Chuyển việc tại Nhật - liệu có tốt không?

Ngoài khái niệm đi xin việc, thì chuyển việc tại Nhật (転職)cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Nhật Bản vào khoảng 10 -20 năm về trước vốn nổi tiếng với chế độ làm việc cả đời, tỷ lệ chuyển việc là cực kỳ thấp. Vậy nếu như muốn xin chuyển việc tại Nhật liệu có tốt hay không với cần lưu ý những vấn đề gì? Và những trường hợp có thể xảy ra là gì? Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn chuyển việc tại Nhật là như thế nào và có nên nhảy việc ở Nhật hay không nhé?

Chuyển việc tại Nhật - liệu có tốt không?
Chuyển việc tại Nhật - liệu có tốt không?

Những điều nên biết trước khi chuyển việc tại Nhật

Quan điểm khắt khe về chuyển việc

Giả sử, một người 30 tuổi chuyển việc 3 lần so với một người cũng 30 tuổi nhưng chưa chuyển việc lần nào, ai sẽ là người được đánh giá cao hơn?

Ở nhiều nước, người chuyển việc nhiều lần đồng nghĩa với việc lương cao, là người xuất sắc, còn ở Nhật, đặc biệt là nhiều nhà tuyển dụng còn giữ nguyên cách nghĩ của người Nhật xưa, thì những người hay chuyển việc làm tại Nhật Bản là những người “nửa vời, không làm đến nơi đến chốn”.

Có bao giờ bạn nghe nói là đất nước Nhật Bản cũng là nơi sinh của かろし karoshi - tức "cái chết vì làm cật lực" - một từ phát sinh vào những năm 1970 để mô tả những cái chết do căng thẳng và áp lực liên quan đến công việc. Điều đáng buồn là từ này vẫn còn đang tồn tại trong từ vựng Nhật Bản ngày nay. Do đó, ở Nhật, so với người chuyển việc nhiều thì những người có số lần chuyển việc ít hơn hoặc không chuyển việc sẽ được đánh giá cao hơn.

Vậy bây giờ liệu rằng để trả lời cho câu hỏi tại Nhật chuyển việc có tốt không? Người Nhật cho rằng nhảy việc không phải là một điều gì đó quá hay ho. Tại sao vậy?

Ở Nhật, nếu vì vài xung đột hoặc bất mãn nhỏ với công ty mà lập tức xin nghỉ việc đi phỏng vấn ở một nơi mới, dân công sở rất dễ bị đánh giá thấp. Và đồng thời, so với những ứng viên khác thì các nhà tuyển dụng luôn khắt khe hơn với những người chuyển việc nhiều lần hoặc thời gian làm việc quá ngắn.

Phúc lợi thâm niên 

Đa phần công ty Nhật đều có chế độ hưu trí cho người lao động, cho nên những ai đã làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho công ty, đến năm 60 tuổi, họ sẽ được trả một khoản tiền để tri ân những vất vả mà bản thân đã bỏ ra trong quá khứ. Khoản tiền này giúp người lao động không phải lo lắng nhiều về cuộc sống sau khi về hưu nữa. Vì lẽ đó, những khó khăn vất vả trong công việc đối với người Nhật là thứ tự bản thân họ gánh chịu, tuyệt nhiên không than vãn. 

Nhưng một số người họ thực sự muốn chuyển việc làm tại Nhật thì họ sẽ có những lý do nào để chuyển việc tại Nhật? Sau đây là một số lý do thường thấy khi nghỉ việc tại Nhật.

Một số lý do thường thấy khi nghỉ việc tại Nhật

Một số lý do thường thấy khi nghỉ việc tại Nhật
Một số lý do thường thấy khi nghỉ việc tại Nhật
  • Bất mãn với chế độ lương bổng
  • Mối quan hệ với con người không tốt ở nơi làm việc
  • Không thể phát huy năng lực, kỹ năng của bản thân
  • Ít ngày nghỉ, làm việc quá giờ nhiều

Có thể nói một số lí do này khá tương đồng với các nhân viên người Nhật khác. Hơn nữa. một trong số đó là vấn đề ngày nghỉ ít, làm việc quá giờ nhiều hiện tại vẫn là điều chưa được khắc phục ở các công ty Nhật. Có thể giải thích đó là do người Nhật xem trọng công việc hơn cả gia đình, cuộc sống riêng còn người nước ngoài đòi hỏi sự cân bằng giữa hai điều đó.

Vậy có thể thấy để trả lời cho những lý do trên thì có thể thấy rõ về việc người Nhật cũng như một số người ở nước khác khi họ chuyển việc thì họ luôn mong muốn một mức lương cao hơn, có môi trường để phát triển năng lực, không làm việc quá giờ,...

Các trường hợp khi chuyển việc tại Nhật xảy ra

Thường khi chuyển việc sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  1. Khi quyết định chuyển sang một công việc khác không cũng lĩnh vực với visa hiện tại
  2. Khi quyết định chuyển sang một việc làm khác cùng lĩnh vực

Trường hợp (1)

Trường hợp này là chuyển sang một công việc khác hoàn toàn, những căn cứ để cấp Tư cách lưu trú cũng thay đổi theo, do đó trước khi chuyển công tác thì cần phải làm thủ tục xin thay đổi Tư cách lưu trú. Tùy thuộc vào tình trạng của người nộp đơn mà cũng có những trường hợp không được chấp nhận thay đổi tư cách, vì thế xin hãy chú ý ở điểm này.

Vậy trường hợp (2) thì sao?

Ví dụ trong trường hợp bạn đang làm phiên dịch viên ở công ty A mà muốn chuyển sang công ty B và tiếp tục làm công việc phiên dịch, thì khi đó nội dung làm việc sẽ không thay đổi gì, do đó Tư cách lưu trú cũng không có gì thay đổi nên  bạn cảm thấy rằng có vẻ không cần làm thủ tục mà cứ tiếp tục giữ nguyên như vậy cũng được. Nhưng không phải như vậy. Bạn cần phải làm “báo cáo chuyển việc” gửi đến cục xuất nhập cảnh. Nếu bạn hỏi Cục xuất nhập cảnh về vấn đề này thì có thể sẽ được trả lời là “Xin vui lòng làm báo cáo về việc chuyển việc làm”. Bạn có thể cho rằng cụm từ “xin vui lòng” (お願い) mang nghĩa là không làm cũng được nhưng về mặt Hành chính, cụm từ “xin vui lòng” trên thực tế là bắt buộc. Bạn không thể không làm theo. Vì điều này, nếu quyết định chuyển công tác trong tình trạng Tư cách lưu trú hiện tại còn lại trên 3 tháng thì cần phải chắc chắn không được quên mà hãy gửi báo cáo chuyển công tác đến Cục xuất nhập cảnh. Nếu không thực hiện sẽ có khả năng gặp rắc rối khi xin cấp mới Tư cách lưu trú.

Lưu ý: Trong 3 tháng tìm việc này không được phép đi làm thêm các công việc phụ (arubaito).

Những tài liệu quan trọng trong báo cáo chuyển việc làm tại Nhật Bản

  • Giấy chứng minh nghỉ việc tại Nhật của công ty cũ 退職証明書 (Taishokushoumeisho)
  • Bảng thu thuế trừ thẳng vào lương của công ty cũ 源泉徴収票-「げんせんちょうしゅうひょう」
  • Hợp đồng tuyển dụng của công ty mới 雇用契約書 -「こようけいやくしょ」(Koyoukeiyakusho)
  • Bản sao đăng ký (登記:とうき: Touki ) của công ty mới, bản thu chi kế toán 損益計算書-「そんえきけいさんしょ」(sonekikeisanshou), tài liệu khái quát về công ty, …
  • Đơn lý do chuyển công tác 転職理由書-「てんしょくりゆうしょ」(Tenshokuryyusho)
  • Danh sách nhân viên người nước ngoài (trường hợp công ty có ít hơn 20 nhân viên)
  • Ảnh chân dung
  • Bản sơ yếu lý lịch 履歴書 (Rirekisho)
  • Hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài

Khi nộp đơn xin cấp mới tư cách lưu trú, nộp những tài liệu trên gửi cùng với đơn xin cấp giấy chứng nhận tư cách làm việc để nhận được giấy chứng minh tư cách làm việc thì sẽ thuận lợi hơn. Về phần thủ tục, dù là công ty làm hay bản thân chủ động cũng không vấn đề gì nhưng bên phía công ty đứng ra làm thủ tục thì sẽ tốt hơn. Nếu công ty hay cá nhân cảm thấy phiền với việc làm thủ tục thì có thể nhờ những văn phòng luật sư.

Thời điểm nghỉ việc tại Nhật ở công ty là khi nào?

Phần lớn các công ty đều sẽ có ghi trong nội dung hợp đồng tuyển dụng là “trường hợp có ý định nghỉ việc thì hãy thông báo với công ty trước ít nhất 1 tháng”. Trong khoảng thời gian 1 tháng cho đến khi nghỉ việc đó, các bạn cần phải bàn giao lại nghiệp vụ mà các bạn phụ trách, hoặc phía công ty cần thời gian để tìm nhân viên thay thế. Các bạn hãy “thông báo trước 1 tháng” với công ty để nghỉ việc không gặp trở ngại gì nhé.

Điều quan trọng khi viết hồ sơ ứng tuyển mới:

Nếu bạn muốn xin vào một công ty khác có chế độ phúc lợi tốt hơn thì sau đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết hồ sơ ứng tuyển. Có 2 nội dung quan trọng nhất cần chú ý đó là: 職務経歴書-「しょくむけいれきしょ」 Shokumukeirekisho (kinh nghiệm làm việc)職務経歴-「しょくむけいれき」: shiboudouki (lý do ứng tuyển). Khác với hồ sơ của ứng viên mới tốt nghiệp, 志望動機-「しぼうどうき」 chính là phần mà các nhà tuyển dụng coi trọng nhất. Các nhà tuyển dụng dựa vào phần 志望動機 để biết được đây có phải là nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty hay không?

Về cách viết cũng như nội dung cụ thể, các bạn có thể tham khảo link sau:

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có góc nhìn tổng quan về chuyển việc tại Nhật giúp các bạn một phần nào đỡ bỡ ngỡ hay ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt tại Nhật cũng như cho các bạn thời gian chuyển bị thật kỹ trước khi xin nghỉ việc tại một công ty ở Nhật bản nhé!


tac-gia

Về tác giả:

Nguyễn Trần Hoàng My 

"Chào các bạn, mình là Mimi, chắc đối với một số người đã từng tiếp xúc với Mimi cũng từng biết Mimi là một cô gái may mắn được có cơ hội trải nghiệm du học bên Nhật với một thời gian ngắn ngủi nè. Hi vọng thông qua lăng kính ít ỏi mà Mimi có được khoảng thời gian bên Nhật thì các bạn sẽ hiểu thêm được một phần nào về nước Nhật cũng giúp được ít nhiều cho một số bạn nè"

 

 

 


Tin tức liên quan

Bài toán tiết kiệm chi tiêu của một du học sinh tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2022-02-07
Tiết kiệm chi tiêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều du học sinh khi sang Nhật. Đặc biệt, tại các thành phố lớn có mức đời sống cao như Tokyo!

Những lưu ý cần biết khi thuê nhà tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-30
Nơi ở là nhu cầu quan trọng ở bất cứ đâu! Chia sẻ những kiến thức cần thiết khi thuê nhà tại Nhật để tránh phát sinh phiền toái trong quá trình sinh sống tại Nhật!

Chia sẻ của thực tập sinh về cuộc sống ở Nhật Bản

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-24
Chia sẻ kinh nghiệm sống, làm việc và những khó khăn qua góc nhìn của một đại diện thực tập sinh tại Nhật!

Những hành động bình thường tại Việt Nam, phạm pháp tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-23
Chia sẻ những hành động ở Việt Nam là bình thường nhưng lại phạm pháp tại Nhật mà nhiều người Việt Nam dễ mắc phải dẫn đến gặp rắc rối với pháp luật khi sang Nhật!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!