Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn mới nhất

Một khảo sát cho thấy chỉ có 37% ứng viên đàm phán lương khi phỏng vấn và 18% không làm điều đó. Thậm chí, có đến 44% nhân sự không bao giờ đàm phán tăng lương trong quá trình xem xét tăng lương hoặc thăng cấp. Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn áp đảo ứng viên vì vậy để có thể đàm phán lương thành công, bạn cần phải có kỹ năng đàm phán lương và kinh nghiệm khi được hỏi những mong muốn về mức lương.

Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn
Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn

Kinh nghiệm đàm phán lương khi phỏng vấn

Nếu bạn muốn đàm phán lương thành công thì trước tiên bạn phải trả lời được 2 vấn đề cốt lõi đó là:

  • Biết khi nào bạn nên đàm phán lương
  • Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công

Khi nào nên nói về lương? Có nên hỏi mức lương khi phỏng vấn

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về chủ đề này nhưng đa phần các ứng viên đều cho rằng chỉ có thể thảo luận về mức lương khi nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề trước. Có nghĩa là khi nhà tuyển dụng quyết định bạn phù hợp với công việc. Họ nói rằng: “bạn sẽ bắt đầu thử việc với mức lương X/tháng trong vòng Y tháng, sau thời gian thử việc thì bạn sẽ được nhận vào làm chính thức với mức lương Z/tháng, sau đó tăng lương dựa trên hiệu quả công việc”

Nếu bạn may mắn thì những gì NTD cung cấp chính xác là những gì bạn mong đợi và bạn sẽ đi về nhà trong hạnh phúc. Nhưng bạn có biết rằng, cách đề nghị mức lương này chỉ phù hợp với những người ít kinh nghiệm, thiếu tự tin, kỹ năng hoặc siêu may mắn theo nghĩa đen. Đối với một số người, suy nghĩ “chỉ cần có công việc là được” khiến họ chấp nhận mọi con số mà NTD đưa ra, ngay cả khi nó thấp hơn rất nhiều so với mong đợi. 

Bạn có biết rằng, để được tham gia phỏng vấn bạn đã trải qua rất nhiều vòng tuyển chọn và chiến thắng rất điều đối thủ. Cho nên bạn hoàn toàn có thể tự tin đàm phán lương với nhà tuyển dụng nếu họ cung cấp mức lương thấp hơn bạn kỳ vọng. Bạn cũng hoàn toàn không có lý do gì để tiếp tục phỏng vấn nếu mức lương không phù hợp với bạn. Đây là tư duy cơ bản bạn cần có trước khi bạn tìm hiểu kỹ năng đàm phán lương.

Với những công ty áp dụng từ 2 - 3 vòng phỏng vấn: Phỏng vấn qua điện thoại - phỏng vấn sơ lược - phỏng vấn cuối cùng thì bạn nên đàm phán lương trước vòng phỏng vấn thứ 2. Khi họ gọi để đưa bạn đến phỏng vấn lần 2 chính là thời điểm để bạn đàm phán lương. Còn đối với công ty chỉ có 1 vòng phỏng vấn thì vấn áp dụng cách đàm phán lương như vậy. 

Bí quyết chuẩn bị cho buổi phỏng vấn online
Bài viết liên quan
Bí quyết phỏng vấn online thành công
Nếu bạn đang tìm việc, có thể phải tham gia một cuộc phỏng vấn trực tuyến theo yêu cầu. Để các ứng viên đỡ bỡ ngỡ trước hình thức này, GrowUpWork sẽ thảo luận về việc làm thế nào để chuẩn bị tốt cho một buổi phỏng vấn online thành công.

Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công

Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công
Xác định đúng mức lương sẽ đàm phán thành công

Không ai biết rõ mức lương này hơn chính bản thân bạn. Nếu bạn chưa biết cách xác định mức lương bao nhiêu thì GrowUpWork sẽ giúp bạn đưa ra các gợi ý để bạn tìm ra mức lương phù hợp với mình.

Nhưng nếu bạn apply vào vị trí mới có khối lượng công việc ít hơn vị trí cũ thì rất khó để đàm phán lương thành công. Vì vậy, yếu tố tiên quyết đó là mức lương mới phải tương xứng với khối lượng công việc bạn sẽ phải đảm nhiệm.

Chuẩn bị 3 con số trước phỏng vấn để nói về mức lương: 
  • Thứ 1 là mức lương lý tưởng.
  • Thứ 2 là một con số chính xác cho công việc mới. 
  • Thứ 3 là mức tối thiểu mà bạn có thể nhận cho vị trí đó. Là con số bạn chỉ nhận khi mà nhà tuyển dụng không chịu trả mức cao hơn.

Mức lương đàm phán sẽ dựa trên mức lương cũ, kỳ vọng của bạn và khối lượng công việc mới. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn xứng đáng với mức lương mình đưa ra chứ không phải bạn đang ảo tưởng.

Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn

Không nói ra mức lương cũ trước đây

Nếu bạn đang tìm kiếm mức lương mới cao hơn mức lương cũ thì đừng bao giờ nói ra chính xác mức lương cũ của bạn, đặc biệt trong trường hợp mức lương cũ rất thấp. 

Khoảnh khắc bạn tiết lộ mức lương cũ khi có cơ hội đề nghị mức lương mới sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn rất nhiều trong đàm phán lương. Nhà tuyển dụng sẽ lấy số tiền lương cũ đó để quyết định số tiền lương mới mà họ sẽ trả cho bạn. Tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên nhẹ nhàng chuyển hướng cuộc nói chuyện. 

Nếu trong CV trước đó bắt ghi tiền lương thì sao? Chúng tôi chỉ có thể khuyên bạn là không nên điền mức lương thực sự trước đây, nếu bạn muốn nhận được mức lương cao ở công ty sắp tới.

Cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn có thể làm

Với nhà tuyển dụng không có mức lương cao hay thấp, chỉ có xứng đáng hay không xứng đáng. Nếu bạn cho họ thấy mức lương bạn đưa ra hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn có thể làm thì việc đàm phán chắc chắn sẽ thành công. Như vậy kỹ năng đàm phán lương tiếp theo sẽ dựa trên cách bạn thể hiện những khả năng chứng minh bạn xứng đáng với mức lương đề nghị.

Trước khi bạn nói ra một con số cụ thể, hãy nói về những gì bạn đã làm và quan trọng là những gì bạn có thể làm trong thời gian tới. Nếu có thể thì bạn nên đưa ra bằng chứng cho những gì mình đã nói. Trong tình huống cụ thể bạn có thể đề xuất một ý tưởng mới cho vị trí sắp nhận. 

Kỹ năng đàm phán lương
Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn

Không chủ động nếu chưa được hỏi và sẵn sàng từ chối

Đây cũng là cách đàm phán lương hiệu quả với sếp. Đừng trở thành người đầu tiên hỏi mức lương khi phỏng vấn, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó. 

Việc sẵn sàng từ chối không bao giờ là dễ dàng nhưng quan trọng là bạn phải biết khi nào nên thực hiện điều đó và mạnh mẽ để có thể nói ra. Nếu bạn đã lọt “mắt xanh” của NTD thì họ sẽ muốn bạn ở lại và chấp nhận mức lương bạn đề nghị. Còn nếu không thì đây là thời điểm để bạn tìm kiếm cơ hội khác.

Hơn hết, bạn cũng cần cân đo đong đếm xem mức lương tối thiểu cần để trang trải cuộc sống là bao nhiêu, nếu nhà tuyển dụng đề nghị mức lương thấp hơn khoảng đó mà không chấp nhận thương lượng thêm thì bạn nên cân nhắc từ chối!

Không sử dụng khoảng lương

Đừng bao giờ đưa ra một khoảng khi được đề nghị mức lương chẳng hạn như: “Tôi mong muốn mức lương trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng”. Điều đó chỉ khiến cho nhà tuyển dụng nhảy sang con số nhỏ hơn. Hãy đưa ra một con số cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người tự tin, biết mình muốn gì và họ sẽ đánh giá cao bạn.

Luôn lạc quan và tích cực, đừng sợ những người khó tính

Một số ứng viên cảm thấy không tự tin khi đề nghị mức lương, bạn nên nhớ rằng không ai muốn trả lương cao cho một người không tự tin và bi quan. Luôn luôn lạc quan, nghĩ tích cực và tự tin trong mọi việc bạn làm nếu bạn muốn thành công. Có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng hãy luôn tự tin.

Nên đàm phán lương Net hay Gross 

GrowUpWork  khuyên bạn nên đàm phán lương gross để đảm bảo quyền lợi của mình. Bạn cũng có thể đàm phán lương net nhưng phải đảm bảo rằng công ty quy ra lương gross và đăng ký với cơ quan BHXH. 

Nếu đàm phán lương net, có thể công ty sẽ đăng ký với cơ quan BHXH mức lương rất thấp và họ sẽ đóng bảo hiểm, thuế... rất thấp. Và khi bạn gặp vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, thai sản, thất nghiệp mới phát hiện ra sự thật phũ phàng.

Lương gross là gì? Cách tính lương gross
Bài viết liên quan
Lương gross là gì? Cách tính lương gross
Trước đây, người lao động chỉ biết lương là tổng số tiền mà mình nhận được vào cuối tháng khi đi làm, các khái niệm về lương khác đối với họ rất lạ lẫm và họ cũng không quan tâm. Chỉ đến khi người lao động làm trong công ty có sử dụng lương gross họ mới bắt đầu tìm hiểu lương gross là gì, cách tính lương gross ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của bản thân. .

Khi hợp đồng là lượng Gross, luật quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong đóng bảo hiểm, công đoàn và Thuế thu nhập cá nhân.

Bạn lấy lương Gross - trách nhiệm mình phải đóng = lương thực nhận hàng tháng. Khi có vấn đề về thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, thất nghiệp, thì bạn hưởng được quyền lợi trên số lương Gross mà bạn đóng và Công ty bạn đồng chi trả.

Tạm kết

Đàm phán lương khi phỏng vấn xin việc có thể rất khó khăn và cân não với không ít người, nhưng nó rất quan trọng và hoàn toàn xứng đáng để bạn cố gắng chứng tỏ bản thân mình. Hãy nghĩ rằng lương là thành tố ảnh hưởng quan trọng tới chế độ phúc lợi sau này của bạn, tự tin và bình tĩnh khi đề nghị mức lương. Mong rằng những gợi ý trên nom na là các kỹ năng đàm phán lương này sẽ giúp bạn có cơ sở để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn xin việc.


Tin tức liên quan

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!