn họ cụ thể và khéo léo, cũng như sắp xếp lịch trình phỏng vấn trùng lặp không có phương án dự phòng thì rất có thể sẽ khiến ứng viên từ hoang mang chuyển sang thất vọng.

Bên cạnh danh tiếng thì quy trình phỏng vấn không có cấu trúc sẽ dẫn đến kết quả tuyển dụng lộn xộn và hiệu quả kém!

Lợi dụng ý tưởng giải pháp của ứng viên 

Dù điều này nghe thật sai trái nhưng vẫn có nhiều công ty chấp nhận đánh đổi để làm điều này.
Thậm chí có công ty mở job không với mục đích tuyển dụng mà là để khai thác các ý tưởng giải pháp của ứng viên

Sự khai thác này thường núp bóng dưới các câu hỏi phỏng vấn tình huống, nhưng cũng không quá khó để các ứng viên nhận ra điều này nếu họ đã có kinh nghiệm phỏng vấn. 

Và bạn biết đó một khi ý tưởng được sử dụng mà chủ nhân của nó không được tuyển dụng sẽ là một sự phẫn nộ và thất vọng không hề nhỏ! Danh tiếng cũng như thương hiệu bị ảnh hưởng tiêu cực sau đó là điều tất nhiên!

Hứa hẹn nhưng không rõ ràng trong mô tả công việc

Hiện tại có nhiều công ty thu hút ứng viên bằng cách tạo sự tò mò khi cố gắng để một bản mô tả công việc không cụ thể với những từ như “hấp dẫn”, “tốt nhất” và nói với ứng viên rằng sẽ điều chỉnh các điều kiện và yêu cầu chi tiết phù hợp với ứng viên.

Cách làm này là con dao 2 lưỡi, chắc chắn rằng bạn vẫn có thể thu hút sự tò mò của ứng viên nhưng cũng đồng thời xây dựng kỳ vọng ảo cho họ. Một khi mọi thứ được làm rõ thì kỳ vọng của ứng viên và điều kiện chi tiết của công ty không gặp nhau sẽ tạo ra sự thất vọng to lớn!

Vì thế hãy thật cân nhắc với cách làm này và mọi chi tiết mà bạn thể hiện trong bảng mô tả công việc có đang khiến ứng viên hiểu lầm điều gì ngoài ý của bạn không!

Thổi phòng sai sự thật trong tin tuyển dụng

Thổi phòng và nói sai sự thật về cơ hội việc làm
Thổi phòng và nói sai sự thật về cơ hội việc làm

Thổi phòng, sai sự thật cũng là một lỗi nghiêm trọng không kém gì sự mơ hồ, thậm chí còn tồi tệ hơn. 

Hậu quả của việc làm này sẽ phá hủy hoàn toàn thương hiệu của bạn trong lòng ứng viên. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu bạn có thể thổi phồng những chi tiết về điều kiện việc làm không có thật thì ứng viên cũng có quyền thổi phòng những yếu điểm của công ty bạn bằng sự phẫn nộ khi họ phát hiện mình bị lừa dối! Rồi những tin thất thiệt sẽ tràn lan trên mạng vượt ngoài tầm kiểm soát của công ty bạn!

Ứng viên không được tới văn phòng

Nếu trong suốt quá trình tuyển dụng và trước quyết định offer mà ứng viên chưa tới gặp gỡ bạn tại nơi làm việc thì đây có thể trở thành một lỗi khá ngớ ngẩn khiến ứng viên cảm thấy mơ hồ về tổ chức mình đang cân nhắc làm việc!

Dù phải thừa nhận rằng việc tổ chức phỏng vấn ở các địa điểm như quán cafe sẽ tạo cảm giác thoải mái cho đôi bên nhưng nếu trước khi quyết định nhận lời mời làm việc mà ứng viên chưa được mời đến văn phòng thì sẽ là một sự thiếu sót. Thế nên dù có tổ chức phỏng vấn ở đâu thì bạn đừng quên mời ứng viên và sẵn sàng tiếp họ tại nơi làm việc chính thức nhé!

Hiểu sai văn hóa doanh nghiệp: “Work Hard and Play Hard”.

“Work Hard and Play Hard” tạm dịch là “Làm hết sức, chơi hết mình”. Thoạt nhìn đây là một văn hóa doanh nghiệp quá tuyệt vời để quảng bá, thu hút ứng viên tiềm năng ứng tuyển, nhưng sự thật thì có thể đi ngược lại.

Nếu công ty bạn cho nhân viên ở lại làm việc overtime thường xuyên rồi mua đồ ăn vặt cho họ vào lúc đó và xem điều này như “Work Hard and Play Hard” để quảng bá thì có thể sẽ khiến ứng viên chạy xa đó!

Vì thế hãy cẩn thận, cân nhắc trong việc quảng bá hình ảnh hoạt động nhân viên công ty. Đảm bảo các phúc lợi được cân bằng giữa phụ cấp và cơ hội đào tạo thăng tiến!

Xây dựng Profile công ty sai sự thật

Tương tự với hậu quả thể hiện mơ hồ và thêm bớt các chi tiết trong bảng mô tả công việc thì xây dựng Profile công ty sai sự thật cũng phá hủy thương hiệu tuyển dụng và công ty của bạn!

Hạn chế sự hiện diện

Sống và làm việc quá khép kín đối với nhà tuyển dụng sẽ gây ra bất lợi lớn với hiệu quả tuyển dụng của công ty cà cá nhân nhà tuyển dụng đó.

Cho dù thương hiệu của công ty bạn có tuyệt vời và thu hút ứng viên đến đâu, mà sự hiện diện của cá nhân bạn với tư cách là một nhà tuyển dụng lại quá mờ nhạt sẽ khiến ứng viên e ngại và nghi ngờ khi liên hệ với bạn để trao đổi về cơ hội việc làm!

Do vậy, bên cạnh việc chăm chú xây dựng bảng mô tả công việc tốt, xây dựng thương hiệu công ty tốt bạn cũng cần chú tâm về Profile của bản thân và các hoạt động thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trên các trang mạng xã hội!

Trả lương nhân viên trễ

Nếu bạn nghĩ rằng trả lương sớm hay muộn thì cũng là trả thôi thì hoàn toàn sai lầm! Việc trả lương cho nhân viên trong công ty trễ mà không có lý do chính đáng một cách thường xuyên sẽ khiến nhân viên nghi ngờ về tình hình tài chính của công ty chứ chưa nói đến những cá nhân bức xúc vì không thể xử lý các khoản chi trả của họ khi không có lương đúng hạn!

Mối nghi ngờ và bức xúc của nhân viên nội bộ sẽ phá hủy thương hiệu không nhanh nhưng sẽ rất triệt để từ trong ra ngoài. Nếu bạn thuộc ban tuyển dụng cũng cần góp ý với công ty để tránh việc trả lương trễ cho nhân viên (nếu có).

Nói xấu nhân viên cũ

Dù bạn không nói xấu nhân viên cũ trước mặt các ứng viên tiềm năng thì cũng đừng nói ở đâu khác, nhất là qua những dòng Status đá xéo trên mạng xã hội!

Thật sự không khó để một ứng viên tiềm năng khám phá ra văn hóa và không khí làm việc "độc hại" của một doanh nghiệp.

Dù có tuyển dụng họ thành công chưa chắc họ sẽ quyết định ở lại cùng bạn sau giai đoạn thử việc. Đây cũng chính là một trong những lỗi có thể dễ dàng phá hủy thương hiệu tuyển dụng của bạn và cả công ty!

Không có đánh giá nhân viên

Hầu hết các nhân viên không hăng hái và thường lo lắng vào mỗi đợt đánh giá (Performance Review) nhưng nếu công ty không làm đánh giá thì tình hình có thể tệ hơn.

Thật chất, sâu trong nhu cầu của mọi nhân viên thì họ luôn mong muốn được cấp trên phản hồi góp ý, cũng như muốn biết họ đã làm tốt ở đâu để tiếp tục phát huy.

Vì thế công ty vẫn cần tổ chức các hoạt động đánh giá năng lực và đảm bảo phản hồi với nhân viên một cách khéo léo nếu kết quả đáng tốt và tế nhị nếu nó chưa tốt!

Không thực hiện những điều đã cam kết

Nếu bạn nghĩ các ứng viên sẽ quên những mục tiêu và sáng kiến rầm rộ của công ty mà bạn đã hứa hẹn ở tương lai trong buổi phỏng vấn thì ngược lại họ sẽ nhớ rất rõ!

Nếu trong tương lai không có bất kỳ điều gì xảy ra trong những điều bạn đã hứa hẹn thì có nghĩa là bạn đang phá hủy thương hiệu tuyển dụng của công ty mình!

Tạm kết

Những lỗi có thể phá hủy thương hiệu tuyển dụng đã nêu ở trên có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tuyển dụng, thậm chí ngay cả khi bạn chưa tuyển dụng. Vì thế hãy thật thận trọng và tránh các lỗi này với tư cách là một nhà tuyển dụng và là một thành viên của công ty! Chúc bạn thành công!


Tin tức liên quan

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

Kỹ năng làm việc| 2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

Kỹ năng làm việc| 2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.

10 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT mà các HR phải biết

Kỹ năng làm việc| 2023-10-01
Giữ chân nhân tài là nhiệm vụ mà mọi công ty đều muốn thực hiện. Đó sẽ là cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nếu bạn cũng muốn thực hiện điều này thì hãy tham khảo top 10 cách giữ chân nhân tài ngành IT sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!