Những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn vòng 2
Bạn đã thật xuất sắc vì vượt qua được lần phỏng vấn thứ 1. Và thật tuyệt vời rằng công ty đã liên hệ cho bạn vào phỏng vấn vòng 2. Bạn đã thành công thể hiện cho nhà phỏng vấn thấy được bản thân hoàn toàn xứng đáng với vị trí mà họ đang ứng tuyển. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về lần phỏng vấn tiếp theo này, các câu hỏi thường gặp phải? Và bạn cần chuẩn bị những gì để có thể vượt qua nó một cách hoàn hảo.
Khẳng định thêm về phẩm chất, năng lực của các ứng cử viên.
Chắc chắn thêm nhận định liệu bạn có phù hợp với công ty không?
Gặp lãnh đạo cấp cao hơn hoặc người trực tiếp quản lý
Những câu hỏi thường gặp ở phỏng vấn vòng 2
Những câu hỏi về kiến thức chuyên ngành:
Những câu hỏi về tác phong làm việc:
Phỏng vấn vòng 2 là gì?
Sẽ có khá nhiều người thắc mắc về mục đích của phỏng vấn vòng 2 là gì và khi nào thì có phỏng vấn lần 2. Bởi có rất nhiều công ty chỉ yêu cầu các ứng cử viên đến lần phỏng vấn thứ 1. Tuy nhiên, tùy vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển, quy định của một số công nên cũng sẽ có thể có yêu cầu lần phỏng vấn thứ 2. Cũng như cho các bạn cơ hội lần 2 để thuyết phục họ.
Thông thường, với các doanh nghiệp lớn, những vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao chắc chắn họ sẽ có vòng phỏng vấn thứ 2. Dưới đây là một số mục đích của buổi phỏng vấn vòng 2 này:
Khẳng định thêm về phẩm chất, năng lực của các ứng cử viên.
Nếu như ở vòng phỏng vấn đầu, các nhà tuyển dụng chỉ có thể tiếp xúc, trò chuyện với bạn để sàng lọc độ phù hợp của bạn (hay còn gọi là vòng sơ tuyển) thì với lần gặp mặt thứ 2 này, họ sẽ xác định chi tiết hơn về các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Đôi khi họ cũng có thể đưa ra cho bạn những bài test như: aptitude test, psychometric test,...
Chắc chắn thêm nhận định liệu bạn có phù hợp với công ty không?
Sự phù hợp ở đây được xác định trên rất nhiều phương diện bao gồm cả khả năng tiếp cận văn hóa công ty họ. Mức lương và các điều kiện mong muốn của bạn so với điều kiện của công ty. Điều này sẽ giúp bạn có thể có những cái nhìn tổng quát về việc kết nối giữa các thành viên trong công ty.
Gặp lãnh đạo cấp cao hơn hoặc người trực tiếp quản lý
Vòng 1 có thể bạn chỉ gặp người quản lý nhân sự của công ty để kiểm tra sơ bộ về hồ sơ và các kỹ năng. Những người vượt qua vòng 1 sẽ được trực tiếp gặp lãnh đạo cấp cao hơn hoặc người phụ trách phòng ban nơi sẽ tuyển bạn vào làm việc. Họ không chỉ muốn xác thực các kỹ năng của bạn mà còn muốn nhìn nhận con người của bạn nữa.
Các lãnh đạo thường tự tin với khả năng “nhìn người” của mình và họ luôn muốn được trực tiếp làm điều này.
Những câu hỏi thường gặp ở phỏng vấn vòng 2
Để phục vụ cho mục đích của phỏng vấn vòng 2, các câu hỏi sẽ tập trung vào các vấn đề làm nổi bật được những đặc điểm của ứng viên. Cụ thể như:
- Kiến thức chuyên ngành.
- Khả năng đột phá trong ý tưởng.
- Kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên ngành.
- Kỹ năng mềm hoặc tố chất riêng của mỗi người.
Những câu hỏi về kiến thức chuyên ngành:
Dưới đây, GrowUpWork sẽ giới thiệu với bạn một số câu hỏi được áp dụng trong phỏng vấn vòng 2 phổ biến nhất:
Ngành IT:
- Ngôn ngữ lập trình bạn thường sử dụng?
- Bạn thông thạo bao nhiêu ngôn ngữ lập trình?
- Các công cụ nào giúp kiểm soát nguồn?
- Quan trọng nhất của một coder là gì?
- Muốn hạn chế bug trong lập trình phải làm thế nào?
- Kinh nghiệm mà bạn thu được khi làm việc tại công ty cũ, khi tham gia dự án cũ.
Ngành kinh doanh:
- Triển vọng của một nhân viên kinh doanh?
- Những dấu hiệu để nhận biết khách?
- Làm thế nào khi khách hàng dò giá?
- Phương pháp chốt sale hiệu quả với bạn?
- Trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế của bạn tại công ty trước đây
Những câu hỏi về tác phong làm việc:
Người ta thường nói rằng: "Thái độ sẽ quyết định nên sự thành công của bạn". Vì vậy, sẽ không có gì bất ngờ khi phỏng vấn vòng 2 sẽ có những câu hỏi liên quan đến tác phong làm việc.
Với những dạng câu hỏi về tác phong làm việc này thường sẽ giống nhau khi bạn ứng cử vào mọi vị trí chứ không cố định riêng ở ngành, bộ phận nào.
Những câu hỏi thường gặp ở phần này có thể là:
- Điểm khác biệt nào khiến bạn tự tin so với những ứng cử viên khác?
- Động lực của bạn khi làm việc tại công ty là gì?
- Bạn sẽ làm gì để trau dồi khả năng của mình?
- Nếu được tuyển, bạn sẽ làm gì để đóng góp cho sự phát triển của công ty?
Bí quyết vượt qua phỏng vấn vòng 2
Được yêu cầu bước vào phỏng vấn vòng 2, bạn phải thật tự hào bởi bản thân đã xuất sắc vượt qua rất nhiều ứng cử viên khác. Dưới đây, GrowUpWork sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết vượt qua lần thử thách thứ 2 này thật dễ dàng.
- Các thông tin cung cấp cho nhà tuyển dụng cần tránh trùng với những thông tin đã đưa ra ở vòng phỏng vấn lần 1. Ví dụ: Nếu lần 1 bạn đã có cơ hội trình bày về kinh nghiệm mà mình đã có thì ở vòng 2 này, bạn nên trình bày rõ về những ý tưởng, mục tiêu ngắn hạn trong nghề nghiệp của mình trong vòng 3-4 năm tới.
- Cần tích cực đưa ra những ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về kỹ năng và khả năng mà bạn đang có. Đây tuyệt đối phải là những thành tích thực tế của bản thân bạn. Tránh trường hợp bịa đặt ra một thành tích để chống chế. Ví dụ: Nếu như lần 1 bạn đã trình bày về những thành tích mà mình đạt được. Vậy trong lần phỏng vấn vòng 2 này, hãy thuật lại cho họ một cách ngắn gọn cụ thể công việc của bạn ở dự án đó là gì? Bạn đã hoàn thành chúng ra sao? Điều quan trọng là phải làm thế nào để thể hiện được vai trò của bạn trong quá trình tạo nên thành tích đó.
- Có thể đặt thêm những câu hỏi chuyên sâu về vị trí mà mình đang ứng cử trong vòng phỏng vấn thứ 2 này. Hãy thật tinh tế để đưa ra những câu hỏi để thể hiện sự quan tâm của mình về vị trí công việc cũng như công ty. Đây cũng là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà tuyển dụng về khả năng của bạn.
- Bạn có thể thoải mái trình bày những khám phá của mình về vị trí đang ứng cử hoặc về công ty nói chung. Những thông tin này bạn có thể tìm hiểu, học hỏi từ những người đi trước. Điều này sẽ càng khẳng định thêm mức độ quan tâm của bạn đến vị trí sắp tới.
- Những câu hỏi liên quan đến lợi ích, mức lương nên để cuối cùng. Bởi vòng 1 bạn đã có cơ hội được hỏi hoặc được cung cấp các thông tin về mức lương. Vì vậy, sẽ thật mất thiện cảm nếu bạn lại tiếp tục nhắc về nó một cách vội vàng. Hãy thật chuyên tâm với các trình độ chuyên môn của mình. Tuyệt đối tránh hỏi ngay từ đầu bởi điều này sẽ khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy bạn chỉ đang quan tâm đến lợi ích chứ không tâm huyết với công việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiểm tra và chuẩn bị kỹ lưỡng những điều sau:
- Xem lại JD (Mô tả công việc) của nhà tuyển dụng về vị trí mà bạn đang có nhu cầu ứng tuyển. Bạn cần xác định được lần nữa những kỹ năng quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng kiến thức khi đối mặt với các nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn vòng 2 này.
- Trau dồi lại các kiến thức chuyên ngành cần có. Bên cạnh đó, bạn phải thật sự tự tin, thông thạo và có khả năng nắm bắt nhanh yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Nên đến sớm trước giờ phỏng vấn 15-20 phút để kịp thời khắc phục các sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
- Luôn giữ thái độ tự tin, cầu tiến khi đối diện với các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ nở một nụ cười thật tươi trước khi trả lời mỗi câu phỏng vấn nhé!
Kết luận
Trên đây là tất cả những bí quyết để có thể giúp bạn vượt qua phỏng vấn vòng 2. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn. Chúc bạn có những cuộc phỏng vấn thật thành công!
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất