Trắc nghiệm tính cách MBTI ứng dụng lựa chọn nghề nghiệp
Bạn đã bao giờ nghe ai đó mô tả mình là một INTJ, ESTP hay chưa và tự hỏi những chữ cái nghe có vẻ khó hiểu này có nghĩa là gì? Những gì mà bạn nghe thấy là các loại tính cách dựa trên test tính cách MBTI. MBTI có thể coi là phương pháp phân tích đánh giá tính cách phổ biến nhất hiện nay bên cạnh biểu đồ DISC. Cùng GrowUpWork tìm hiểu cách trắc nghiệm tính cách MBTI ứng dụng lựa chọn nghề nghiệp như thế nào nhé!
PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH MBTI
Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers–Briggs Type Indicator) là phương pháp sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để xác định tính cách bản thân cũng như cách mà con người nhận thức thế giới xung quanh, cách con người đưa ra quyết định cho một vấn đề.
Nền tảng lý thuyết của MBTI đã ra đời từ năm 1920 với tác giả là một bác sĩ tâm thần học người Thụy Sĩ tên Carl Gustav Jung. Nhưng mãi đến Thế chiến thứ 2, MBTI mới được phát triển nhờ hai người Mỹ là Katharine Cook Briggs và con gái của cô - Isabel Briggs Myers.
Ngày nay, bài test tính cách MBTI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. 89 công ty trong danh sách Fortune 100 cùng với 200 cơ quan của chính phủ Mỹ đã dùng MBTI để đánh giá nhân viên và ứng viên xin việc. Nó đã được địa phương hóa cho 20 ngôn ngữ khác nhau với 2 triệu người tham gia thực hiện mỗi năm.
Trắc nghiệm MBTI dựa trên 4 tiêu chí để đưa ra 16 loại tính cách khác nhau.
- Xu hướng tâm lý: Hướng nội (Introversion) và Hướng ngoại (Extraversion)
- Nhận thức thế giới: Cảm giác (Sensing) và Trực giác (Intuition)
- Quyết định và lựa chọn: Lý trí (Thinking) và Tình cảm (Feeling)
- Nguyên tắc hành động: Nguyên tắc (Judgment) và Linh hoạt (Perception)
Tên của từng loại tính cách đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn để phân loại. Ví dụ như ISTJ sẽ tương ứng với: Hướng nội, Cảm giác, Lý trí và Nguyên tắc.
Ngoài ra, MBTI còn đặt những tên gọi mang tính biểu trưng cho 16 kiểu tính cách này.
Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Tại sao phải có mục tiêu nghề nghiệp?
Mục tiêu của MBTI là cho phép bạn khám phá và tìm hiểu thêm về tính cách của mình. Không có một tính cách nào được cho là “tốt nhất” hay “tốt hơn” so với các loại tính cách khác. Mục tiêu của MBTI chỉ đơn giản là giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình.
1. ENFJ (Extrovert, Intuitive, Feeler, Judger):
- Bạn là người có tính cách khá độc đáo, thú vị, biết tạo hứng thú cho mọi người và cũng tình cảm, dễ cảm thông.
- Vì khả năng cảm nhận những gì người khác cảm nhận và ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử, họ có khả năng gây ảnh hưởng và thậm chí thao túng người khác.
- Nghề nghiệp phù hợp với ENFJ phổ biến: Tư vấn viên, Giáo viên, Nhà tâm lý học, Nhân viên xã hội, Quản lý nguồn nhân lực, Đại diện bán hàng, Giám đốc.
2. ENFP (Extrovert, Intuitive, Feeler, Perceiver):
- Những người có loại tính cách này thường được mô tả là nhiệt tình, lôi cuốn, sáng tạo. Họ rất duyên dáng, hoạt bát và độc lập. Ước tính từ 5 - 7% số người là ENFP.
- ENFP cũng có thể dễ dàng bị phân tâm, đặc biệt khi họ đang phải làm công việc có vẻ nhàm chán. Bởi vì họ đồng cảm và quan tâm đến mọi người nên họ thường làm tốt trong sự nghiệp định hướng dịch vụ.
- Nghề nghiệp phù hợp với ENFP như Nhà tâm lý học, Nhà báo, Diễn viên, Phóng viên, Chuyên gia dinh dưỡng, Y tá, Chính trị gia, Tư vấn viên.
3. ENTJ (Extrovert, Intuitive, Thinker, Judger):
- Những người có loại tính cách này thích dành nhiều thời gian cho người khác. Họ có khả năng ngôn từ mạnh mẽ và tương tác với người khác giúp họ cảm thấy tràn đầy năng lượng.
- ENTJ là những người lập kế hoạch, thích nghĩ về tương lai hơn là tập trung vào hiện tại. Họ có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ, lạnh lùng và hơi tàn nhẫn.
- Nghề nghiệp phù hợp với ENTJ như Quản lý nguồn nhân lực, Giám đốc điều hành, Luật sư, Nhà khoa học, Người phát triển phần mềm, Phân tích kinh doanh, Doanh nhân, Giáo sư đại học.
4. ENTP (Extrovert, Intuitive, Thinker, Perceiver):
- Mô tả là sáng tạo, thông minh và biểu cảm. Đó là lý do tại sao loại tính cách này được mô tả là "người đổi mới", "người có tầm nhìn" và "người tranh luận".
- ENTP vô cùng tò mò và tập trung tìm hiểu thế giới xung quanh. Họ liên tục tiếp thu thông tin và ý tưởng mới và nhanh chóng đưa ra kết luận. Họ có thể hiểu những điều mới khá nhanh chóng.
- Nghề nghiệp phù hợp với ENTP như Kỹ sư, Luật sư, Nhà khoa học, Nhà tâm lý học, Người phát minh, Bác sĩ tâm thần, Nhà báo.
5. ESFJ (Extrovert, Sensor, Feeler, Judger):
- Những người có kiểu tính cách ESFJ có xu hướng hướng ngoại, trung thành, có tổ chức và dịu dàng.
- ESFJ có xu hướng đánh giá con người và tình huống dựa trên cảm xúc.
- Nghề nghiệp phù hợp với ESFJ như Chăm sóc trẻ em, Điều dưỡng, Giảng viên, Công tác xã hội, Tư vấn, Bác sĩ, Lễ tân, Kế toán.
6. ESFP (Extrovert, Sensor, Feeler, Perceiver):
- Những người có loại tính cách ESFP thường được mô tả là tự phát, tháo vát và hướng ngoại. Họ thích trở thành trung tâm của sự chú ý.
- ESFP trái ngược với kiểu tính cách INTJ.
- Nghề phù hợp ESFP: Nghệ sĩ, Diễn viên, Tư vấn viên, Huấn luyện viên thể thao, Nhạc sĩ, Nhà tâm lý học, Nhân sự, Nhà thiết kế thời trang
7. ESTJ (Extrovert, Sensor, Thinker, Judger):
- Mọi người thường mô tả ESTJ là người ổn định, cam kết và thực tế.
- Họ có xu hướng rất thẳng thắn và trung thực khi chia sẻ ý kiến của mình, đôi khi có thể bị coi là khắc nghiệt hoặc quá quan trọng.
- Bạn thích hợp với vị trí quân đội, cảnh sát, thẩm phán, giáo viên, nhân viên ngân hàng.
8. ESTP (Extrovert, Sensor, Thinker, Perceiver):
- ESTPs là những người hướng ngoại và thích dành thời gian với bạn bè, người quen.
- Khi gặp vấn đề, những người có loại tính cách này nhanh chóng nhìn vào sự thật và đưa ra giải pháp ngay lập tức.
- Bạn thích hợp với tiếp thị, thám tử, doanh nhân, cảnh sát.
Xem thêm: Những công việc tốt nhất tại Nhật mà ai cũng mơ ước
9. INFJ (Introvert, Intuitive, Feeler, Judger):
- Họ điển hình là người duy tâm với tiêu chuẩn đạo đức cao và tập trung vào tương lai.
- INFJ được cho là một trong những loại tính cách hiếm nhất với chỉ 1-3% dân số có loại tính cách này.
10. INFP (Introvert, Intuitive, Feeler, Perceiver):
- Bạn khá trầm lặng, kín đáo và tốt bụng. Thỉnh thoảng bạn khá nhạy cảm nên cũng dễ bị tổn thương.
- Bạn là người sáng tạo, độc đáo và giàu trí tưởng tượng.
- Những nghề nghiệp thích hợp với bạn: Chuyên gia nhân sự, Nhà nghiên cứu, Nhà tâm lý học, Thông dịch viên, Thủ thư, Thiết kế thời trang, Biên tập viên.
11. INTJ (Introvert, Intuitive, Thinker, Judger):
- Bạn thích sự độc lập và ngăn nắp. Bạn là người giàu trí tưởng tượng. Bạn có óc phân tích và lôgic.
- Bạn luôn khát khao nâng cao năng lực và kiến thức của mình. Bạn khá thận trọng và kín đáo.
- Bạn phù hợp với những nghề như: Nhà văn tự do, Hoạch định truyền thông, Kiến trúc sư, Quản trị mạng, Phát triển phần mềm.
12. INTP (Introvert, Intuitive, Thinker, Perceiver):
- Bạn khá trầm lặng. Bạn có khả năng làm việc độc lập cao. Người khác có thể kể với bạn những bí mật của họ vì bạn là người rất kín đáo.
- Bạn là người sáng tạo và khéo léo, nhưng bạn cũng hay thay đổi.
- Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Chuyên viên phân tích tài chính, Nhà kinh tế học, Nhạc sĩ, Thiết kế web, Xây dựng chiến lược.
13. ISFJ (Introvert, Sensor, Feeler, Judger):
- Bạn là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Bạn làm việc chăm chỉ, có óc tổ chức và kiên quyết khi giải quyết mọi việc.
- Điều khiến người khác luôn quý mến bạn là sự quan tâm chân thành và thói quen hay giúp đỡ người xung quanh. Bạn thích cuộc sống ổn định.
- Bạn hợp với vị trí: Thủ thư, Người trang trí nội thất, Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kế toán, Giáo viên.
14. ISFP (Introvert, Sensor, Feeler, Perceiver):
- Bạn là người chu đáo và trung thực, rất tốt bụng và dễ cảm thông nhưng khá nhạy cảm và hay bị tổn thương.
- Tuy nhiên, bạn cũng dễ thích ứng với những sự thay đổi.
- Bạn phù hợp với công việc của Nhân viên thiết kế, Chăm sóc khách hàng, Đầu bếp, Nha sĩ.
15. ISTJ (Introvert, Sensor, Thinker, Judger):
- Bạn là người cẩn thận, trung thực và tỉ mỉ trong bất kỳ mọi việc. Tuy nhiên, bạn hơi trầm lặng và điều đó đôi khi khiến bạn bị thiệt thòi.
- Điều dễ nhận thấy nhất ở bạn là sự chăm chỉ và tận tâm với công việc, tinh thần trách nhiệm của bạn cao như một con ong chăm chỉ! Bạn thích sự ổn định, nhưng bạn cũng có thể thích nghi với sự thay đổi.
- Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Môi giới bất động sản, Quản lý dữ liệu, Kế toán, Kiểm soát nội bộ, Thanh tra xây dựng, Quản lý văn phòng.
16. ISTP (Introvert, Sensor, Thinker, Perceiver):
- Bạn độc lập, thực tế, cứng rắn và là con người của lý trí. Bạn rất thích sự yên tĩnh.
- Đôi lúc bạn cũng bốc đồng. Bạn là người theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động.
- Những nghề thích hợp với bạn: Lập trình vi tính, Cảnh sát, Lính cứu hỏa, Dược sĩ.
MBTI ỨNG DỤNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
Như đã nói ở trên, test tính cách MBTI hữu ích cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp trong việc lựa chọn nghề nghiệp và ứng viên phù hợp:
Đối với cá nhân
- Sau khi đã tìm được loại tính cách của mình nhờ vào trắc nghiệm MBTI, bạn sẽ hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó tìm ra ngành nghề ưu tiên và công việc phù hợp để bạn có thể làm dễ nhất và hiệu quả nhất.
- Học cách biết chấp nhận để phát triển: Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng chỉ khi bạn chấp nhận chúng thì bạn mới biết yêu thương và trân trọng bản thân mình hơn. Bạn là một cá thể duy nhất trong vũ trụ bao la này.
Đối với doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp rất yêu thích MBTI vì thông qua kết quả bài test, họ sẽ biết được tính cách của ứng viên từ đó đánh giá và phân tích ứng viên mới xem họ có phù hợp với vị trí đang cần tuyển.
- Đồng thời là để sắp xếp, luân chuyển hay giao đúng việc, đúng dự án cho các nhân viên đang làm trong công ty.
Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV
MBTI LIỆU CÓ CHÍNH XÁC KHI ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ?
Không một phương pháp hay công cụ nào có thể tồn tại lâu dài nếu chúng không hữu ích đối với con người. MBTI cũng vậy, việc nó tồn tại từ Thế chiến thứ 2 đến bây giờ đã chứng minh tính khả thi của nó đối với con người. MBTI thực chất là một tấm gương phản chiếu lại con người bạn và để có thể soi “tấm gương” này thật sáng thật rõ thì bạn cần phải thành thật với chính mình khi làm bài trắc nghiệm.
Và để trả lời cho câu hỏi trên GrowUpWork xin mượn câu nói: “Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Hãy luôn nhớ rằng, MBTI chỉ là một công cụ tham khảo tích cực và cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết nhất. Nếu bạn thấy không hiệu quả thì có thể gạt nó sang một bên và làm chuyện khác.
Không dùng MBTI cho những mục đích sau:
- Suy đoán, phán xét người khác. Trái đất có hơn 7 tỷ người, dù bạn suy nghĩ hay cảm nhận như thế nào thì sẽ có người suy nghĩ và hành động trái ngược với bạn.
- Để tự giới hạn khả năng của bản thân và thế giới quan của chính mình.
- Đừng tự đóng đinh chính mình, cuộc sống là chuyến hành trình đi đến cái chết nên hãy học hỏi và cải thiện bản thân bạn nhiều nhất có thể.
GrowUpWork chúc bạn có thể test MBTI ứng dụng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Những lợi ích khi tham gia hội chợ việc làm?
- Bí quyết tìm việc làm thêm tại nhà ngoài giờ hoặc cuối tuần.
Tin tức liên quan
Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin