Những điều nên và không nên làm khi phỏng vấn xin việc

Buổi phỏng vấn là cánh cửa để bạn tiếp cận trực tiếp với nhà tuyển dụng tiềm năng, nhưng bạn cũng chỉ có duy nhất một lần gặp gỡ này để tạo ấn tượng cho họ, cũng không thể như soạn một chiếc CV, sai có thể sửa đi sửa lại khi nào ưng ý nhất rồi gửi. Thế nên nhiệm vụ của bạn là phải có bước chuẩn bị và luyện tập phỏng vấn. Những điều nên làm và không nên làm khi phỏng vấn xin việc sau đây sẽ giúp bạn phát huy tác dụng tốt nhất để bạn chuẩn bị tốt hơn và nhận được nhiều lời mời làm việc hơn sau phỏng vấn.

Những điều nên và không nên làm khi phỏng vấn xin việc
Những điều nên và không nên làm khi phỏng vấn xin việc

Mặc trang phục như thế nào?

 
Nên

Bạn hãy nghiên cứu công ty, xem qua website, Facebook fanpage, Twitter và các phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến công ty phỏng vấn bạn khác đầu tiên để thu thập thông tin, đồng thời nắm bắt phần nào phong cách, văn hóa của công ty đó. 

Bởi nếu ở công ty đó có quy tắc ăn mặc công sở xuyên suốt, thì hãy áp dụng lên bạn, nhưng cũng đừng quá cầu kỳ. Nếu trang trọng hơn, hãy mặc trang phục công sở truyền thống chọn tông màu sáng, nhã nhặn, sẽ tạo cảm giác cởi mở thân thiện. 

Để chắc chắn hơn bạn cũng có thể hỏi nhà tuyển dụng rằng có yêu cầu đặc biệt gì về trang phục không khi họ liên hệ bạn để thông báo về lịch phỏng vấn.

 
Không nên

Ăn mặc luộm thuộm, áo quần nhăn nhúm, không khác gì đồ bận ở nhà là điều không nói thì ai cũng sẽ tự nhận biết được là không nên. Tốt hơn là bạn nên trang trọng, kín đáo.

Nếu bạn không có sự chọn lựa cho việc sẽ mặc gì trong ngày phỏng vấn rất có thể điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không nghiêm túc mong muốn công việc này. 

Thêm một điều nữa, trang trọng khác với cầu kỳ. Khi đi phỏng vấn, bạn lưu ý không đeo quá nhiều trang sức, phụ kiện đắt tiền hoặc phối các tông màu quá sặc sỡ, trừ khi bạn đến để casting người mẫu. Nhã nhặn, hài hòa là tiêu chí quan trọng nhất chỉ sau trang trọng cho trang phục khi đi phỏng vấn của bạn.

Tương tác không bằng lời

 
Nên

Biểu đạt của ngôn ngữ cơ thể phải cho thấy được sự tự tin và sẵn sàng ở bạn. Ngồi thẳng, hơi nghiêng người về phía trước và nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Hãy mỉm cười và tương tác với từng người phỏng vấn đồng thời thỉnh thoảng gật đầu nhẹ khi họ nói.

 
Không nên

Cố gắng không buông thõng hoặc khoanh tay khi nói chuyện, nhất là lúc bạn được họ đặt câu hỏi. Thêm nữa, hãy bình tĩnh từ bên trong để đừng bộc lộ sự lo lắng ra bên ngoài. Cố gắng thể hiện ngôn ngữ cơ thể tích cực và thể hiện sự tập trung. 

Cách tốt nhất để thể hiện sự tự tin là ngồi cách "tâm thế cởi mở". Đó là lý do tại sao bạn không nên khoanh tay hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn có vẻ do dự hoặc khép kín.

Tự tin là điều cần thiết nhưng nếu bạn có thói quen huơ tay quá nhiều và loạn xạ khi diễn đạt ý tứ của mình trong lời nói cũng có thể khiến bạn mất điểm nếu nội dung bạn trình bày không thực sự giá trị.

Tư thế ngồi ngay ngắn, thoải mái và lịch sự khi phỏng vấn xin việc
Tư thế ngồi ngay ngắn, thoải mái và lịch sự khi phỏng vấn xin việc

Diễn đạt hành động, lời nói 

 
Nên

Luôn sẵn sàng và thư giãn. Các cuộc phỏng vấn được nhà tuyển dụng tổ chức nhằm xem cách bạn phản ứng với các thử thách, thậm chí là áp lực. Đó là lý do tại sao rất nhiều người phỏng vấn cố gắng đưa ra các câu hỏi bất ngờ. 

Nếu gặp phải, bạn hãy thư giãn, linh hoạt và sắp xếp câu trả lời của mình cho thu hút nhất có thể. Giữ nụ cười trên khuôn mặt của bạn ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng để có câu trả lời ngay tại lúc đó. Điều này sẽ cho người phỏng vấn của bạn thấy rằng bạn không dễ bị bối rối, ngay cả khi bạn chưa có câu trả lời

Nếu bạn cần thời gian để suy nghĩ, hãy nói:

“Đó là một câu hỏi hay, hãy để tôi suy nghĩ một chút. Tôi muốn cho bạn một câu trả lời tốt và đầy đủ nhất theo quan điểm của mình.”

Sẽ không có người phỏng vấn nào có thể bắt lỗi bạn với cách ứng đáp này trong một hoặc hai lần mà bạn dùng đến.

 
Không nên

Đừng tỏ ra hoảng sợ và đừng mất bình tĩnh nếu mọi thứ diễn biến bất ngờ hoặc bạn phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa.

Cũng đừng vội vàng khi trả lời. Bạn không muốn nói ra điều gì đó mà bạn không thể rút lại, vì vậy hãy bình tĩnh. Luôn nhớ rằng cách bạn phản ứng với một câu hỏi hóc búa như thế nào có thể có giá trị hơn cả nội dung câu trả lời sau đó của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

CV xin việc là gì? Những lưu ý quan trọng mà bạn phải biết
Bài viết liên quan
Chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn trực tiếp
Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn trực tiếp chủ yếu có nghĩa là dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu và trình độ của bạn so với vị trí và nhà tuyển dụng. Để đạt được điều này, bạn nên thực hiện nghiên cứu về công ty và xem xét cẩn thận mô tả công việc để hiểu lý do tại sao bạn sẽ phù hợp. Hãy xem các bước chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Khi nào nên tiết chế?

 
Nên

Người phỏng vấn muốn cảm thấy họ là người lead buổi phỏng vấn, bạn hãy để họ dẫn đầu và làm theo hướng chung mà họ đang lèo lái cuộc trò chuyện.

Rất có thể họ có những điều họ cần tìm hiểu từ bạn để biết liệu bạn có phù hợp công việc này hay không. Bạn càng giúp họ thu thập những thông tin này, thì họ càng cảm thấy ổn hơn về bạn với tư cách là một ứng viên (ngay cả khi bạn thiếu một hoặc hai phần kinh nghiệm).

 
Không nên

Điều này không có nghĩa là bạn nên hoàn toàn thụ động và để cuộc trò chuyện trở thành một chiều với những câu trả lời vắn tắt.

Đừng ngại hỏi người phỏng vấn làm rõ điều gì đó, bạn có thể đặt câu hỏi cho họ hoặc thậm chí quay lại chủ đề bạn đã thảo luận trước đó nếu bạn nghĩ về điều gì đó muốn bổ sung với điều kiện là họ còn thời gian dành cho bạn. 

Vì vậy, trong khi bạn không muốn chi phối cuộc trò chuyện (hãy nhớ, người phỏng vấn cũng có những chủ đề và danh sách câu hỏi mà họ cần đặt để thu thập thông tin quan trọng về bạn), hãy đặt những câu hỏi nối tiếp liên quan nếu bạn có và biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc đối thoại, không chỉ là một phiên hỏi-và- đáp với robot.

Cách lắng nghe

 
Nên

Mặc dù chiến lược tốt nhất của bạn là vạch ra những điểm chính mà bạn muốn trình bày trong buổi phỏng vấn trước khi hết thời gian, nhưng bạn cũng muốn chứng minh rằng bạn là một người biết lắng nghe và có khả năng tập trung vào trọng tâm. 

Hãy nghe từng câu hỏi của người phỏng vấn; thậm chí nếu có bàn cạnh bạn, bạn cũng có thể ghi chú lại. Sau đó, bình tĩnh và tự tin, trả lời câu hỏi theo cách làm nổi bật các điểm mạnh, lợi thế liên quan đến yêu cầu của nhà tuyển dụng.

 
Không nên

Cảm giác bị rượt đuổi rằng phải trả lời ngay khi được đặt câu hỏi, bạn lại lăp lại tất cả những nội dung đã có trong CV mà không có điều gì mới thì chính bạn đã đánh mất cơ hội để có một câu trả lời tốt hơn. 

Đảm bảo bạn điều chỉnh câu trả lời của mình theo đúng nội dung câu hỏi, đừng trả lời vòng vo, lạc đề. Hãy làm nổi bật những lợi thế của bạn trong vấn đề câu hỏi đề cập, có dẫn chứng với số liệu cụ thể trong câu trả lời của bạn càng tốt. 

Trả lời đúng trọng tâm với tốc độ từ tốn và dễ nghe cho thấy bạn là người bình tĩnh có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe.

Cách tận dụng kinh nghiệm trong quá khứ

Đề cập đến các thành tích trong kinh nghiệm làm việc để thuyết phục về năng lực làm việc hiệu quẩ của bạn
Đề cập đến các thành tích trong kinh nghiệm làm việc để thuyết phục về năng lực làm việc hiệu quẩ của bạn
 
Nên

Trình bày lại những thành tích từ các công việc trước, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác những thành tích này sẽ mang lại giá trị như thế nào cho nhà tuyển dụng hiện tại, và tiềm năng đóng góp của bạn trong tương lai.

Nếu bạn mới ra trường, chưa có nhiều thành tích và kinh nghiệm làm việc, hãy lựa chọn những tình huống bạn từng trải qua mà rút được bài học kinh nghiệm để áp dụng cho công việc sau này hiệu quả thì cũng là điều khá giá trị để đề cập với nhà tuyển dụng.

 
Không nên

Làm mất cân bằng giữa lượng những thành tích quan trọng và những chi tiết không quan trọng. Đôi khi cảm xúc quá hào hứng khi nói về thành tích của bản thân sẽ làm bạn sao nhãng và lãng phí thời giờ vào các chi tiết bên lề. 

Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn yêu thích vị trí công việc trước kia đến mấy và học được nhiều điều từ nó, nhà tuyển dụng hiện tại của bạn chỉ quan tâm đến việc trải nghiệm đó sẽ chuyển hóa và vận dụng vào vị trí công việc bạn đang ứng tuyển như thế nào và mang lại lợi ích gì cho họ.

Cách bù đắp điểm yếu

 
Nên

Thành thật về các yếu tố kinh nghiệm của bạn hoặc CV có thể không lý tưởng cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn có gap trong CV, từng bị sa thải, hoặc nếu bạn thiếu kinh nghiệm hoặc kỹ năng chính trong bản mô tả công việc, hãy trung thực và sau đó tận dụng cuộc trò để kèm theo những điểm mạnh của bạn.

 
Không nên

Không bao giờ nói dối về những sai lầm trong công việc trong quá khứ hoặc giả vờ có những kỹ năng mà bạn không có. Một người phỏng vấn giỏi sẽ nhìn thấu được nỗ lực biện hộ của bạn. Ngay cả khi lời phóng đại của bạn đưa bạn đến vòng tiếp theo trong quá trình tuyển dụng, bạn vẫn có khả năng bị loại sau này ở các vòng tiếp theo hay lúc thử việc thực sự.

Nói về các công ty trước của bạn

 
Nên

Đưa ra những câu trả lời mang tính thuyết minh, mô tả về tất cả các công ty trong quá khứ, ngay cả khi bạn không mấy hài lòng với các công việc đó. Cố gắng tìm điều gì đó tích cực mà bạn có thể nói về họ, mọi kinh nghiệm làm việc trong quá khứ mà bạn có được từ khoảng thời gian làm việc kèm thêm các kỹ năng bạn đã đạt được trong quá trình làm việc trước đây sẽ mang lại lợi ích cho công ty hiện tại.

 
Không nên

Bạn sẽ không giành được điểm với nhà tuyển dụng bằng cách nói xấu, chỉ trích về các công ty trước. Ngay cả khi các công ty này là đối thủ cạnh tranh của công ty bạn đang tham gia phỏng vấn, hãy tỏ ra thực tử tế, lịch thiệp, sẽ khiến họ cảm thấy bạn chuyên nghiệp, lạc quan. Bạn sẽ bị coi là nhỏ mọn, hoặc thậm chí tệ hơn, là một người hay than vãn và có nguy cơ nói xấu về công ty của họ nếu nhận bạn vào làm việc.

Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

 
Nên

Hãy chuẩn bị trước các câu hỏi dựa trên những thông tin bạn đã tìm hiểu về công ty. Ngoài việc kiểm tra website của công ty và sự hiện diện trên mạng xã hội, hãy thực hiện một số nghiên cứu trong ngành và tìm hiểu một số sự thay đổi hoặc phát triển của công ty gần đây. Đặt câu hỏi cho thấy sự quan tâm của bạn đối với công việc cụ thể bạn ứng tuyển, đặc biệt khi câu hỏi của bạn thể hiện kiến thức về lĩnh vực hoạt động và văn hóa công ty.

 
Không nên

Hầu hết các cuộc phỏng vấn kết thúc với cơ hội để ứng viên hỏi về bất kỳ điều gì chưa được đề cập trước đó. 

Nhưng đừng đợi cho đến khi kết thúc cuộc phỏng vấn hoặc để người phỏng vấn hỏi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào để hỏi về các khía cạnh của công việc mà bạn muốn tìm hiểu thêm không. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi khi cuộc trò chuyện phát triển và thể hiện sự chủ động và tự tin. 

Bạn càng có thể biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc thảo luận, thì bạn càng tạo được không khí và ấn tượng tốt hơn với người phỏng vấn.

Khi kết thúc và ra về

 
Nên

Tin hay không tùy bạn, cách bạn kết thúc cuộc phỏng vấn cũng quan trọng như cách bạn bắt đầu. Trên thực tế, cả hai đều rất quan trọng, vì đây là hai khoảnh khắc mà người phỏng vấn luôn ghi nhớ. 

Vì vậy, để kết thúc cuộc phỏng vấn xin việc của bạn, hãy đảm bảo bạn đã bắt tay một cách chắc chắn, nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn và nói 

“Cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian cho tôi. Rất vui khi được gặp bạn và tìm hiểu về công việc này, và tôi rất mong được biết thêm về các giai đoạn tiếp theo của quy trình tuyển dụng”

Bạn cũng có thể hỏi xin namecard để có thể gọi điện hoặc gửi email cho người phỏng vấn nếu họ không cung cấp phản hồi trong khung thời gian hợp lý. Ngoài ra, hãy cân nhắc hỏi khung thời gian dự kiến phản hồi kết quả phỏng vấn.

 
Không nên

Đảm bảo rằng bạn không vội kết thúc hoặc rời đi mà không cảm ơn họ và giao tiếp bằng mắt. Ấn tượng cuối cùng rất quan trọng và ngay cả khi bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng rằng buổi phỏng vấn đã không diễn ra tốt đẹp, thì bây giờ không phải là lúc để căng thẳng. 

Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát trong thời điểm này, đó là để lại ấn tượng tốt cuối cùng. Ngoài ra, tránh hỏi, "Có điều gì không hài lòng về tôi và không cảm thấy tôi phù hợp với vị trí công việc này không?" (Hoặc bất kỳ câu hỏi nào tương tự).

Họ chỉ mới gặp bạn 30 phút thôi và cần thời gian để suy nghĩ, và ngay cả khi họ có những điều chưa hài lòng lắm về bạn cho vị trí công việc thì họ cũng không muốn nói ngay lúc đó!

Đó không phải là một câu hỏi thoải mái để hỏi, giống như nhà tuyển dụng sẽ không hỏi bạn, "Vậy, có lý do gì khiến bạn không chấp nhận công việc này không?" Bạn nên đặt câu hỏi, nhưng đây là câu không nên hỏi nhất. Tránh điều này, và bạn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn nhiều.

Kết luận

Mong rằng với những ghi chú về những điều nên và không nên làm khi phỏng vấn xin việc phía trên đã bổ sung đầy đủ vào quá trình chuẩn bị để có được công việc mơ ước của bạn! Chúc bạn thành công

Có thể bạn quan tâm:


Tin tức liên quan

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!