Kỹ Năng và Kinh Nghiệm Đàm Phán Lương Khi Phỏng Vấn (Cập Nhật 2025)
Theo một khảo sát năm 2018 của Robert Half, chỉ 39% ứng viên đàm phán lương khi phỏng vấn trong khi số còn lại không làm điều đó chiếm tới 61%. Thậm chí, có đến 44% nhân sự không bao giờ đàm phán lương trong quá trình ứng tuyển hoặc xem xét tăng lương hoặc thăng cấp. Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn đứng về phía doanh nghiệp và áp đảo ứng viên khi bàn bạc về lương vì vậy để có thể đàm phán lương thành công, bạn cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán lương khi được hỏi những mong muốn về mức lương.
Đàm phán lương là một trong những bước quan trọng nhất khi ứng tuyển vào một công việc mới. Đây không chỉ là cơ hội để bạn đảm bảo mức lương phù hợp với năng lực, mà còn là cách thể hiện sự chuyên nghiệp và hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, việc đàm phán lương thường gây nhiều lo lắng, đặc biệt khi bạn không biết cách thực hiện một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán lương mới nhất năm 2025 để giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Tầm Quan Trọng Của Việc Đàm Phán Lương
Chuẩn Bị Trước Khi Đàm Phán Lương
1. Nghiên Cứu Kỹ Về Thị Trường và Công Ty
3. Chuẩn Bị "Khoảng Lương Mong Muốn"
Kinh nghiệm đàm phán lương khi phỏng vấn
Khi nào nên nói về lương? Có nên hỏi mức lương khi phỏng vấn?
Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công
Kỹ Năng Đàm Phán Lương Hiệu Quả
Không nói ra mức lương cũ trước đây
Tập Trung Vào Giá Trị Bạn Mang Lại
Không chủ động nếu chưa được hỏi.
Đừng Chỉ Tập Trung Vào Lương Cơ Bản
Tự Tin Nhưng Không Quá Cứng Nhắc
Nên đàm phán lương Net hay Gross
Các Lỗi Thường Gặp Khi Đàm Phán Lương
1. Đưa Ra Mức Lương Quá Cao Hoặc Quá Thấp
3. Quá Căng Thẳng Hoặc Thiếu Tự Tin
Tầm Quan Trọng Của Việc Đàm Phán Lương
Đàm phán lương không chỉ là việc bàn bạc về con số, mà còn là cách bạn định giá bản thân và thiết lập kỳ vọng trong mối quan hệ lao động với nhà tuyển dụng. Một cuộc đàm phán lương thành công sẽ giúp bạn:
- Đảm bảo mức lương xứng đáng với năng lực và kinh nghiệm.
- Tránh bị thiệt thòi về tài chính trong quá trình làm việc.
- Thể hiện sự tự tin và hiểu biết của bạn với nhà tuyển dụng.
- Thiết lập nền tảng cho các lợi ích khác trong công việc như thưởng, thăng chức, và tăng lương.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ càng và sử dụng các kỹ năng đàm phán một cách khéo léo.
Chuẩn Bị Trước Khi Đàm Phán Lương
1. Nghiên Cứu Kỹ Về Thị Trường và Công Ty
Trước khi bước vào đàm phán, bạn cần hiểu rõ mức lương trung bình cho vị trí mà mình ứng tuyển. Hãy tìm hiểu:
- Mức lương trung bình theo ngành nghề: Sử dụng các nền tảng như Glassdoor, Payscale, hoặc các báo cáo thị trường lao động tại Việt Nam để tìm ra khoảng lương phổ biến.
- Mức lương tại công ty bạn ứng tuyển: Nếu có thể, hãy tìm kiếm thông tin từ nhân viên cũ hoặc hiện tại của công ty.
- Chi phí sinh hoạt và lạm phát: Đặc biệt trong bối cảnh năm 2025, khi lạm phát và chi phí sinh hoạt có xu hướng tăng, mức lương cần phải đủ để đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn.
2. Xác Định Giá Trị Bản Thân
- Đánh giá năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, và thành tựu của bạn để hiểu được giá trị mà bạn mang lại cho công ty.
- So sánh với yêu cầu công việc: Bạn có những kỹ năng gì nổi bật hơn so với yêu cầu? Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đàm phán.
3. Chuẩn Bị "Khoảng Lương Mong Muốn"
Ít nhất hãy suy nghĩ về một khoảng lương xác định lý tưởng nhất.
- Mức tối thiểu: Mức lương thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận.
- Mức kỳ vọng: Mức lương mà bạn cảm thấy xứng đáng với mình.
- Mức tối đa: Mức lương cao nhất mà bạn nghĩ là hợp lý trong bối cảnh hiện tại.
Kinh nghiệm đàm phán lương khi phỏng vấn
Nếu bạn muốn đàm phán lương thành công thì trước tiên bạn phải trả lời được 2 vấn đề cốt lõi đó là:
- Biết khi nào bạn nên đàm phán lương
- Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công
Khi nào nên nói về lương? Có nên hỏi mức lương khi phỏng vấn?
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về chủ đề này nhưng đa phần các ứng viên đều cho rằng chỉ có thể thảo luận về mức lương khi nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề trước. Có nghĩa là khi nhà tuyển dụng quyết định bạn phù hợp với công việc. Họ nói rằng: “Bạn sẽ bắt đầu thử việc với mức lương X/tháng trong vòng 3 tháng, sau thời gian thử việc thì bạn sẽ được nhận vào làm chính thức với mức lương Y/tháng, sau đó sẽ xem xét tăng lương dựa trên hiệu quả công việc”. Tất nhiên, bạn hãy quên cái hứa hẹn "xem xét tăng lương" này đi và chỉ quan tâm con số X và Y ở thời điểm này thôi.
Nếu bạn may mắn thì những gì NTD cung cấp chính xác là những gì bạn mong đợi và bạn sẽ đi về nhà trong hạnh phúc. Nhưng bạn có biết rằng, cách đề nghị mức lương này chỉ phù hợp với những người ít kinh nghiệm, thiếu tự tin, kỹ năng hoặc siêu may mắn theo nghĩa đen. Đối với một số người, suy nghĩ “chỉ cần có công việc là được” khiến họ chấp nhận mọi con số mà NTD đưa ra, ngay cả khi nó thấp hơn rất nhiều so với mong đợi.
Bạn có biết rằng, để được tham gia phỏng vấn bạn đã trải qua rất nhiều vòng tuyển chọn và chiến thắng rất điều đối thủ. Cho nên bạn hoàn toàn có thể tự tin đàm phán lương với nhà tuyển dụng nếu họ cung cấp mức lương thấp hơn bạn kỳ vọng. Bạn cũng hoàn toàn không có lý do gì để tiếp tục phỏng vấn nếu mức lương không phù hợp với bạn. Đây là tư duy cơ bản bạn cần có trước khi bạn tìm hiểu kỹ năng đàm phán lương.
Với những công ty áp dụng từ 2 - 3 vòng phỏng vấn: Phỏng vấn qua điện thoại - phỏng vấn sơ lược - phỏng vấn cuối cùng thì bạn nên đàm phán lương trước vòng phỏng vấn thứ 2. Khi họ gọi để đưa bạn đến phỏng vấn lần 2 chính là thời điểm để bạn đàm phán lương. Còn đối với công ty chỉ có 1 vòng phỏng vấn thì vấn áp dụng cách đàm phán lương như vậy.
Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công
Không ai biết rõ mức lương này hơn chính bản thân bạn. Nếu bạn chưa biết cách xác định mức lương bao nhiêu thì GrowUpWork sẽ giúp bạn đưa ra các gợi ý để bạn tìm ra mức lương phù hợp với mình.
Nhưng nếu bạn apply vào vị trí mới có khối lượng công việc ít hơn vị trí cũ thì rất khó để đàm phán lương thành công. Vì vậy, yếu tố tiên quyết đó là mức lương mới phải tương xứng với khối lượng công việc bạn sẽ phải đảm nhiệm.
Mức lương đàm phán sẽ dựa trên mức lương cũ, kỳ vọng của bạn và khối lượng công việc mới. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn xứng đáng với mức lương mình đưa ra chứ không phải bạn đang ảo tưởng.
Kỹ Năng Đàm Phán Lương Hiệu Quả
Chọn Thời Điểm Thích Hợp
Thời điểm đàm phán lương rất quan trọng. Thông thường, bạn nên đàm phán khi:
- Bạn đã qua vòng phỏng vấn và nhà tuyển dụng đã bày tỏ ý định nhận bạn vào làm.
- Người phỏng vấn bạn là người có chức vụ cao (Giám đốc, Tổng giám đốc), có thể quyết định mức lương của bạn.
- Nhà tuyển dụng chủ động hỏi về mức lương mong muốn của bạn.
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về lương ngay từ đầu, bạn có thể khéo léo trả lời: "Tôi rất hứng thú với vị trí này và muốn tìm hiểu thêm về vai trò cũng như kỳ vọng của công ty trước khi thảo luận về mức lương."
Không nói ra mức lương cũ trước đây
Nếu bạn đang tìm kiếm mức lương mới cao hơn mức lương cũ thì đừng bao giờ nói ra chính xác mức lương cũ của bạn, đặc biệt trong trường hợp mức lương cũ rất thấp.
Khoảnh khắc bạn tiết lộ mức lương cũ khi có cơ hội đề nghị mức lương mới sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn rất nhiều trong đàm phán lương. Nhà tuyển dụng sẽ lấy số tiền lương cũ đó để quyết định số tiền lương mới mà họ sẽ trả cho bạn. Tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên nhẹ nhàng chuyển hướng cuộc nói chuyện.
Nếu trong CV trước đó bắt ghi tiền lương thì sao? Chúng tôi chỉ có thể khuyên bạn là không nên điền mức lương thực sự trước đây, nếu bạn muốn nhận được mức lương cao ở công ty sắp tới.
Tập Trung Vào Giá Trị Bạn Mang Lại
Với nhà tuyển dụng không có mức lương cao hay thấp, chỉ có xứng đáng hay không xứng đáng. Nếu bạn cho họ thấy mức lương bạn đưa ra hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn có thể làm thì việc đàm phán chắc chắn sẽ thành công.
Trước khi bạn nói ra một con số cụ thể, hãy nói về những gì bạn đã làm và quan trọng là những gì bạn có thể làm trong thời gian tới. Nếu có thể thì bạn nên đưa ra bằng chứng cho những gì mình đã nói. Trong tình huống cụ thể bạn có thể đề xuất một ý tưởng mới cho vị trí sắp nhận.
Tóm lại, trong cuộc đàm phán, đừng chỉ nhấn mạnh vào số tiền. Hãy tập trung giải thích giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty:
- "Với kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực này, tôi tự tin rằng mình có thể cải thiện hiệu suất đội nhóm lên 20% trong 6 tháng đầu."
- "Kỹ năng quản lý dự án của tôi đã giúp công ty cũ tiết kiệm 15% chi phí vận hành mỗi quý."
Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn xứng đáng với mức lương cao hơn.
Không chủ động nếu chưa được hỏi.
Đây cũng là cách đàm phán lương hiệu quả với sếp. Đừng trở thành người đầu tiên hỏi mức lương khi phỏng vấn, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó.
Việc từ chối không bao giờ là dễ dàng nhưng quan trọng là bạn phải biết khi nào nên thực hiện điều đó và mạnh mẽ để có thể nói ra. Nếu bạn đã lọt “mắt xanh” của NTD thì họ sẽ muốn bạn ở lại và chấp nhận thương lượng với mức lương bạn đề nghị. Còn nếu họ đã đưa ra quy định hoặc bậc lương cho vị trí này thì đây là thời điểm để bạn tìm kiếm cơ hội khác.
Không sử dụng khoảng lương
Đừng bao giờ đưa ra một khoảng khi được đề nghị mức lương chẳng hạn như: “Tôi mong muốn mức lương trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng”. Điều đó chỉ khiến cho nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ lựa chọn con số nhỏ hơn. Hãy đưa ra một con số cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người tự tin, biết mình muốn gì và họ sẽ đánh giá cao bạn.
Đừng Chỉ Tập Trung Vào Lương Cơ Bản
Ngoài lương cơ bản, bạn có thể đàm phán thêm các lợi ích khác như:
- Thưởng hiệu suất, thưởng dự án, thưởng cuối năm (tháng 13).
- Chính sách tăng lương hàng năm.
- Thời gian làm việc linh hoạt, work from home.
- Phụ cấp đi lại, ăn uống, công tác hoặc học tập.
- Cơ hội thăng tiến và đào tạo.
- Chế độ ngày phép và nghỉ ốm, thai sản, chế độ y tế bổ sung.
- Mức đóng thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ: "Nếu ngân sách hiện tại không cho phép tăng lương như mong đợi, liệu tôi có thể nhận thêm phụ cấp đào tạo hoặc hỗ trợ học phí cho các khóa học chuyên môn không?"
Tự Tin Nhưng Không Quá Cứng Nhắc
Một số ứng viên cảm thấy không tự tin khi đề nghị mức lương, bạn nên nhớ rằng không ai muốn trả lương cao cho một người không tự tin và bi quan.
- Luôn luôn lạc quan, nghĩ tích cực: Luôn thể hiện thái độ lạc quan và nói về những điều tích cực ngay cả lúc đám phán lương, nở một nụ cười và nói về nó một cách hưng phấn, thoải mái nhất.
- Hãy tự tin khi nói về mức lương mong muốn: Bạn cần thể hiện rằng mình hiểu rõ giá trị bản thân và mức lương phù hợp với năng lực. Có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng hãy luôn tự tin.
- Không nên quá cứng nhắc: Nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn kỳ vọng, hãy thảo luận thêm thay vì từ chối ngay.
Ví dụ: "Tôi hiểu rằng đây là mức lương hiện tại mà công ty có thể đưa ra. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và kỹ năng của tôi, tôi mong muốn mức lương khoảng X triệu. Liệu chúng ta có thể cân nhắc thêm được không?"
Nên đàm phán lương Net hay Gross
GrowUpWork khuyên bạn nên đàm phán lương gross để đảm bảo quyền lợi của mình. Bạn cũng có thể đàm phán lương net nhưng phải đảm bảo rằng công ty quy ra lương gross và đăng ký với cơ quan BHXH theo đúng quy định.
Nếu đàm phán lương net, có thể công ty sẽ đăng ký với cơ quan BHXH mức lương rất thấp và thường họ sẽ đóng bảo hiểm, thuế... rất thấp. Và khi bạn gặp vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, thai sản, thất nghiệp mới phát hiện ra sự thật phũ phàng.
Khi hợp đồng là lượng Gross, luật quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong đóng bảo hiểm, công đoàn và Thuế thu nhập cá nhân.
Bạn lấy lương Gross - trách nhiệm mình phải đóng = lương thực nhận hàng tháng. Khi có vấn đề về thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, thất nghiệp, thì bạn hưởng được quyền lợi trên số lương Gross mà bạn đóng và Công ty bạn đồng chi trả.
Các Lỗi Thường Gặp Khi Đàm Phán Lương
1. Đưa Ra Mức Lương Quá Cao Hoặc Quá Thấp
Việc đưa ra mức lương không phù hợp với năng lực hoặc thị trường sẽ khiến bạn mất đi cơ hội. Hãy luôn dựa vào thông tin nghiên cứu để xác định mức lương hợp lý.
2. Không Chuẩn Bị Trước
Nhiều ứng viên bước vào đàm phán mà không chuẩn bị kỹ, dẫn đến việc lúng túng không biết cách trả lời khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về lương.
3. Quá Căng Thẳng Hoặc Thiếu Tự Tin
Sự lo lắng hoặc thiếu tự tin sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không chắc chắn về giá trị bản thân.
4. Quá Tập Chung Vào Các Lợi Ích
Nhiều ứng viên cũng thường hay mắc lỗi là chỉ tập chung đòi hỏi vào các lợi ích. Khi Nhà tuyển dụng đang còn cân nhắc về năng lực của bạn, cần thử thách bạn thêm thì việc bạn chỉ nói về các lợi ích mà bạn sẽ có khi vào làm công ty sẽ là một điểm trừ lớn, thậm chí nó sẽ tạo ra cảm xúc không tốt và Nhà tuyển dụng có thể loại trừ bạn ngay lập tức nếu có ứng viên khác mà họ đang xem xét cho cùng vị trí này.
Tạm kết
Đàm phán lương là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần phải nắm vững, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động năm 2025 đang có nhiều thay đổi. Để thành công trong việc đàm phán lương, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin, và khéo léo trong cách thể hiện giá trị của mình. Hãy nhớ rằng, đàm phán không phải là cuộc chiến, mà là một quá trình hợp tác để đạt được lợi ích tốt nhất cho cả bạn và nhà tuyển dụng.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc đàm phán lương và đạt được công việc như ý!
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất