Điểm khác nhau của xe bus ở Việt Nam (TP.Hồ Chí minh) và ở Nhật (Kanto & Kansai)

Mình có cơ hội học tập ở Sài Gòn (TP.HCM) 4 năm. Trong suốt 4 năm đó, phương tiện di chuyển chính của mình là xe bus. Vậy nên, dù không thể nói là mình hiểu rõ 100% thì mình cũng tự tin là mình có một trải nghiệm và hiểu biết tương đối về xe bus ở Sài Gòn. Thời gian sang Nhật thì mình sống chủ yếu ở Tokyo, còn khu vực Kansai thì mình có cơ hội đến du lịch vài lần, nên dù không rành rẽ như xe bus ở Sài Gòn nhưng mình cũng muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình đến các bạn! Để thấy được điểm nổi bật mình sẽ nhấn mạnh điểm khác nhau của xe bus ở Việt Nam (TP.Hồ Chí minh) và ở Nhật (Kanto & Kansai)

Điểm khác nhau của xe bus ở Việt Nam và Nhật Bản
Điểm khác nhau của xe bus ở Việt Nam và Nhật Bản 

Điểm giống nhau của xe bus ở Sài Gòn, Kanto và Kansai

Mình nghĩ điểm giống nhau đầu tiên là giá vé cố định (trừ một số tuyến bus có chút đặc biệt ở Sài Gòn như 07, 13 và một tuyến nào đó nữa mà mình chưa nhớ ra =)))
Ngoài ra, các tuyến xe ở Tokyo và Osaka cũng như Sài Gòn đều là các tuyến với quãng đường cố định và được đánh số để phân biệt.

Bản đồ tuyến đường xe bus Kongo, Nhật Bản
Bản đồ tuyến đường xe bus Kongo, Nhật Bản

Một điểm chung có vẻ hơi đáng buồn nữa là xe bus ở Sài Gòn, Kanto và Kansai đều rất hay trễ giờ.

Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng làm sao lại có chuyện Nhật mà lại trễ giờ đúng không? Nhưng thực tế là việc xe bus ở Nhật trễ giờ cũng không quá hiếm. Mình nhớ có lần lúc mình vẫn còn học ở trường tiếng, trong lúc cô điểm danh thì có một bạn trong lớp đến muộn, bạn bảo là do xe bus đến trễ nên bạn muộn giờ. Và câu trả lời của cô là “Chuyện xe bus đến muộn là bình thường, bạn nên tranh thủ dậy sớm hơn để đón xe thì sẽ không bị trễ nữa”. Và sau nhiều lần được thử cảm giác đứng đợi mãi không thấy xe đến thì mình cảm thấy lời cô chính xác vô cùng.

Ở Nhật, tàu sẽ đúng từng phút (trừ trường hợp bị kẹt tàu vào buổi sáng hoặc có người t.ự t.ử) nhưng xe bus thì rất “hên xui”. Và tàu trễ thì bạn sẽ nhận được giấy xác nhận tàu trễ (遅刻証明書、chikokushoumeisho) nhưng nếu xe bus trễ thì sẽ không có giấy gì cả!

Tuy nhiên, so với Sài Gòn thì xe bus bên đó vẫn trễ trong mức chấp nhận được :v
Cách đón xe bus ở Nhật cũng sẽ khác chút ít so với ở Sài Gòn. Nếu ở Sài Gòn bạn phải đứng tại trạm và vẫy tay xe mới ghé đón bạn thì ở Nhật bạn chỉ cần đứng tại trạm là xe sẽ tự động ghé. Điểm này mình nghĩ sẽ giống với bus ở Hà Nội nhỉ?!

Điểm khác nhau của xe bus ở Sài Gòn và ở Nhật

Đầu tiên, mình muốn nói về trải nghiệm 4 năm xe bus ở Sài Gòn của mình.

Có chút tiêu cực nhưng mình thấy sinh viên cứ như là tầng lớp thấp nhất khi đi xe bus vậy. Bên cạnh các bác tài xế hay các chú, cô, anh, chị tiếp viên nhiệt tình, thân thiện là một bộ phận không nhỏ tài xế - tiếp viên có thái độ không tốt. Mình từng thấy và cũng từng bị la vì những lỗi không phải tại mình, hay những lúc xe vẫn còn đang chạy mà tiếp viên đẩy mình xuống, v.v bây giờ nhắc lại vẫn còn thấy tội nghiệp bản thân giai đoạn đó luôn.

Sau một thời gian quen dần với xe bus rồi thì mình cũng thoải mái hơn, biết cách đón xe, biết nên đứng ở đâu, kêu trạm như thế nào, xe chạy tầm 5km/h là có thể bước lên/xuống xe, ngoài ra còn biết đeo ba lô trước ngực để tránh bị móc túi chẳng hạn.

Có nhiều người giải thích nguyên nhân các bác tài, tiếp viên khó chịu là vì thu nhập thấp, công việc vất vả hay khoản tiền trợ giá cho vé sinh viên mãi không về tay nên cuộc sống của họ khó khăn, dẫn đến việc khó chịu. Mình có thể đồng cảm với hoàn cảnh của họ, nhưng bắt mình chấp nhận thái độ như vậy thì mình nghĩ là tạm thời mình vẫn chưa làm được!

Về xe bus ở Nhật

Trạm dừng xe bus dành cho người dân trên phố ở Shinjuku Golden Gai, nằm ở Tokyo
Trạm dừng xe bus dành cho người dân trên phố ở Shinjuku Golden Gai, nằm ở Tokyo

Khi đến Nhật, mình nghĩ các bạn có thể quên hết những “kỹ năng đi xe bus” mình nhắc đến ở phía trên đi. bus ở Nhật cũng như nhiều nước phát triển khác, xe bus giống hệt trong phim vậy đó, xe sẽ chạy đến trạm, dừng hẳn lại cho khách lên, đợi khách ổn định rồi mới bắt đầu lăn bánh, khi đến trạm thì xe dừng hẳn rồi bạn mới rời khỏi ghế và bước xuống xe. Một kiểu xe bus rất bình thường ấy mà mãi đến khi sang nước bạn rồi mình mới trải nghiệm được!

Một đặc điểm khác của xe bus ở Nhật là xe chỉ có 1 tài xế mà thôi.

Trạm sẽ được thông báo qua loa và màn hình ở đầu xe. Khi được nghe thông báo/thấy tên trạm mình cần xuống thì các bạn ấn chuông và đợi bác tài dừng xe là được.

Chuông cũng được bố trí khá tiện lợi, chuông phía cửa sổ vẫn chuông gắn trên các thanh phía lối đi, sẽ không có chuyện bạn phải nghiêng người hay choàng qua người khác để ấn được chuông. Một dạng tránh làm phiền người khác rất Nhật Bản =))

Xe bus ở Kanto khác xe bus ở Kansai như thế nào?

Mình không bàn đến màu hay thiết kế xe, vì điều đó khá hiển nhiên.
Một vài đặc điểm khác biệt tiêu biểu mà mình để ý được là

【XE BUS Ở KANTO VÀ KANSAI】

Xe bus ở Kanto Xe bus ở Kansai
Lên cửa trước, xuống cửa sau Lên cửa sau, xuống cửa trước

Trả tiền trước (quẹt thẻ hoặc trả tiền mặt ngay khi lên xe)

Trả tiền sau (quẹt thẻ hoặc trả tiền mặt khi chuẩn bị xuống xe)
Thanh toán bằng thẻ sẽ rẻ hơn tiền mặt Thanh toán tiền mặt hay thẻ đều như nhau

 

Bonus thêm ở TP. Hồ Chí Minh

Xe bus ở Kanto Xe bus ở Kansai Xe bus ở TP. Hồ Chí Minh
Lên cửa trước, xuống cửa sau Lên cửa sau, xuống cửa trước Lên/xuống cả 2 cửa trước và sau, tùy theo tình hình (kẹt xe, thuận tiện cho hành khách/tài xế, “style” đặc trưng của chuyến xe v.v)

Trả tiền trước (quẹt thẻ hoặc trả tiền mặt ngay khi lên xe)

Trả tiền sau (quẹt thẻ hoặc trả tiền mặt khi chuẩn bị xuống xe) Trả tiền trước.
Chỉ thanh toán tiền mặt (không quẹt thẻ).
Có vé tập
Thanh toán bằng thẻ sẽ rẻ hơn tiền mặt Thanh toán tiền mặt hay thẻ đều như nhau Vé tập sẽ tiết kiệm hơn.

 

Phương thức thanh toán

Bạn có thể trả bằng tiền mặt hoặc quẹt thẻ chuyên dụng cho việc đi lại (Suica, Pasmo).

Nếu ở Kanto, khi bạn lên xe bằng cửa trước, kế bên tài xe sẽ có 1 thùng đựng tiền, bạn cho tiền của mình vào, nếu còn tiền thừa thì bạn sẽ được nhận lại do máy tự trả lại. Nếu dùng thẻ thì bạn chỉ cần quẹt trên thiết bị đặt cạnh đó, như khi bạn đi tàu vậy.

Nếu ở Kansai, khi chuẩn bị xuống xe, bạn cũng đến khu vực trả tiền và thực hiện như vậy.

Cũng như tàu, khi bạn dùng thẻ (IC Card) thì sẽ rẻ hơn việc dùng tiền mặt (thường là vài yên) nếu bạn ở Kanto, và giá sẽ không thay đổi nếu bạn ở Kansai.
Khu vực trả tiền vé sẽ trông như hình bên dưới.

Trả tiền vé xe bus bằng IC card tại Nhật Bản
Trả tiền vé xe bus bằng IC card tại Nhật Bản

Về cơ bản, mình thấy chỉ cần 1 tấm thẻ IC là bạn có thể di chuyển bằng hầu hết các phương tiện công cộng ở Nhật. Ngoài ra, nhiều cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ IC nữa, nếu một ngày nào đó ra ngoài mà quên mang tiền theo thì thẻ IC sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, chưa kể là thanh toán bằng thẻ sẽ giúp bạn đỡ được rất nhiều đồng xu lẻ, những đồng xu vừa nặng túi vừa dễ rớt =))

Kết luận

Theo trải nghiệm và quan điểm cá nhân của mình, xe bus ở TP.HCM, Kanto và Kansai có những điểm khác nhau như sau:

  TPHCM KANTO
(tiêu biểu là Tokyo)
KANSAI
(tiêu biểu là Osaka)
Giá Giá tuyến cố định
(sẽ có sự chênh lệch về mặt giá tiền, ví dụ như ở VN là 7000 đồng/lượt, nhưng vật giá ở Nhật sẽ khác, nên giá 210 yên/lượt ở Nhật nếu gọi là mắc hay rẻ thì cũng không đúng lắm. Vậy nên mình sẽ không bàn đến vấn đề mắc rẻ ở đây)
Hình thức thanh toán Tiền mặt
Vé tập
Tiền mặt
Thẻ IC
Tiền mặt
Thẻ IC
Văn hóa và quy định - Tùy từng xe mà có thể sẽ hơi xô bồ, mất trật tự, nhưng cũng sẽ có những tuyến khá văn minh, loa thông báo trạm rõ ràng (tùy xe)
- Không cố định cửa khi lên/xuống xe.
- Thông báo trạm qua loa/tiếp viên
- Khá yên tĩnh.
- Thanh toán ngay khi lên xe.
- Lên cửa trước, xuống cửa sau
- Thông báo trạm bằng loa và màn hình
- Khá yên tĩnh
- Thanh toán trước khi xuống xe.
- Lên cửa sau, xuống cửa trước.
- Thông báo trạm bằng loa và màn hình
Nhân viên xe bus Thường sẽ có 1 bác tài, 1 tiếp viên (một vài tuyến sẽ chỉ có bác tài).
Thái độ phục vụ: tùy xe.
Chỉ có tài xế.
Khá lịch sự, nhưng đôi khi bạn cũng có thể gặp một vài người khá khó chịu (rất ít).
Chỉ có tài xế.
Thường thân thiện, nhiệt tình, nhưng mình không đảm bảo 100% ai cũng nhiệt tình thân thiện nhé =))
Tuyến xe Tuyến cố định.
Được đặt tên/số cho từng tuyến.
Độ dài tuyến tùy thuộc vào quy định, không nhất định mỗi tuyến đều có quãng đường đi bằng nhau.
Đối tượng sử dụng Đa dạng: học sinh, sinh viên, người đi làm, cô chú lớn tuổi v.v Phần lớn là ông bà lão lớn tuổi.
Ngoài ra cũng có học sinh, sinh viên, người đi làm, nội trợ, v.v
Tùy thuộc vào đường đi của xe qua những trạm nào mà đối tượng cũng sẽ khác nhau
Độ an toàn Vì hay có tình trạng phải xuống xe khi chưa dừng hẳn, vượt v.v nên mình cảm thấy xe bus ở TPHCM không được an toàn cho lắm. Chỉ lên xuống xe khi xe dừng hẳn, mình cực thích điểm này của xe bus ở Nhật.
Không cần phải gọi xe vì nếu có khách ở trạm thì xe sẽ ghé nên mình thấy khá ổn, bạn sẽ không lo bị lỡ xe hay chạy rượt theo xe mỗi khi lỡ chuyến.

Nói chung thì xe bus ở Sài Gòn, Kanto và Kansai hay xe bus ở bất kỳ đâu cũng là những phương tiện công cộng cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Ở Sài Gòn mình cũng từng gặp những chú tài xế dễ thương, chú kể chuyện cười cho cả xe nghe để mọi người đỡ mệt mỏi, còn Nhật thì trên xe cũng như ngoài phố, mọi người đều im lặng quá làm mình đôi khi cảm thấy có chút nặng nề.

Có lần ở Osaka mình cũng từng đi một chiếc bus vì trễ giờ mà tài xế phóng xe như tàu lượn, rồi bỏ trạm này nọ nữa. Nhìn chung thì mỗi nơi sẽ có một đặc điểm khác nhau, và chúng ta là những người cần thích nghi với những đặc điểm đó. Còn nếu nói về thay đổi thì nó mang một tầm vĩ mô quá rồi, mình không dám bàn đến! Chỉ mong mọi người có thể bình bình an an sống vui vẻ mỗi ngày mà thôi ^^


tac-gia

Về tác giả:

Phạm Hồng Hiệp 

"Mình là một đứa con gái chuyên khối A từ bé, nhưng đời đưa đẩy để lúc thi Đại học mình lại chọn D1, sau đó mình theo học tại khoa Nhật Bản học (ĐHKHXHNV) và không còn đụng đến nửa chữ tiếng Anh từ dạo đó. Sau này mình có cơ hội được đến Nhật du học. Thật ra mình cũng không thích Nhật lắm đâu nhưng mình thích xê dịch và trải nghiệm lắm. Với mình, Nhật Bản không chỉ là màu hồng như lời báo lá cải hay đồn thổi. Mình cảm thấy Nhật như ánh sáng trắng vậy, có vui, có buồn, có hi vọng và cũng có mất mát. Cái quan trọng là bản thân mình sẽ trưởng thành như thế nào sau khi kinh qua hết những điều đó!"

 

 


Tin tức liên quan

Bài toán tiết kiệm chi tiêu của một du học sinh tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2022-02-07
Tiết kiệm chi tiêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều du học sinh khi sang Nhật. Đặc biệt, tại các thành phố lớn có mức đời sống cao như Tokyo!

Những lưu ý cần biết khi thuê nhà tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-30
Nơi ở là nhu cầu quan trọng ở bất cứ đâu! Chia sẻ những kiến thức cần thiết khi thuê nhà tại Nhật để tránh phát sinh phiền toái trong quá trình sinh sống tại Nhật!

Chia sẻ của thực tập sinh về cuộc sống ở Nhật Bản

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-24
Chia sẻ kinh nghiệm sống, làm việc và những khó khăn qua góc nhìn của một đại diện thực tập sinh tại Nhật!

Những hành động bình thường tại Việt Nam, phạm pháp tại Nhật

Cuộc sống tại Nhật| 2021-08-23
Chia sẻ những hành động ở Việt Nam là bình thường nhưng lại phạm pháp tại Nhật mà nhiều người Việt Nam dễ mắc phải dẫn đến gặp rắc rối với pháp luật khi sang Nhật!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!