Ngôn ngữ lập trình tốt nhất để phát triển ứng dụng Mobile
Lập trình Mobile đang là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều lập trình viên nhất hiện nay. Đã có những thời điểm Mobile Developer phát triển với độ “hot” cực cao. Tuy nhiên, giai đoạn này đã có những tin đồn về việc đi xuống của nghề Mobile Apps. Vậy, thực hư tương lai của Mobile Developer như thế nào? Những ngôn ngữ lập trình Mobile nào tốt nhất hiện nay? Chia sẻ sau đây từ chuyên gia GrowUpWork sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Những lý do khiến lập trình Mobile vẫn là lựa chọn lý tưởng
Lợi thế từ dịch chuyển thị trường
Những thách thức khi xu thế phát triển ứng dụng đang giảm
Những ngôn ngữ lập trình Mobile phổ biến nhất năm 2023
Những lý do khiến lập trình Mobile vẫn là lựa chọn lý tưởng
Mobile Developer rõ ràng đang có những sự sa sút nhất định trong thời gian này. Tuy vậy, thực tế cho thấy đây vẫn là một lựa chọn lý tưởng cho những người theo hướng IT.
Mức đãi ngộ ở mức cao
Kể từ thời kỳ phát triển cực thịnh tới nay thì Mobile Developer vẫn luôn là vị trí có mức đãi ngộ thuộc hàng top đầu.
Đối với lập trình viên ít hơn 1 năm kinh nghiệm thì mức lương giao động từ 7.000.000 đến 10.000.000 VNĐ. Đối với lập trình viên từ 1 - 3 năm kinh nghiệm thì mức lương từ 12.000.000 đến 20.000.000 VNĐ.
Trường hợp các vị trí hơn 3 năm kinh nghiệm, quản lý hoặc trưởng nhóm thì mức lương có thể trên mức 20.000.000 VNĐ.
*Tham khảo từ: CareerBuilder, VietnamWorks, ITViec, CareerLink, JobOko,...
Nhu cầu của thị trường
Tất nhiên, giai đoạn này lập trình Mobile không thể so sánh với những năm 2017 - 2020. Dẫu vậy thì nhu cầu nhân lực tại Việt Nam cũng như nước ngoài vẫn là khá lớn.
Đối với những lập trình viên có kỹ thuật cao và thành thạo các ngôn ngữ lập trình Mobile thì hoàn toàn không cần phải lo lắng về việc làm cũng như đãi ngộ. Ngoài ra, mức đãi ngộ như lương tháng 13, thưởng dự án, du lịch, môi trường,...đều rất tốt.
Khả năng tự tạo thu nhập
Là một Mobile Developer thì bạn đã sở hữu sẵn một lợi thế đó là khả năng làm ngoài giờ.
Bạn có thể làm Freelancer hoặc tự tạo App Mobile cho chính mình. Nếu ứng dụng di động của bạn có sự hấp dẫn thì sẽ tạo ra nguồn thu nhập cực lớn.
Lợi thế từ dịch chuyển thị trường
Thị trường đang có sự dịch chuyển rõ ràng. Đó là nhu cầu sử dụng các ứng dụng di động để làm việc, thanh toán, giải trí.
Không đơn thuần chỉ là sáng tạo ra app mới mà Developer hoàn toàn có thể phát triển các ứng dụng trên nền tảng có sẵn.
Đặc biệt, ngôn ngữ lập trình Mobile đang bị hiểu sai là khó hơn và ít “đất diễn” hơn các lĩnh vực khác như Website hay bảo mật, AI,...Chính điều này phần nào đã loại bỏ khá nhiều đối thủ cạnh tranh cho bạn.
Những thách thức khi xu thế phát triển ứng dụng đang giảm
Sau một thời gian phát triển rầm rộ thì thị trường ứng dụng di động đang có xu hướng chững lại hay thậm chí là giảm.
Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường Mobile Developer suy giảm là do thị trường đã trưởng thành.
Ví dụ: App mua sắm đã có Shopee, Tiki, Lazada; App thanh toán đã có ViettelMoney, ZaloPay, Momo hoặc mã QR,...
Để cạnh tranh trong giai đoạn này đối với Mobile App là rất khó khăn. Những yêu cầu về lập trình Mobile ngày càng cao.
- Tìm ra hướng đi mới phù hợp với thị trường.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.,…
- Cần phải có sự tiện lợi và đa năng hơn trước.
- Bảo mật và quyền riêng tư khách hàng.
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng.,…
Những ngôn ngữ lập trình Mobile phổ biến nhất năm 2023
Nếu bạn đang mong muốn học hỏi và phát triển trong lĩnh vực Mobile Developer thì sau đấy chính là những ngôn ngữ nên học hỏi.
Dart (Flutter)
Đối với lập trình viên trong lĩnh vực Mobile Developer trong khoảng 2 - 3 năm gần đây thì chắc chắn không thể không biết Framework
Flutter.
Được phát triển từ 2 ông lớn Google - Dart, với khả năng viết code tiện lợi, nhanh gọn, dễ tái sử dụng, Dart - Flutter đã trở thành lựa chọn ưu tiên cho rất nhiều công ty trong lĩnh vực lập trình Mobile.
- Hiệu năng tốt.
- Lập trình đa nền tảng với chỉ 1 code-base.
- Có thể so sánh ngang ngửa với Native-Apps.
- Code ngắn, tiện lợi.
- Khó tiếp cận cho người mới bắt đầu
- Yêu cầu kiến thức nền tốt
Javascript / Typescript (React Native).
Flutter không phải Framework độc tôn mà chúng ta còn phải kể đến React Native.
Đây là nền tảng được phát triển bởi Facebook với khả năng xây dựng App đa nền tảng chỉ với 1 single Code-base.
Ưu điểm của React Native bao gồm:
- Linh hoạt chọn lựa Javascript hoặc Typescript để viết.
- Đã ra đời từ lâu nên quen thuộc hơn với lập trình viên.
- Thân thiện, dễ tiếp cận. Nhất là với người đã từng học Html, JS, Css hoặc Web Developer.
Objective - C
Objective-C được phát triển vào năm 1984 bởi Brad Cox và Tom Love. Nếu bạn chưa biết thì đây chính là ngôn ngữ chính dùng để lập trình iOS cho Apple trước khi Swift ra mắt.
Đây là ngôn ngữ lập trình mobile hướng đối tượng, mang lại hương vị Samlltalk cho ngôn ngữ lập trình C. Về độ phổ biến, hữu dụng và hiệu quả thì không ai nghi ngờ về Objective-C.
Swift (iOS)
Được ra đời vào năm 2014, kể từ đó Swift chính là ngôn ngữ lập trình chính của iOS.
Không chỉ vượt qua Objective-C về mặt phổ biến mà Swift còn có rất nhiều cải tiến hiện đại. Những tính năng như an toàn, năng động, mở rộng và không ràng buộc thực sự khiến Swift trở nên hoàn hảo.
Swift lập trình iOS bao gồm CoreML, ARKit, App Design và nhiều hơn nữa. Đây cũng là ngôn ngữ được khuyên dùng để xây dựng các nền tảng tvOS, iOS và WatchOS.
Python
Không ai có thể phủ nhận Python chính là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay.
Đây là một ngôn ngữ lập trình Mobile đa năng, nguồn mở và có khả năng hỗ trợ các mô hình phát triển hướng đối tượng.
Không chỉ trong lập trình Mobile mà các lĩnh vực như AI, Web Developer, Bảo mật,...cũng đang dùng Python rất nhiều.
Tương lai của ứng dụng Mobile
Việc nói tương lai của lĩnh vực Mobile Developer chỉ có đi xuống là hoàn toàn sai. Tới khi nào kỷ nguyên công nghệ vẫn còn phát triển thì ngành IT nói chung và lập trình ứng dụng di động vẫn sẽ đi lên.
Tất nhiên, những bước phát triển sẽ không còn có sự vượt trội như giai đoạn sơ khai. Ngoài ra, lĩnh vực này cũng cần có những bước đệm để thay đổi và phát triển. Đương nhiên, kỹ sư IT cũng cần có khả năng thông hiểu nhiều ngôn ngữ lập trình Mobile để thích nghi.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML): Học hỏi, phân tích và điều khiển thay thế con người.
- Internet of Things (IoTs): Ứng dụng di động kết nối với các thiết bị thông minh.
- Thực tế ảo (VR): Phát triển trải nghiệm thực tế trong môi trường di động và ảo.
Bên cạnh đó, những yếu tố như bảo mật thông tin người dùng, cá nhân hóa, thanh toán đa dạng,...cũng là hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Xem thêm: Những sai lầm thường gặp khi học Java
Có thể bạn quan tâm: Blockchain là gì? Nghề lập trình blockchain có thực sự HOT?
Tin tức liên quan
Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi
Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?
Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer
Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer