Mẹo xin thêm thời gian để cân nhắc offer
Thật đáng mừng khi bạn nhận được offer từ cơ hội công việc mà bạn đã trải qua một quá trình ứng tuyển và tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể bạn còn lấn cấn và một số điều khiến bạn cần cân nhắc thêm trước khi quyết định nhận một offer! Nếu vậy, bạn không nên im lặng quá lâu để suy nghĩ mà cần xin thêm thời gian để cân nhắc offer này với nhà tuyển dụng! Điểm qua thật nhanh các mẹo dưới đây nhé!
Khi nào mà bạn cần cân nhắc offer
Bạn nên xin thêm bao lâu để cân nhắc?
Nói gì để hỏi xin thêm thời gian?
Cách để xin thời gian cân nhắc offer
Những điều không nên nói với nhà tuyển dụng
Khi nào mà bạn cần cân nhắc offer
Nếu trực giác của bạn đang bảo bạn chậm lại trước khi đồng ý offer, hãy lắng nghe nó. Hãy dành chút thời gian để xem xét liệu bạn có thực sự muốn offer này hay không trước khi cam kết với nhà tuyển dụng.
Một trong những điều sai lầm nhất trong quá trình tìm việc là bạn nói “đồng ý” và nhận một vị trí công việc mà bạn không thực sự muốn.
Sẽ thật khó xử nếu bạn đổi ý và từ chối sau khi bạn đã đồng ý với một offer, thậm chí còn tệ hơn nếu bạn bắt đầu làm việc với offer đó. Việc hồi lại một quyết định quan trọng còn khó hơn nhiều so với việc dành thời gian để chắc chắn.
Nếu bạn không chắc đây có phải là công việc phù hợp với mình hoặc nếu bạn đang cân nhắc nhiều offer khác, điều tốt nhất nên làm là xin thêm thời gian để đưa ra quyết định sáng suốt. Dành thời gian để phân tích các offer.
Bạn nên xin thêm bao lâu để cân nhắc?
Khoảng thời gian các công ty có thể đợi ứng viên để đồng ý offer khác nhau tùy thuộc vào nhà tuyển dụng. Nói chung, một tuần là khung thời gian thông thường.
Nói gì để hỏi xin thêm thời gian?
Khi bạn được mời làm việc, bạn không nhất thiết phải phản hồi ngay lập tức trừ khi bạn hào hứng với offer và sẵn sàng chấp nhận.
Trên thực tế có nhiều nhà tuyển dụng rất khuyến khích ứng viên tiềm năng nhất cân nhắc kỹ lưỡng về lời mời làm việc cùng họ. Đừng cảm thấy như đây là một cơ hội khẩn cấp, phải trả lời “có” hoặc “không”ngay lập tức. Điều đó đặc biệt đúng nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn mình muốn vị trí công việc đó.
Điều quan trọng là phải cẩn thận về cách bạn xin thêm thời gian để cân nhắc về offer. Bạn không muốn làm mất lòng nhà tuyển dụng hoặc vụt mất offer vì bạn không phản hồi kịp thời.
Cách tốt nhất là phản hồi mail mời làm việc của họ bằng lời cảm ơn và sự đánh giá cao của bạn đối với offer. Giữ cho nội dung tích cực và chuyên nghiệp, nhắc lại sự quan tâm của bạn với cơ hội việc làm của công ty.
Cách để xin thời gian cân nhắc offer
Sau đây là một vài cách bạn có thể dùng để xin thêm thời gian nếu bạn chưa chắc chắn với một offer công việc.
1. Hỏi về thời hạn
Khi bạn nhận được offer, bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng xem có thời hạn để phản hồi offer hay không. Tuy nhiên, hãy mở đầu câu hỏi của bạn bằng cách gửi lời cảm ơn vì offer này. Nếu có thời hạn và có vẻ như không đủ với bạn thì hãy hỏi xem liệu có thể xin gia hạn thêm hay không. Dù bằng cách nào, bạn sẽ biết chính xác mình sẽ cần bao nhiêu thời gian để thông báo lại cho nhà tuyển dụng về quyết định của mình.
Trong hầu hết các trường hợp, tốt hơn hết là bạn nên đánh giá cẩn thận mức lương, phúc lợi, đặc quyền, trách nhiệm công việc và liệu đây có phải là hướng bạn muốn trong sự nghiệp của mình hay không trước khi chấp nhận.
2. Đặt câu hỏi
Một lựa chọn khác để có thêm thời gian quyết định là đặt câu hỏi. Có thể mất một thời gian để nhà tuyển dụng liên hệ lại với bạn và điều đó sẽ giúp bạn làm rõ bất kỳ mối quan ngại nào của bạn về offer này. Điều quan trọng là phải biết toàn bộ gói lương thưởng, phúc lợi, kỳ nghỉ, chế độ hưu trí và đặc quyền.
Bạn cũng cần biết khi nào công ty muốn bạn bắt đầu làm việc để có thể lên kế hoạch chuyển đổi từ công việc hiện tại sang công việc mới. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bạn.
3. Đàm phán
Nếu bạn không chắc chắn 100% rằng mình muốn công việc đó, hãy xem xét việc thương lượng về một số điểm mà bạn cảm thấy chưa đúng với mong muốn của mình trong offer đó!
Thời điểm bạn bắt đầu công việc cũng có thể được thương lượng và việc có thêm thời gian trước khi gia nhập công ty có thể giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
Những điều không nên nói với nhà tuyển dụng
Có một số điều bạn không nên nói ra khi đang muốn kéo dài thời gian để cân nhắc một quyết định. Đừng đánh mất lời offer vì bạn đã thô lỗ hoặc đột ngột khi nhận được nó.
Ngay cả khi mức lương quá thấp và công việc không như bạn mong muốn, hãy lịch sự và cảm kích khi bạn từ chối. Không ai thích bị từ chối, bao gồm cả những nhà tuyển dụng.
- Tôi không chắc liệu mình có muốn công việc này hay không, tôi sẽ cho anh/chị biết sau
- Tôi sẽ liên hệ lại với anh/chị.
- Tôi không chắc, tôi sẽ suy nghĩ về nó.
- Tôi đã nghĩ rằng công việc sẽ có mức lương cao hơn.
- Tôi không thích địa điểm làm việc hoặc giờ làm.
Nếu công việc này không phải là mảnh ghép sự nghiệp hoàn hảo với bạn, nhưng bạn thích nhà tuyển dụng, có thể có một vị trí khác mà bạn quan tâm.
Giữ cuộc trò chuyện tích cực sẽ mở ra những cơ hội khác cho tương lai. Sự tiêu cực có thể sẽ đánh bật bạn khỏi danh sách tuyển dụng tiềm năng.
Vì sao không nên trì hoãn và im lặng
Điều quan trọng cần lưu ý là bạn không nên để quá lâu khi quyết định chấp nhận hay từ chối nhận việc. Bạn không muốn có nguy cơ đánh mất cơ hội của mình bằng cách trì hoãn hoặc để nhà tuyển dụng đợi quá lâu.
Hãy phản hồi dù chưa có quyết định và xin thêm thời gian.
Hãy nhớ rằng nếu bạn không phản hồi kịp thời, công ty có thể rút lại lời offer, vì một số phần của offer có thể nhạy cảm về thời gian và có thể hết hạn, hoặc nhà tuyển dụng có thể cần một người có thể bắt đầu vào một ngày cụ thể. Nếu bạn không sẵn sàng, bạn có thể không nhận được công việc.
Hãy dành thời gian để chắc chắn rằng công việc phù hợp với bạn, nhưng đừng dành quá nhiều thời gian để quyết định!
Tạm kết
Đồng ý hay từ chối lời mời nhận việc là một quyết định quan trọng không chỉ đối với người tìm việc và cũng thực sự có giá trị với nhà tuyển dụng! Họ cũng không hề muốn bạn quyết định trong vội vàng để rồi từ chối khi bắt đầu làm việc! Nên hãy mạnh dạn xin thêm thời gian để cân nhắc để offer nếu bạn đang đắn đo! Hi vọng với các mẹo đã giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn có cách mở lời với nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và khéo léo!
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất