Ưu điểm và nhược điểm khi tuyển dụng Full Stack developer

Những Developer có kinh nghiệm front-end, back-end hoặc full-stack đang có nhu cầu cao. Bạn đang đứng trước lựa chọn nên tuyển dụng một Full Stack developer hay cả front-end và back-end Developer cho công ty mình. Để dễ ra quyết định hơn, hãy tham khảo những ưu điểm và nhược điểm khi tuyển dụng Full Stack developer phía dưới đây!

Ưu điểm và nhược điểm khi tuyển dụng Full Stack developer
Ưu điểm và nhược điểm khi tuyển dụng Full Stack developer

Ba lớp chính của phát triển phần mềm

Trước khi tìm kiếm một developer cho dự án của mình, bạn nên hiểu cấu trúc chung của quy trình phát triển phần mềm. Có ba lớp chính đan xen nhau trong phát triển phần mềm. Dưới đây là giới thiệu ngắn gọn về mỗi lớp!

Front-end

Front-end là nơi người dùng tương tác với website hoặc apps. Front-end tốt có nghĩa là một website hoặc một apps dễ điều hướng và có thiết kế thân thiện, hấp dẫn. Đó là lý do tại sao các công ty đặc biệt quan tâm đến phần này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và sự thành công của sản phẩm.

Màu sắc, đồ họa và tối ưu hóa rất quan trọng đối với trải nghiệm người dùng. Theo một cách nào đó, front-end đại diện cho thương hiệu của công ty bạn và tiếp cận với người dùng. Tiếp cận thành công sẽ xây dựng lòng tin giữa người dùng và tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.

Back-end

Back-end là phía máy chủ của website, mobile apps hoặc ứng dụng web. Các Back-end Developer chịu trách nhiệm phát triển các dịch vụ web và API.

Bạn có thể hình dung back-end như một nhóm 'behind-the-scenes' của một bộ phim, vì các Back-end Developer làm công việc mà không ai có thể thấy trên trang web hoặc ứng dụng, nhưng họ lập trình tạo nên dự án của bạn hoạt động tốt và trơn tru!

Database

Lớp thứ ba là Database. Các developer khi làm việc với database sẽ đảm bảo rằng DBMS (Hệ quản lý cơ sở dữ liệu) có thể quản lý một lượng lớn dữ liệu. Các nhà lập trình cơ sở dữ liệu xem xét việc sửa đổi và chỉnh sửa Database, thiết kế và phát triển Database mới, và khắc phục sự cố Database hiện có.

Như bạn có thể thấy, để xây dựng một sản phẩm phần mềm tốt, bạn cần có toàn bộ nhóm phát triển phần mềm đảm nhận các vai trò khác nhau. Tuy nhiên, có một số công ty thích có một full-stack developer, người có thể xây dựng cả hai lớp front-end và back-end. Nhưng liệu có một chuyên gia cho tất cả các nhiệm vụ kỹ thuật có phải là lựa chọn tốt nhất không?

Dưới đây là một số Ưu điểm và nhược điểm của việc tuyển dụng các nhà phát triển Full stack developer mà bạn cần biết trước khi quyết định tuyển dụng!

Ưu và nhược điểm khi tuyển dụng Full-stack developer

Ưu và nhược điểm khi tuyển dụng Full-stack developer

Việc tiết kiệm chi phí và thuê một developer  có kinh nghiệm cho các nhiệm vụ front-end và back-end là một quyết định hiển nhiên đối với nhiều công ty. Nhưng một số khác lại muốn có các chuyên gia riêng biệt chịu trách nhiệm cho các kỹ thuật khác nhau. Trước quyết định mô hình nào phù hợp cho công ty của bạn, hãy tìm hiểu thêm về những lợi thế và bất lợi của việc tuyển dụng một Full Stack Developer thay vì cả Front-end và Back-end Developer.

Ưu điểm

"Tại sao các công ty tuyển dụng các Full stack developer?"

Các developer tài năng có thể dễ dàng quản lý toàn bộ kế hoạch và tạo ra sản phẩm từ bước đầu tiên. Họ có thể xử lý nó từ góc nhìn 360 độ nếu họ thực hiện một cách tiếp cận tổng thể.

  • Hiệu quả về mặt chi phí

Các full-stack developer có thể là lựa chọn hiệu quả về mặt chi phí cho doanh nghiệp của bạn. Thay vì tìm kiếm nhiều nhà phát triển, bạn có thể thuê một Full stack Developer tốt để định hình dự án của bạn. Điều này đặc biệt có lợi nếu bạn đang bắt đầu dự án của mình với ngân sách eo hẹp. Hơn nữa, nếu bạn tuyển dụng developer từ một quốc gia khác có chi phí sinh hoạt thấp hơn, bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn nữa.

  • Linh hoạt

Các full-stack developer linh hoạt hơn. Họ có thể xử lý toàn bộ cấu trúc thiết kế, làm việc ở bất kỳ cấp độ nào của dự án và mang lại kết quả chất lượng. Họ cũng nỗ lực tối ưu hóa và duy trì các hệ thống hiện có, nhìn thấy bức tranh lớn hơn và am hiểu mong muốn của người dùng.

Hầu hết các kỹ sư full-stack đều làm quen với những tiến bộ và công nghệ mới nhất. Họ có thể tạo ra trang web đáp ứng tốt nhất, cập nhập các tính năng thông minh để nâng cao trải nghiệm người dùng.

  • Nhiều kỹ năng công nghệ

Các full-stack developer có nhiều khả năng cung cấp các giải pháp lâu dài để đảm bảo hoạt động tối ưu cho dự án của bạn. Họ quen thuộc với tất cả các lớp của phát triển phần mềm và có thể xác định để khắc phục các vấn đề một cách hiệu quả.

Trong khi các nhà phát triển front-end tạo ra bức tranh cuối cùng mà người dùng có thể tương tác và các nhà phát triển back-end lập trình trang web và liên kết nó với hệ thống quản lý nội dung, thì của full-stack developer có thể xử lý cả hai quy trình.

Các kỹ sư full-stack cũng có thể làm việc với dự án hiện có, thêm các tính năng mới và cải thiện code. Sự linh hoạt của các kỹ năng công nghệ khác nhau này rất có lợi cho bất kỳ dự án công nghệ nào.

  • Kỹ năng quản lý

Các Full Stack Developer có kỹ năng quản lý và hướng dẫn
Các Full Stack Developer có kỹ năng quản lý và hướng dẫn

Một nhà phát triển full-stack có kinh nghiệm có thể lãnh đạo một cách hiệu quả một nhóm các nhà phát triển (không phải lúc nào cũng vậy, nhưng đa phần). Nếu bạn đã có một vài Junior Developer, thì bạn có thể tuyển dụng một full-stack developer để hướng dẫn họ và kiểm soát tất cả các quy trình.

  • Hạn chế cháy tiến độ

Một full-stack developer có nhiều hơn một trách nhiệm và nhiều nhiệm vụ khác nhau. Sự khác nhau đã thành thói quen và giúp họ dễ dàng điều chỉnh các thời lượng công việc mà không cần quá nhiều nỗ lực. Bên cạnh đó vai trò Full Stack giúp họ có góc nhìn khái quát nên việc kiểm soát để hạn chế cháy tiến độ sẽ đơn giản hơn!

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm khi tuyển dụng một Full Stack developer để làm tất cả cũng sẽ đi kèm với những hạn chế riêng.

  • Quá trình phát triển chậm hơn

Một Full Stack developer vẫn là một người, bất kể chuyên gia này có thể đảm nhiệm bao nhiêu nhiệm vụ khác nhau thì năng suất vẫn không thể như nhiều người được dù họ có khả năng làm nhiều thứ. 

Bạn không thể mong đợi một người thực hiện tất cả các quy trình với tốc độ như hai nhà phát triển khác nhau làm việc. Nếu bạn thuê một kỹ sư full-stack, danh sách nhiệm vụ có thể tăng lên, dẫn đến tiến độ phát triển chậm hơn.

  • Giới hạn nhất định của Tech Stack

Nhiều nhà lãnh đạo công ty thiếu kinh nghiệm hoặc những người không có kiến thức nền tảng IT nghĩ rằng một Full Stack developer như một người biết mọi thứ và có thể đối phó với bất kỳ vấn đề công nghệ nào. 

Nhưng trên thực tế, các kỹ sư full-stack là những người biết một số công nghệ từ front-end và một số từ back-end có nghĩa là Tech stack của họ có giới hạn nhất địnhkhông phải lúc nào cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của dự án.

  • Không phải lúc nào cập nhật được hết công nghệ mới nhất

Phát triển phần mềm là một lĩnh vực mà bạn phải tiếp xúc với các xu hướng công nghệ mới nhất. Vì các kỹ sư full-stack chuyên về một số lĩnh vực và các kỹ năng khác nhau, rất khó để theo kịp những đổi mới và thay đổi trong thế giới IT liên tục thay đổi. Không phải tất cả các nhà phát triển đều có thể biết tất cả các công cụ và tiến bộ mới trên thị trường.

  • Thiếu phạm vi trách nhiệm rõ ràng

Nhiệm vụ của Full Stack developer thường chồng chéo. Ngay cả khi công ty bạn có toàn bộ team IT, thì một Full Stack developer vẫn phải đảm nhận phần lớn khối lượng công việc và thường xuyên chuyển đổi giữa các quy trình khác nhau. Điều này sẽ khó khăn trong việc phạm vi các nhiệm vụ trách nhiệm, và đôi khi họ nhầm lẫn về vai trò chính xác của mình trong một dự án.

  • Những thách thức về động lực

Một số công ty có thể chỉ tuyển dụng một Full Stack developer cho team dự án của họ vì nghĩ điều này đã phù hợp với ngân sách của họ. Tuy nhiên, nếu vị trí Full Stack Developer chỉ có một người thì lâu dần Full Stack Developer đó sẽ cảm thấy lạc lõng, thiếu động lực cạnh tranh và dẫn xa rời team dự án. Điều này là nguy cơ tìm ẩn đối với quyết định tuyển dụng chỉ một nhà phát triển Full Stack.

Kết luận

Nếu bạn quyết định tuyển dụng full-stack developer, hãy đảm bảo rằng bạn xử lý được tất cả ưu nhược điểm và hiểu rõ nhu cầu dự án của mình. Hãy dành thời gian nghiên cứu các công nghệ hàng đầu trên thị trường và tìm kiếm một chuyên gia lành nghề với các kỹ năng cần thiết. Một kỹ sư phần mềm Full-stack có kinh nghiệm sẽ đảm đương được sản phẩm phần mềm của công ty bạn và mang lại kết quả xuất sắc.


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!