10 điểm nổi bật trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

Có thể nói văn hoá giao tiếp của người Nhật là điều nhiều người rất muốn tiếp thu học tập. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản ngoài sự chỉnh chu nghiêm túc thì cũng mang nhiều nét độc đáo, vẻ đẹp cuốn hút như tính tính cách con người họ. Để dễ dàng hòa nhập cảm nhận được cuộc sống tại Nhật thì sau đây cùng Mimi tìm hiểu về 10 điểm nổi bật trong văn hoá giao tiếp của người Nhật Bản nhé!

10 điểm nổi bật trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
10 điểm nổi bật trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

1. Nghi thức chào hỏi của người Nhật

Thường người ta nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Không chỉ tại đất nước Việt Nam mà có lẽ đối với một số quốc gia cũng vậy. Việc chào hỏi nhau trong đời sống là lẽ đương nhiên nhưng đối với một số nước như Nhật Bản thì không đơn giản là việc chấp hai tay và nói “Xin chào” đối với người lớn hơn tuổi mình hay việc vẫy tay và nói “Xin chào” đối với bạn bè thì bên Nhật nghi thức chào hỏi sẽ có phần hơi khác một chút. Cùng tìm hiểu kỹ năng giao tiếp của người Nhật trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản nhe!

Nghi thức cúi chào người Nhật
Nghi thức cúi chào người Nhật

Nghi thức cúi chào người Nhật gọi là  Ojigi(お辞儀). Ojigi(お辞儀) có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có ba kiểu Ojigi sau:

  • Kiểu Eshaku(会釈): Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình.

Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào như vậy, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

  • Kiểu Keirei(敬礼): Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.

Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

  • Kiểu Saikeirei(最敬礼): Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

2. Văn hóa giao tiếp mắt

Thường đối với người Việt Nam trong khi nói chuyện thì thường hay nhìn thẳng vào mặt người đối diện mà nói chuyện, nhưng đối với người Nhật thì lại rất khác biệt nhé. Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật thì việc nhìn thẳng vào người đối diện thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Đặc trưng của người Nhật thì họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên nếu người đối diện có tuổi tác, địa vị lớn hơn mình.

Trong giao tiếp bằng mắt, người có địa vị càng thấp thì sẽ càng phải nhìn xuống thấp hơn, thậm chí là nhìn xuống sàn nhà khi nói chuyện hoặc nhận mệnh lệnh từ những người có địa vị cao trong công ty hoặc ngoài xã hội.

3. Văn hoá trao đổi danh thiếp

Một điểm rất đặc biệt khác trong Văn hóa Nhật Bản đó là thường xuyên trao đổi danh thiếp. Danh thiếp Nhật được thiết kế khá đồng bộ và không quá cầu kỳ. Hầu hết chúng đều được in hai mặt, một mặt bằng tiếng Nhật, mặt còn lại là tiếng Anh.

Thông tin in trên danh thiếp thường bao gồm tên, chức vị, công ty và các thông tin cá nhân cơ bản. Tên của người Nhật do thường viết ở dạng Kanji (chữ Hán tự) nên rất khó đọc chính xác. Chính vì thế, chúng thường được phân thành các Roman-ji (chữ cái hệ Latin) để tiện cho việc xưng hô và gọi tên.

Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.

Văn hoá trao đổi danh thiếp
Văn hoá trao đổi danh thiếp

Cách nhận danh thiếp:

Tư thế: đứng nghiêm trang, mỉm cười, vừa nhìn vào mắt đối phương vừa đưa tay cao ngang ngực nhận danh thiếp bằng cả hai tay.

Khi nhận danh thiếp của đối phương, hãy nói thật lịch sự [Choudai itashimasu - ちょうだいいたします。]ー「Tôi xin được nhận ạ], chú ý không để ngón tay che mất phần tên, ảnh và tên công ty của đối phương

Sau khi nhận được danh thiếp, xác nhận lại tên họ của đối phương một cách trang trọng nhất

4. Sự im lặng trong giao tiếp

Đối với người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều; và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói.

Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

Đặc trưng của người Nhật có thể thấy thì người Nhật giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và họ cũng chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Họ thường thể hiện sự im lặng nhiều hơn vì họ muốn hành động hơn là sử dụng lời nói. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

5. Trang phục thể hiện phần nào văn hóa giao tiếp của người Nhật 

Có thể nói trang phục thể hiện văn hoá giao tiếp đối với một số nước. Đối với Văn hóa Nhật Bản, tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp tuy nhiên luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát

  • Nơi làm việc: những bộ quần áo mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ luôn là lựa chọn tối ưu.
  • Bữa tiệc xã giao: Nam thường một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế, nữ nên mặc váy, quần Tây kèm áo sơ mi, mang giày cao gót.

6.  Tặng quà

Người Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một thói quen hiện hữu trong cuộc sống, người Nhật tặng quà cho nhau không những trong các dịp lễ đặc biệt như: tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật… mà ngay cả trong những sinh hoạt hàng ngày, việc tặng quà giữa người Nhật với nhau cũng rất thường xuyên, chẳng hạn như người Nhật có thể tặng một món quà để tỏ lòng biết ơn đến người chủ nhà của họ, hay một món quà thể hiện sự quý mến đối với người bạn đã mời dùng bữa…

Nếu như có thống kê những dịp tặng quà của Nhật Bản, ta có thể kể như: bắt đầu từ tiền mừng tuổi đầu năm, các công việc như nhập học, tốt nghiệp, nhận việc làm, nghỉ hưu, ngày cuối năm, ngày kết hôn, sinh nhật, khám bệnh, dọn nhà…

Ở Nhật Bản, tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Điều khác lạ đây là người Nhật coi trọng hình thức món quà hơn giá trị sử dụng nó. Bởi qua cách gói, trang trí món quà đó thể hiện sự khéo léo, để ý quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay không, nó thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ một món quà thật sự ý nghĩa.

Chính vì thế mà món quà của người Nhật được trang trí rất công phu và có những giá trị biểu trưng rất cao. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà.

7. Vẫy tay khi gọi ai đó

Giả sử ai đó gọi bạn bằng cách vẫy tay, thì thường bạn sẽ làm như thế nào để tay cho đúng? Việc để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sao đó quạt các ngón tay xuống, việc cộng một vài ngón tay trong không khí được coi là cử chỉ tục tĩu.

Việc ai đó chỉ tay trực tiếp vào bạn, thì bạn cảm thấy như thế nào? Có thể nói đó là một cử chỉ thô lỗ, một lỗi trong giao tiếp, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

8. Gật đầu

Điều khác lạ ở đây là kỹ năng giao tiếp khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu, cách dùng kính ngữ hoặc câu từ rất lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.

Gật đầu là một dấu hiệu rất phổ biến thay cho “Yes”, nhưng đối với người Bulgaria, điệu bộ này có nghĩa là “No”, còn đối với người Nhật, nó chỉ thuần túy thể hiện phép lịch sự.

9. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Tại Nhật Bản, lời xin lỗi được người dân quốc gia này sử dụng khá thường xuyên, có thể nghe thấy ở mọi nơi, thậm chí để thay cho một lời cảm ơn. Người Nhật cho rằng đây là một hành động thể hiện sự lịch sự, phép tắc, lễ nghĩa tối thiểu trong văn hoá giao tiếp của “xứ Phù Tang”

Có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi tại Nhật. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…

【LỜI XIN LỖI VÀ CẢM ƠN TRONG TIẾNG NHẬT】

Hiragana

Phiên âm

Dịch nghĩa

済みません hoặc 御 免なさい sumimasen hoặc gomennasai Xin lỗi
そんな 心 算 ではありませんでした Sonna kokoro sande wa arimasendeshita Tôi không có ý đó.
私  のせいです watashi no seidesu Đó là lỗi của tôi
今 度はきちんとします Kondo wa kichi toshimasu Lần sau tôi sẽ làm đúng.
お待たせして 申 し 訳 ありません Omataseshite mou wakearimasen Xin lỗi vì đã làm bạn đợi
有 難 うございます Arigatou gozaimasu Cảm ơn [mang ơn] bạn rất nhiều
いろいろ おせわになりました Iroiro osewani narimashita Xin cảm ơn bạn đã giúp đỡ.
今 日は 楽 しかった、有難う Kyou tanoshikatta, arigatou Hôm nay tôi rất vui, cảm ơn bạn!

10. Một số đặc điểm giao tiếp khác

Nghiêm túc và tập chung: Người Nhật khi đang làm việc hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu không liên quan đến chủ đề hoặc hỏi về đời tư cá nhân. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, vô duyên hoặc gây ác cảm với họ.

Giữ khoảng cách trong giao tiếp: Đối với người Việt Nam hoặc các nước phương Tây, cái bắt tay hay vỗ vai được coi là cách chào hỏi tốt nhất, thân thiện nhất. Tuy nhiên, trong văn hoá giao tiếp của người Nhật, họ vẫn tồn tại sự e dè vì thế giữ khoảng cách trong giao tiếp đối với người Nhật là vô cùng cần thiết.

Bạn chỉ cần cúi chào và mỉm cười vui vẻ cũng đủ thể hiện sự tôn trọng mà rất an toàn. Việc thể hiện đúng vai vế, khoảng cách là rất quan trọng, nó thể hiện sự đáng tin cậy của bạn.

Sự đúng giờ: Người Nhật rất quan tâm đến vấn đề thời gian nếu như có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại. Vậy nên hãy đúng giờ trong các cuộc hẹn đối với người Nhật nhe
Xưng hô: “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên khi nhắc đến những người có địa vị. VD: Chủ tịch Suzuki…


tac-gia

Về tác giả:

Nguyễn Trần Hoàng My 

"Chào các bạn, mình là Mimi, chắc đối với một số người đã từng tiếp xúc với Mimi cũng từng biết Mimi là một cô gái may mắn được có cơ hội trải nghiệm du học bên Nhật với một thời gian ngắn ngủi nè. Hi vọng thông qua lăng kính ít ỏi mà Mimi có được khoảng thời gian bên Nhật thì các bạn sẽ hiểu thêm được một phần nào về nước Nhật cũng giúp được ít nhiều cho một số bạn nè"

 

 

 


Tin tức liên quan

Bài toán tiết kiệm chi tiêu của một du học sinh tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2022-02-07
Tiết kiệm chi tiêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều du học sinh khi sang Nhật. Đặc biệt, tại các thành phố lớn có mức đời sống cao như Tokyo!

Những lưu ý cần biết khi thuê nhà tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-30
Nơi ở là nhu cầu quan trọng ở bất cứ đâu! Chia sẻ những kiến thức cần thiết khi thuê nhà tại Nhật để tránh phát sinh phiền toái trong quá trình sinh sống tại Nhật!

Chia sẻ của thực tập sinh về cuộc sống ở Nhật Bản

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-24
Chia sẻ kinh nghiệm sống, làm việc và những khó khăn qua góc nhìn của một đại diện thực tập sinh tại Nhật!

Những hành động bình thường tại Việt Nam, phạm pháp tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-23
Chia sẻ những hành động ở Việt Nam là bình thường nhưng lại phạm pháp tại Nhật mà nhiều người Việt Nam dễ mắc phải dẫn đến gặp rắc rối với pháp luật khi sang Nhật!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!