10 điểm quan trọng nhất khiến nhân viên gắn bó với công ty
Giữ chân những nhân viên rất quan trọng đối với sức mạnh và sự thành công lâu dài của doanh nghiệp bạn. Các nhà quản lý sẵn sàng đồng ý rằng việc khiến nhân viên gắn bó với công ty, nhất là các nhân viên giỏi đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, tăng doanh số bán sản phẩm, môi trường làm việc hài hòa, vui vẻ. Đây là nhân tố góp phần đẩy mạnh sự phát triển của công ty cả về chất và lượng.
Tại sao cần khiến nhân viên gắn bó với công ty
10 điều quan trọng khiến nhân viên gắn bó với công ty
1. Đảm bảo rằng nhân viên biết công ty mong đợi điều gì ở họ.
2. Cách thức quản lý chất lượng hoặc giám sát.
3. Cung cấp một nền tảng để nhân viên tự do nói lên suy nghĩ
4. Tạo điều kiện cho nhân viên vận dụng năng lực và kỹ năng của họ.
5. Cung cấp nhận thức về sự công bằng và đối xử bình đẳng.
6. Các công cụ, thời gian và chương trình đào tạo.
7. Hãy nhớ rằng những nhân viên gương mẫu luôn muốn học hỏi và phát triển.
8. Đảm bảo sự gần gũi quan tâm của lãnh đạo cấp cao đến từng nhân viên
9. Đừng bao giờ “đe dọa” công việc hoặc thu nhập của nhân viên.
Tại sao cần khiến nhân viên gắn bó với công ty
Không giữ chân được nhân viên sẽ gây tốn kém về mặt tổ chức và tạo ra các vấn đề về tổ chức như thiếu đi sức mạnh tinh thần ổn định trong môi trường làm việc chung, nhiệm vụ công việc quá tải và khó phân bổ phù hợp, thời gian đầu tư vào việc tuyển dụng, thuê và đào tạo một nhân viên mới.
Theo Gallup:
"Chi phí thay thế một nhân viên riêng lẻ có thể dao động từ một nửa đến hai lần lương hàng năm của nhân viên”
"Vì vậy, một tổ chức tại châu Âu khoảng 100 người cần cung cấp mức lương trung bình 50.000 đô la có thể tạo ra doanh thu và chi phí khoảng 660.000 đến 2,6 triệu đô la mỗi năm."
Điều này không chỉ do chi phí mà còn do việc thuê và đào tạo người thay thế gây tốn kém cho doanh nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó, đối với các vị trí cấp cao hơn, thông thường khi sử dụng các dịch vụ của headhunter có thể khiến công ty mất tới một phần ba mức lương hàng năm của vị trí đó.
Từ đó cho thấy, việc một nhân viên rời đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài chính và nhiều khía cạnh khác của công ty, đặc biệt nếu đó là các vị trí cao, cấp quản lý, sẽ dễ dẫn đến tình trạng rời đi hàng loạt của các nhân viên dưới cấp.
Nhiều công ty thực hiện các buổi trao đổi khi nhân viên xin thôi việc có thể sẽ cung cấp công ty bạn các thông tin có giá trị mà có thể được dùng để giữ chân những nhân viên còn lại. Hãy chú ý đến các lý do này vì đây là nguồn dữ liệu quan trọng và chân thực cho thấy tình trạng sức mạnh và hạnh phúc hiện tại của công ty bạn. Bởi những nhân viên thực sự hạnh phúc hiếm khi tìm kiếm một công việc mới.
Mẹo: Thỉnh thoảng hãy thực hiện các cuộc phỏng vấn trong nội bộ hoặc khảo sát để bạn có thể xác định lý do tại sao nhân viên gắn bó với công ty của bạn. Thông tin này sẽ giúp bạn tạo ra văn hóa và môi trường làm việc cần thiết nếu bạn muốn giữ chân những nhân viên giỏi nhất của mình.
10 điều quan trọng khiến nhân viên gắn bó với công ty
Lời khuyên duy trì này sẽ giúp bạn giữ chân những nhân viên giỏi nhất, được mong muốn nhất của mình khỏi cuộc săn tìm việc làm. Nếu mười yếu tố này tồn tại ở nơi làm việc của họ, họ sẽ ít có khả năng muốn rời bỏ công việc của bạn.
1. Đảm bảo rằng nhân viên biết công ty mong đợi điều gì ở họ.
Tư duy của các nhà quản lý từ Ferdinand Fournies trong cuốn sách "Why Employees Don't Do What They're Supposed to Do and What to Do About It"( tạm dịch "Tại sao nhân viên không làm những gì họ được cho là phải làm và phải làm gì với những điều đó") cho đến Marcus Buckingham và Curt Coffman trong "First Break All the Rules" đều đồng ý rằng những kỳ vọng cảu công ty thay đổi liên tục sẽ tạo ra căng thẳng không lành mạnh cho nhân viên.
Vì thế, hãy cung cấp một khuôn khổ cụ thể trong đó mọi nhân viên biết rõ ràng họ được mong đợi để đóng góp những gì.
2. Cách thức quản lý chất lượng hoặc giám sát.
Mọi người rời bỏ công ty thường vì người quản lý hoặc người giám sát hơn là vì công việc của họ. Những điều khiến nhân viên không hài lòng thường bao gồm những vấn đề như sau:
- Thiếu rõ ràng về mục tiêu phát triển chung của công ty
- Thiếu sự rõ ràng về tiềm năng tăng lương và thăng tiến của bản thân nhân viên
- Thiếu phản hồi về hiệu suất, đánh giá chất lượng của nhân viên, hoặc đánh giá thiếu khách quan
- Không tổ chức được các cuộc họp đã lên lịch
- Không có kế hoạch, quy định cụ thể để nhân viên hoàn thành công việc của mình
3. Cung cấp một nền tảng để nhân viên tự do nói lên suy nghĩ
Công ty của bạn có thu hút các ý tưởng và có môi trường làm việc mà mọi người cảm thấy thoải mái khi nêu lên ý tưởng và suy nghĩ không?
Với một môi trường cởi mở, nhân viên có thể cảm thấy thỏa mái đưa ra ý kiến, phản ánh và thỏa thuận cải tiến liên tục — biến công ty trở thành ngôi nhà thứ hai là tất cả những gì nhà lãnh đạo cần xây dựng để góp phần giữ chân nhân viên. Lắng nghe và được lắng nghe không bao giờ là thừa thãi.
4. Tạo điều kiện cho nhân viên vận dụng năng lực và kỹ năng của họ.
Một nhân viên có động lực muốn đóng góp cho các lĩnh vực công việc ngoài mô tả công việc cụ thể mà công ty phân bộ cho họ là một điều cần được cân nhắc và tạo điều kiện.
Bắt đầu bằng cách dành thời gian để tìm hiểu các kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại của nhân viên.
Khi được công ty quan tâm và tạo cơ hội thuận lợi để nhân viên thỏa sức với mong muốn tích lũy kinh nghiệm là nhân tố tuyệt vời khiến họ muốn gắn bó và cống hiến cho công ty hơn bao giờ hết.
5. Cung cấp nhận thức về sự công bằng và đối xử bình đẳng.
Nếu một đại diện bán hàng mới được cung cấp các nguồn dữ liệu có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, có khả năng thành công nhất, các nhân viên còn lại trong bộ phận chắc chắn sẽ cảm thấy hụt hẫng và thất vọng.
Nếu một nhân viên mới nhận được sự thăng tiến so với những người đứng đầu của những nhân viên hiện tại, lâu năm, cảm giác chán ghét sẽ xuất hiện. Hệ quả không chỉ làm giảm sự khắng khít của nhân viên hiện tại mà còn kéo theo những mâu thuẫn nội bộ không đáng có làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất công việc.
Khi đưa ra quyết định thăng tiến cho ai hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho ai các nhà lãnh đạo cần cân nhắc kỹ lưỡng và chứng minh được rằng người nhận những phúc lợi đó xứng đáng với những gì họ đã đóng góp cho công ty.
Ngoài ra, về vấn đề tiền lương cũng quan trọng. Nếu một nhân viên có kinh nghiệm ba năm được tăng 5 triệu và những nhân viên cấp cao hơn chỉ tăng 3 triệu, thì chắc chắn những nhân viên này sẽ bị xuống tinh thần làm việc. Ngay cả khi người nhân viên kia xứng đáng được tăng lương, hãy chấp nhận rằng những quyết định này sẽ có tác động thế nào đến những người xung quanh.
6. Các công cụ, thời gian và chương trình đào tạo.
Khi một nhân viên thất bại trong công việc, hãy hỏi, "Họ thất bại trong nhiệm vụ này có phải do năng lực thực hay họ đang thiếu một nguồn lực tất yếu nào đó để hoàn thành?" Băn khoăn này là thực tế khi nhân viên thực sự cần có các phương tiện cần thiết để làm tốt công việc của mình.
Nếu công ty không thể đáp ứng được, nhân viên sẽ chuyển sang một môi trường làm việc khác, nơi có thể cung cấp cho họ những công cụ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ với vị trí công việc của mình.
7. Hãy nhớ rằng những nhân viên gương mẫu luôn muốn học hỏi và phát triển.
Sự cầu tiến là một trong những tố chất quan trọng làm nên những con người thành công và sự thành công của cũng đồng nghĩa với việc mang lại cho công ty những giá trị xứng đáng. Với những nhân viên như thế, công ty có thể thỏa mãn họ bằng cách tin tưởng và cho họ đảm nhận những nhiệm vụ có tính thách thức và nhất là được tham dự vào các cuộc hội thảo.
Ngược lại, nếu không tạo cho họ sự thách thức họ sẽ trở nên trì trệ và mất đi hứng thú.
Một nhân viên có định hướng nghề nghiệp, được đánh giá cao phải trải nghiệm các cơ hội phát triển trong công ty để chứng minh tiềm năng của họ.
8. Đảm bảo sự gần gũi quan tâm của lãnh đạo cấp cao đến từng nhân viên
Một trong những điều không hài lòng phổ biến được nêu ra trong một cuộc khảo sát rằng nhân viên không cảm thấy sự công nhận và gắn kết của người lãnh đạo.
Ngay cả chủ tịch của một công ty cũng cần dành chút thời gian gặp gỡ nhân viên để tìm hiểu về tài năng, năng lực và kỹ năng của họ. Gặp gỡ từng nhân viên định kỳ là một phương pháp quan trọng, hữu hiệu để giúp nhân viên cảm thấy được công nhận và kết quả thu được là sự chân thành, tận tâm, tận tụy của nhân viên.
9. Đừng bao giờ “đe dọa” công việc hoặc thu nhập của nhân viên.
Ngay cả khi công ty có các ý định cắt giảm biên chế, thì đó là một sai lầm khi bạn để lộ thông tin này với nhân viên khi chưa thực sự ra quyết định cuối cùng. Nó sẽ khiến họ hoang mang bất kể bạn diễn đạt hay giải thích thông tin như thế nào sau đó và những nhân viên giỏi nhất của bạn sẽ cập nhật Profile của họ.
Bạn không cần giữ kín thông tin hiệu suất luôn trước mọi người nhưng hãy suy nghĩ trước khi nói bất cứ điều gì khiến nhân viên cảm thấy họ cần phải tìm kiếm một công việc khác.
10. Làm cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao.
Thường xuyên nói lời cảm ơn vì một công việc đã hoàn thành tốt là một chặng đường dài. Và, phần thưởng bằng tiền, tiền thưởng và quà tặng làm cho lời cảm ơn thậm chí còn có ý nghĩa hơn.
Tăng lương gắn liền với sự công nhận thành tích và thành tích sẽ giúp bạn giữ chân nhân viên hơn bất kỳ hành động nào khác.
Họ cảm nhận được giá trị của bản thân mình khi đã cũng trải qua một chặng đường cùng công ty, những lời khen thưởng và tăng lương không chỉ là vật chất còn để lại những giá trị về tinh thần, những kỷ niệm khó quên, khiến nhân viên gắn bó với công ty từ tình cảm cho đến quyền lợi.
Để đảm bảo khen thưởng hiệu quả mà vẫn công tâm, công ty cần có những thiết lập rõ ràng, công khai để đánh giá nhân viên sẽ nâng cao động lực và giúp giữ chân nhân viên.
Mong rằng những 10 chi tiết quan trọng này sẽ trở nên có ích cho doanh nghiệp của bạn trong việc giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn. Khi có được sự gắn bó thì sự phát triển của công ty cũng được nâng lên.
Tin tức liên quan
Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin