Kinh nghiệm phỏng vấn online - Lỗi sai phổ biến

Ngay cả trước khi COVID-19 hoàn toàn dịch chuyển thế giới ra khỏi trục, các buổi phỏng vấn online đã dần phổ biến. Dù muốn tiếp nhận hay không thì hiện tại nó đã trở thành xu hướng tất yếu và có tiềm năng hiện diện lâu dài trong quy trình tuyển dụng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm phỏng vấn online trước đây thì rất có thể mắc phải những lỗi sai phổ biến dưới đây! Cùng xem đó là gì nhé!

Những lỗi sai thường gặp khi phỏng vấn online
Kinh nghiệm phỏng vấn online - Lỗi sai phổ biến

Trước tiên để bắt đầu tìm hiểu những lỗi sai này, chúng ta cần biết cách hoạt động của một buổi phỏng vấn online sẽ như thế nào?

Phỏng vấn online là gì?

Phỏng vấn online là một hình thức phỏng vấn mà ứng viên và nhà tuyển dụng có thể gặp gỡ nhau dù không cùng một không gian để tìm hiểu và trao đổi về công việc và khả năng phù hợp giữa công việc, người tìm việc và công ty.

Trên thực tế Phỏng vấn Online có hai khả năng xảy ra: Một là phỏng vấn online chỉ lấy giọng nói; Hai là phỏng vấn Online bằng video call (lấy cả hình lẫn giọng)

Thông thường thì kiểu thứ hai phổ biến hơn hẳn kiểu một. Đối với những công ty có nhiều vòng tuyển chọn thì họ thường sẽ dùng kiểu một như vòng đầu tiên sau khi duyệt CV, rồi kiểu thứ hai cho vòng tiếp theo. Ở bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào lỗi thường gặp ở kiểu phỏng vấn online bằng video call vì phỏng vấn này đòi hỏi nhiều nỗ lực chuẩn bị và thử thách hơn hẳn!

Đầu tiên để biết mình có thể mắc lỗi ở đâu thì bạn cần biết những gì mình cần chuẩn bị những gì và thử luyện tập trước. Xem qua bài viết Bí quyết chuẩn bị cho buổi phỏng vấn Online thành công để biết thêm chi tiết.

Những lỗi sai thường gặp khi phỏng vấn online

Trong kinh nghiệm phỏng vấn online của rất nhiều ứng viên đi trước đã được tổng hợp theo danh sách dưới đây:

Không gian gây mất tập trung

Không gian phỏng vấn gây mất tập trung
Không gian phỏng vấn gây mất tập trung

Video call có thể được thực hiện từ bất cứ nơi nào bạn có Wi-Fi. Tuy nhiên không phải không gian nào có kết nối Wi-Fi đều có thể ngồi phỏng vấn online qua video.

Nếu không gian phía bạn ồn ào sẽ khiến cả bạn và người phỏng vấn mất tập trung. Đối với không gian có khả năng gây ra nhiều gián đoạn không mong muốn cũng vậy. 

Hơn thế nữa việc chọn không gian ngồi phỏng vấn của bạn cũng nói lên rất nhiều điều với người phỏng vấn. Vì thế đó cần phải là nơi yên tĩnh và không bị phân tâm mà bạn có thể kiểm soát.

Kinh nghiệm phỏng vấn online ở đây là: Nếu bạn đang phỏng vấn tại nhà, trong khi sinh hoạt của những người trong gia đình có thể gây gián đoạn thì bạn cần cho họ biết trước buổi phỏng vấn để có thể tìm cách tránh làm ảnh hưởng đến bạn trong thời gian phỏng vấn đó.

Không bận trang phục công sở 

Bạn không nên mặc áo thun, áo ba lỗ hay đồ ngủ để phỏng vấn online qua video chỉ vì bạn đang ở nhà. An toàn nhất là chọn một bộ công sở, đi làm (có thể có vest hoặc không).

Tóc và makeup (nếu bạn là nữ) của bạn cũng phải trông chuyên nghiệp. Ăn mặc giống như bạn mặc khi phỏng vấn trực tiếp. Chỉ vì đây là một cuộc phỏng vấn từ xa không có nghĩa là bạn không cần mặc trang phục phỏng vấn phù hợp.

Background không chuyên nghiệp 

Người phỏng vấn có thể thấy những gì đằng sau bạn cũng có thể nhìn thấy bạn. Trên thực tế, rất nhiều ứng viên đã vô tình cho người phỏng vấn thấy background phía sau không mấy gọn gàng khi đang phỏng vấn online qua video.

Cụ thể là bạn không nên ngồi trên giường hoặc trên chiếc ghế dài. Nhà tuyển dụng cũng không muốn thấy đồ đạc bừa bộn phía sau lưng bạn.

Theo kinh nghiệm phỏng vấn online thành công bạn có 2 lựa chọn sau đây:

  • Nếu bạn có một phòng hoặc khu vực làm việc tại nhà, hãy sử dụng nó. Nếu không, hãy giữ cho background phía sau của bạn sạch sẽ và đơn giản nhất có thể.
  • Nếu bạn đang phỏng vấn ở một quán cafe, hãy để máy quay hướng vào tường hoặc giá sách. Bạn có thể làm điều tương tự tại nhà của mình nếu bạn không có không gian phỏng vấn thích hợp khác.

Tên người dùng không chuyên nghiệp 

Cũng giống như địa chỉ email của bạn, tên người dùng trên phần mềm gọi video của bạn phải chuyên nghiệp vì người phỏng vấn sẽ nhìn thấy nó.

Trong thời đại ngày nay, rất có thể bạn đã có tài khoản Skype hoặc Zoom, nên hãy kiểm tra lại tên người dùng hiển thị trước buổi phỏng vấnđiều chỉnh nếu nó không phải tên của bạn mà là một nickname vui nhộn nào đó.

WiFi (kết nối mạng) không đáng tin

Đối với phần mềm họp online, video call thì mạng internet của bạn cần phải mạnh và có tín hiệu đáng tin cậy. Nếu bạn có kết nối Wifi không thể đoán trước và không đáng tin cậy, video sẽ thường xuyên bị giật và bị treo.

Nếu bạn không thể tin tưởng hoàn toàn vào Wifi tại nhà của mình để hoàn thành buổi phỏng vấn thì hãy thực hiện ở một nơi khác hoặc một thiết bị kết nối mạng dự phòng khác. Dự phòng về kỹ thuật luôn là điều cần lưu tâm đối với người có kinh nghiệm phỏng vấn online.

Thiết bị của bạn không phù hợp. 

Nếu máy tính xách tay, máy ảnh, micrô của bạn đã lỗi thời hoặc chất lượng kém, nó sẽ ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn. Thiết bị dỏm sẽ dẫn đến một buổi phỏng vấn dỏm. Kiểm tra mọi thứ trước giờ phỏng vấn để đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động tốt.

Để cẩn thận hơn bạn cũng có thể chuẩn bị thêm vài thiết bị dự phỏng để có thể thay thế nếu sự cố xảy ra.

Ánh sáng của bạn không tốt. 

Nếu trời quá tối thì sẽ giống như bạn đang quay một bộ phim kinh dị và điều này thực sự không tốt cho cuộc trò chuyện giữa bạn và người phỏng vấn. Ánh sáng kém khiến người phỏng vấn khó nhìn thấy bạn và điều đó chỉ là sự thiếu chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó sự u tối cũng sẽ tạo cảm giác tiêu cực và khiến không khí của buổi phỏng vấn trở nên tệ hơn!

Hãy đảm bảo rằng không gian phỏng vấn bạn chọn có đủ ánh sáng và hướng bạn ngồi không ngược sáng. Hay ánh sáng có chứa tia sáng làm chói và mờ hình ảnh của bạn trong video.

Camera thu hình đặt sai vị trí. 

Người phỏng vấn của bạn không muốn nhìn thấy mũi của bạn. Họ không muốn nhìn chằm chằm vào ngực, đùi của bạn hoặc căn phòng phía sau bạn.

Kinh nghiệm phỏng vấn online ở đây là trước khi bắt đầu cuộc gọi hãy kiểm tra vị trí đặt camera của bạn. Hình ảnh của bạn nên ở phía trước và trung tâm với toàn bộ khuôn mặt trên màn hình. Tuy nhiên, khuôn mặt của bạn không nên chiếm toàn bộ màn hình vì sẽ gây ngộp. Ít nhất thì người phỏng vấn cũng muốn thấy được tới vai của bạn.

Bạn bị phân tâm trong lúc phỏng vấn

Bạn không thể ngừng nhìn vào điện thoại của mình. Bạn đang nhấp xung quanh từ tab này sang tab khác và cửa sổ này sang cửa sổ khác. Người phỏng vấn sẽ để ý nếu bạn không chú ý đến buổi phỏng vấn.

Bật điện thoại ở chế độ im lặng hoặc tốt hơn là không để điện thoại của bạn gần đó khi đang phỏng vấn. Đóng các tab và cửa sổ khác của bạn và chú ý đến người phỏng vấn.

Tránh giao tiếp bằng mắt

Lỗi này khá phổ biến với nhiều người vì việc giao tiếp bằng ánh mắt có thể khá khó khi bạn đang hồi hộp trong buổi phỏng vấn. Song, điều này còn khó khăn hơn lúc phỏng vấn online qua video vì bạn không quen cảm giác nhìn vào camera khi đang nói chuyện.

Cảm giác không tự nhiên khi nhìn chằm chằm vào máy ảnh thay vì khuôn mặt trên màn hình. Điều này sẽ gây hiểu lầm khi nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang nhìn vào hướng khác trong khi bạn đang cố giao tiếp bằng mắt với họ khi đang phỏng vấn qua video.

Hiểu sai về thời gian phỏng vấn

Đây cũng là một trong những hạn chế của phỏng vấn online? Nhất là khi phỏng vấn với một công ty ở quốc gia khác, sẽ có sự khác biệt về múi giờ. Hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác thời gian phỏng vấn diễn ra và nó sẽ ở múi giờ nào.

Hãy xác nhận lại thời gian hẹn phỏng vấn đó là ở múi giờ nào và lặp lại thời gian đó ở múi giờ của bạn cho người phỏng vấn biết. Hãy bắt đầu tham gia vào buổi phỏng vấn trước 5 phút của thời điểm mà nhà tuyển dụng hẹn bạn.

Nói lấn người phỏng vấn

Đôi khi có thể có một chút độ trễ trong phần mềm họp online mà bạn sử dụng, vì vậy hãy đảm bảo tạm dừng một chút giữa các phần phát biểu của người phỏng vấn rồi mới bắt đầu nói phần của mình để tránh nói lấn họ.

Sẽ cực kỳ thiếu chuyên nghiệp và để lại cảm giác khó chịu nếu người phỏng vấn bị bạn lấn lời và cắt ngang lời nói!

Bạn quên bật camera 

Trong kinh nghiệm phỏng vấn online thì lỗi này nghe có vẻ buồn cười nhưng thực sự nó đã xảy ra với một số người khi họ đang đắm đuối vào cuộc thảo luận với nhà tuyển dụng mà quên mất camera chưa bật hoặc đang bị gián đoạn kết nối

Sẽ thật khó chịu vì rất có thể khi bắt đầu bật lại camera bạn có thể sẽ quên mình đã nói đến đâu và cả nhà tuyển dụng cũng vậy. Tệ hơn là bạn quên suốt buổi phỏng vấn. Vì thế hãy kiểm tra và thỉnh thoảng để mắt đến khung ghi hình của bạn trên màn hình để xem camera có hoạt động không!

Bạn không theo dõi sau phỏng vấn.

Mặc dù có thể cảm thấy khác, nhưng một buổi phỏng vấn online qua video không khác một buổi phỏng vấn trực tiếp truyền thống là mấy nên những hành động cần thiết bạn vẫn phải thực hiện như đừng quên gửi mail cảm ơn người phỏng vấn!

Những điều cần lưu ý trong lúc phỏng vấn online

Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý khi vào phỏng vấn online!

1. Hướng ánh nhìn vào camera thu hình bạn, đừng nhìn vào màn hình. Tốt nhất nên đặt camera gần sát với màn hình trò chuyện với nhà tuyển dụng sẽ giúp cho ánh mắt của bạn tự nhiên hơn.

2. Tập trung vào buổi phỏng vấn! Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng trên thực tế lúc phỏng vấn online, vì mỗi người ở mỗi không gian khác nhau, nên rất có khả năng bạn bị sao nhãng bởi các tác động không mong muốn ở không gian của mình.

3. Thể hiện sự chuyên nghiệp qua cử chỉ thái độ đúng mực, lịch sự. Trang phục dự phỏng vấn online cũng cần trang trọng như phỏng vấn trực tiếp! Đặc biệt là đừng để bị trễn giờ phỏng vấn!

5. Tránh bối rối trước các câu hỏi khó! Điều này phụ thuộc rất lớn vào cách mà bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này! Tuy nhiên nếu gặp câu hỏi hóc búa thì hãy cứ bình tĩnh! Xin thêm 1 phút để sắp xếp câu trả lời trôi chảy nhất!

6. Tương tự như vậy, nếu trong quá trình phỏng vấn online gặp sự cố về kỹ thuật, chẳng hạn như mất kết nối internet! Thì hãy sử dụng kết nối backup bạn đã chuẩn bị từ trước rồi báo với họ về sự cố, khi mọi thứ đã thực sự ổn thì cả hai bên cùng tiếp tục buổi phỏng vấn!

Tạm kết

Bạn có thể là một người ứng viên chuyên nghiệp trong các buổi phỏng vấn việc làm trực tiếp, nhưng đối với phỏng vấn online qua video thì mọi chuyện có thể sẽ khác đi bởi vì những đặc điểm vừa giống lại vừa khác với phỏng vấn trực tiếp truyền thống. Hi vọng với kinh nghiệm phỏng vấn online về những lỗi sai thường gặp phía trên sẽ giúp bạn đề phòng và tránh được tất cả nguy cơ phá hỏng kết quả phỏng vấn.


Tin tức liên quan

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!