Dấu hiệu phát hiện lừa đảo việc làm từ xa
Làm việc từ xa là một trong những hình thức làm việc phổ biến trong những năm trở lại đây, đặc biệt là vào khoảng thời gian dịch bùng phát. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ hội việc làm từ xa khi online, thậm chí được nhà tuyển dụng chủ động liên hệ mời bạn tham gia các cơ hội việc làm. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn cơn cho rất nhiều vụ tấn công và lừa đảo gây tổn hại cho người tìm việc. Cùng trang bị cách bảo vệ bản thân bằng các dấu hiệu phát hiện lừa đảo việc làm từ xa.
Theo dữ liệu từ của nhiều nền tảng tìm việc làm, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, vấn nạn lừa đảo việc làm vẫn gia tăng. Ngoài việc mất tiền, các trò lừa đảo việc làm từ xa còn đe dọa đến bảo mật thông tin của bạn và khiến bạn có thể bị đánh cắp danh tính. Kết quả tiêu cực cũng bao gồm sự suy sụp tinh thần do vướng phải vấn nạn lừa đảo trong lúc tìm việc làm từ xa.
11 Dấu hiệu phát hiện lừa đảo việc làm từ xa
1. Luôn đặt giả sử bạn có thể bị lừa đảo
2. Không có website công ty hoặc không thể search ra thông tin
3. Kiểm tra các dấu hiệu đáng ngờ từ website
Sự nhất quán trong thương hiệu:
4. Không có đánh giá hoặc toàn đánh giá không tốt về công ty!
5. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước
6. Địa chỉ email không có tên công ty rõ ràng
7. Hạn ứng tuyển quá ngắn và bị hối thúc
8. Tin tuyển dụng việc làm chất lượng kém
9. Yêu cầu chuyển tiền và trả phí để tham gia công việc
10. Liên hệ do kẻ lừa đảo khởi xướng
Lừa đảo việc làm từ xa là gì?
Lừa đảo việc làm từ xa xảy ra khi kẻ lừa đảo giới thiệu một vị trí công việc giả với mục đích ăn cắp tiền hoặc thông tin cá nhân nhạy cảm. Nhận biết cho những kiểu lừa đảo này thường là các tin tuyển dụng hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích quá tốt nhưng lại không có cơ sở để trở thành sự thật. Sau đó, những người đang tìm việc bị thu hút và có thể vô tình cung cấp cho "nhà tuyển dụng" lừa đảo các thông tin nhạy cảm, tự đặt mình vào nguy cơ đánh cắp danh tính hoặc các rủi ro nguy hiểm khác.
Để tránh trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo việc làm từ xa, học cách phát hiện ra chúng là rất quan trọng. Để giúp bạn thực hiện tìm kiếm việc làm không lừa đảo, dưới đây là 11 dấu hiệu phát hiện lừa đảo việc làm từ xa.
11 Dấu hiệu phát hiện lừa đảo việc làm từ xa
1. Luôn đặt giả sử bạn có thể bị lừa đảo
Chiến lược đầu tiên và quan trọng nhất là luôn cảnh giác. Người dùng trẻ tuổi có thể nghĩ rằng họ quá hiểu biết về kỹ thuật và tinh vi để rơi vào một trò lừa đảo online. Tuy nhiên, dù người lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên) có thể mất nhiều tiền hơn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi 25 - 34 dễ bị lừa đảo nhất. Trong đó:
- 70% nhận được thư mời chính thức
- 48% tham gia phỏng vấn qua điện thoại
- 32% đã hoàn thành nhiệm vụ công việc không được trả lương trước khi phát hiện bị lừa đảo
2. Không có website công ty hoặc không thể search ra thông tin
Nghiên cứu Profile online của một nhà tuyển dụng và công ty đó là một trong những cách chắc chắn để hạn chế khả năng bị lừa đảo. Thông thường, các công ty sẽ cung cấp một liên kết đến website của họ trong danh sách việc làm hoặc ít nhất là tên của công ty.
Nếu bạn không tìm thấy một website tương ứng vẫn còn hoạt động trong quá trình tìm hiểu, đó là dấu hiệu đỏ cho nguy cơ lừa đảo. Mặc dù một số công ty nhỏ sẽ không có nhiều dấu ấn của họ trên online, nhưng họ nên có ít nhất một vài dấu hiệu để có thể tìm ra trên online, ngay cả khi đó chỉ là một website tĩnh đơn giản hoặc một sự hiện diện nhỏ trên mạng xã hội. Chưa kể đến khả năng bị lừa đảo thì liệu bạn có muốn làm việc cho một công ty mà không có bất cứ sự hiện diện nào trên mạng! Nên bạn không được bỏ qua việc kiểm tra dấu hiệu này!
Đừng trả lời tin tuyển dụng trước khi xác minh sự thật và tiến hành các tìm hiểu sơ bộ về công ty của tin tuyển dụng đó. Một nơi tuyệt vời để bắt đầu là Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chứa thông tin hiện tại của các tổ chức doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Hoặc search tên công ty đó với từ khóa "lừa đảo" để xem có kết quả nào không!
3. Kiểm tra các dấu hiệu đáng ngờ từ website
Khi bạn truy cập website của một nhà tuyển dụng tiềm năng, hãy cố gắng tìm ra sự mơ hồ bằng kinh nghiệm lướt web bấy lâu nay của bạn. Như đã đề cập ở trên, nhiều kẻ lừa đảo việc làm từ xa có thể sẽ hoạt động có tổ chức và có đầu tư vào việc làm cho chúng giống thật nhất có thể.
Trên thực tế, hầu hết nhiều nạn nhân đã báo rằng họ đã bị lừa đảo tuyển dụng vì trông thông tin có vẻ hợp pháp. Những kẻ lừa đảo này đã dùng một chiến thuật phổ biến là mạo danh một công ty hợp pháp bằng cách sử dụng tên doanh nghiệp thực và thông tin công ty. Ngay cả khi việc làm từ xa đó thuộc một công ty quen thuộc, bạn hãy kiểm tra những dấu hiệu sau:
-
Sự nhất quán trong thương hiệu:
Bạn cần đọc nhiều đường dẫn có sự xuất hiện của công ty trên online, rút ra nhận diện thương hiệu chung và so sánh với thông tin trên tin tuyển dụng bạn đang quan tâm. Đó có thể đơn giản là sự khác biệt một vài ký tự trong tên công ty, tổ chức.
-
Liên kết của website:
Liên kết đến website trông tương tự như công ty thực nhưng có thể có dấu gạch nối (-), số hoặc tên miền lạ (ba chữ cái ở cuối trang web, chẳng hạn như .com, .net. hoặc .org.)
Ngoài việc hoàn thành nghiên cứu cơ bản, bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách đảm bảo rằng các biểu mẫu online sử dụng các giao thức an toàn. Kiểm tra các URL bắt đầu bằng “HTTPS” thay vì “HTTP”. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là doanh nghiệp đó là giả mạo nhưng các trang web không phải HTTPS khiến dữ liệu cá nhân có nguy cơ bị xâm phạm cao hơn.
4. Không có đánh giá hoặc toàn đánh giá không tốt về công ty!
Nếu tin tuyển dụng của một công ty nào đó mà công ty đó không có bất kỳ đánh giá hoặc không có các review công ty nào thì bạn cần xem xét vì rất có thể vị trí đó không có thực.
Nếu một công ty hợp pháp liệt kê các vị trí công việc thì hầu như luôn có đánh giá, ít nhất là các tương tác tích cực hoặc bình luận về tin tuyển dụng đó hoặc về công ty đó ở một vài nơi mà bạn có thể search ra dễ dàng trên internet. Hãy đối chiếu các thông tin ở nhiều kênh khác nhau từ các diễn đàn việc làm và các nền tảng mảng xã hội phổ biến như LinkedIn và Facebook
Mặt khác, nếu bạn đã tìm kiếm và đối chiếu các thông tin ở nhiều kênh nhưng tất cả chỉ là những bình luận, đánh giá và tương tác tiêu cực thì bạn cũng không nên ứng tuyển.
Có thể bạn quan tâm: Ứng viên/ nhân viên Review công ty, có quan trọng ko?
5. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước
Hackers, kẻ lừa đảo và tội phạm trên internet đều đang cạnh tranh để thu thập dữ liệu cá nhân cho các mục đích bất hợp pháp, chẳng hạn như trộm cắp, đánh cắp danh tính và giả mạo bạn để lợi dụng lòng tin của những người quen biết bạn. Hơn thế nữa chúng rất tinh vi và ngày một được nâng cấp khi liên tục nghĩ ra những cách mới và sáng tạo để bẫy bạn. Trên thực tế, 34% những người báo cáo lừa đảo việc làm đã cung cấp cho những kẻ lừa đảo bản sao bằng lái xe của họ và 26% cung cấp cho chúng bản sao chứng minh nhân dân / căn cước công dân.
Vì lý do này, người tìm việc nên nghi ngờ và từ chối các yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân nhạy cảm, nhất là nếu yêu cầu được đưa ra quá sớm. Đảm bảo xác thực về sự tồn tại của công ty và thậm chí đừng cung cấp thông tin của bạn cho đến khi bạn hoàn tất thủ tục nhận việc. Ngay cả khi việc nhà tuyển dụng bắt buộc bạn cung cấp để họ kiểm tra lý lịch của bạn, bạn vẫn có thể giới hạn tiết lộ chứng minh nhân dân.
6. Địa chỉ email không có tên công ty rõ ràng
Hầu hết các công ty có uy tín đều có địa chỉ email với phiên bản chứa tên công ty sau ký hiệu @. Hãy cảnh giác nếu được yêu cầu ứng tuyển và nộp hồ sơ đến một địa chỉ email cá nhân hoặc một địa chỉ có chuỗi số dài. Thậm chí khi mail đó thuộc nền tảng hợp pháp như Gmail hay Yahoo, bạn cũng không nên gửi đơn xin việc đến một địa chỉ email không phải là địa chỉ miền email chính thức thuộc công ty.
7. Hạn ứng tuyển quá ngắn và bị hối thúc
Hãy để ý những lời mời được đưa ra quá nhanh hoặc các tin tuyển dụng và nhà tuyển dụng hối thúc bạn bạn phải gấp rút ra quyết định. Khi trong nội dung một tin tuyển dụng có chi tiết gây áp lực buộc bạn phải ra quyết định trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như “nếu không đăng ký và nhận lời trong hôm nay thì bạn sẽ lỡ mất cơ hội kiếm được thu nhập hấp dẫn” thì đây chính là một trong những dấu hiệu đáng ngờ.
Những kẻ lừa đảo thường đặt ra các giới hạn thời gian chặt chẽ trên quyết định ứng tuyển của bạn kêu gọi bạn “hành động nhanh chóng” để khiến bạn không có thời gian để tìm hiểu và xác thực thông tin về chúng. Hơn nữa một số kẻ còn cố gắng bẫy bạn bằng cách khơi gợi những khả năng mất mát nếu bạn không nhanh chóng ứng tuyển với một số thông tin cá nhân!
8. Tin tuyển dụng việc làm chất lượng kém
Một trong những dấu hiệu nhận biết lừa đảo việc làm từ xa là chất lượng của bản mô tả công việc và yêu cầu công việc quá kém hoặc quá mập mờ hoặc mắc lỗi chính tả thì rất có thể bài đăng đó là giả mạo. Ngoài ra, hãy tìm kiếm các chi tiết liên quan đến nhiệm vụ công việc, trách nhiệm và các hoạt động hàng ngày. Tin tuyển dụng việc làm cũng nên bao gồm các yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng thực tế cụ thể.
Nếu các yêu cầu thưa thớt và các trách nhiệm mơ hồ, đó là một dấu hiệu khác của một vụ lừa đảo. Để thu hút nhiều người nhất có thể, những kẻ lừa đảo viết các yêu cầu công việc rất chung và rộng để cho phép bất kỳ ai cũng có thể đủ điều kiện. Vì vậy, nếu các yêu cầu có vẻ lỏng lẻo và không cụ thể cho vị trí công việc đó, thì bạn nên cân nhắc trước khi ứng tuyển.
Dẫu cho không phải là lửa đảo nhưng có thể lúc làm việc sau khi nhận offer, bạn có thể thất vọng vì công việc không đúng với những gì bạn mong đợi do bản mô tả không chi tiết.
9. Yêu cầu chuyển tiền và trả phí để tham gia công việc
Một chiến thuật phổ biến được những kẻ lừa đảo sử dụng là lừa đảo là thu phí người tìm việc như một cách bắt buộc để bắt đầu tham gia vào công việc. Trong trò lừa đảo này, kẻ lừa đảo gửi số tài khoản đến mục tiêu và yêu cầu họ chuyển tiền vào số tài khoản đó. Trong số những người cho biết họ đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo việc làm từ xa theo kiểu này chiếm 36%. Vì vậy, nếu một nhà tuyển dụng tiềm năng yêu cầu bạn trả phí giới thiệu hãy các khoản phí để tham gia một công việc thì bạn nên từ bỏ công việc đó và không cung cấp bất cứ thông tin gì!
Một trò thủ đoạn còn tinh vi hơn là các khoản phí này núp bóng dưới các danh nghĩa như chi phí hướng dẫn, training, cấp chứng chứng chỉ hoặc phí tạo thư mục và tài khoản. Bạn phải luôn luôn sáng suốt và tỉnh táo. Bởi vì một công ty hợp pháp khi tuyển dụng nhân viên thì các khoản phí này là do chính họ cung cấp cho nhân viên như một khoản ngân sách để đầu tư cho nhân viên chứ nhân viên không có nghĩa vụ phải cung cấp!
10. Liên hệ do kẻ lừa đảo khởi xướng
Một điểm chung mà nhiều trường hợp lừa đảo việc làm từ xa có là nạn nhân mục tiêu sẽ được liên hệ ban đầu bởi kẻ lừa đảo. Kết luận này được đưa ra dựa trên khảo sát có đến 80% các vụ lừa đảo việc làm. Các phương thức liên hệ phổ biến nhất mà những kẻ lừa đảo sử dụng để tiếp cận các mục tiêu là email và tin nhắn hàng loạt.
11. Tin vào trực giác của bạn
Khi tìm kiếm việc làm từ xa, trực giác và cảm xúc của bạn trở nên cần thiết và hữu ích. Mọi thứ có vẻ bình thường trong một danh sách việc làm. Nhưng nếu có cảm giác điều gì đó không ổn, bạn nên chú ý. Đặt câu hỏi về bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy chưa rõ. Một nhà tuyển dụng hợp pháp đánh giá cao sự quan tâm và sẵn sàng giải đáp thỏa đáng các thắc mắc của bạn. Tuy nhiên, nếu người đăng tuyển không thể hoặc không trả lời các câu hỏi hợp lý về công ty, thì công việc đó có thể là một trò lừa đảo.
Nạn nhân các vụ lừa đảo việc làm từ xa tố giác ở đâu?
Trong tình huống lừa đảo của các việc làm từ xa thường xảy ra trên môi trường mạng, thế nên bạn có thể là nạn nhân trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp một: bạn bị lấy cắp thông tin danh tính bởi kẻ lừa đảo dùng để mạo danh bạn thực hiện các việc phi pháp.
- Trường hợp hai: Bạn bị lấy cắp thông tin nhạy cảm và kẻ lừa đảo dùng thông tin đó để truy cập vào các tài khoản tài chính khác của bạn như Ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
- Trường hợp ba: kẻ lừa đảo buộc bạn chuyển khoản cho chúng một số tiền để bạn có thể bắt đầu công việc, nhưng chúng biến mất cùng tiền của bạn, hoặc làm không đúng các cam kết ban đầu.
Trong cả ba trường hợp này bạn đều có thể tố cáo tại cơ quan điều tra Công an cấp huyện cũng như tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi bạn có hộ khẩu thường trú.
Bạn cũng có thể tố cáo tới Cục An ninh mạng phòng và chống tội phạm công nghệ cao trong trường hợp vụ lừa đảo có nhiều tính chất phức tạp và nhiều chi tiết khó làm rõ!
Kết luận
Có rất nhiều lợi ích lớn mà việc làm từ xa mang lại cho người lao động. Tuy nhiên với tính chất các hoạt động hầu hết đều được diễn ra trên môi trường mạng nên cũng là mãnh đất màu mỡ của các vụ lừa đảo. Hi vọng rằng bạn có thể tránh được tình trạng này và bảo vệ mình trên hành trình có được công việc mong muốn với các dấu hiệu phát hiện lừa đảo việc làm từ xa mà chúng tôi đã gợi ý ở trên! Chúc bạn thành công!
Tin tức liên quan
Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin