Kỹ năng hợp tác là gì? Cách để nâng cao kỹ năng hợp tác

Sự hợp tác hiệu quả đòi hỏi sự thấu hiểu và nỗ lực của những bên hợp tác. Quan trọng không kém đó là những kỹ năng phù hợp có thể giúp sự hợp tác phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là 6 và cách đểkỹ năng hợp tác nâng cao kỹ năng hợp tác cho bản thân.

Kỹ năng hợp tác là gì? Cách để nâng cao kỹ năng hợp tác
Kỹ năng hợp tác là gì? Cách để nâng cao kỹ năng hợp tác

Kỹ năng hợp tác là gì?

Hợp tác là tất cả những gì liên quan đến việc đưa mọi người từ các phòng ban, địa điểm và nhóm khác nhau tập hợp lại với nhau. Sau đó tập trung nỗ lực của họ nhằm hoàn thành một mục tiêu chung. Tuy nhiên tập hợp và nỗ lực không thì chưa đủ mà còn cần phải thấu hiểu phối hợp và hỗ trợ đúng lúc ở tất cả mọi người. Hợp tác là một quá trình, nhưng hợp tác tốt là một kỹ năng được mài dũa theo thời gian.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số kỹ năng cần thiết để hợp tác hiệu quả và những gì các nhà lãnh đạo có thể làm để tạo điều kiện cho sự hợp tác và giúp mọi người hoàn thiện kỹ năng của họ.

6 kỹ năng hợp tác chính & cách để nâng cao

1. Sự cởi mở

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc hợp tác tốt là cởi mở và chấp nhận những ý tưởng mới. Khi mọi người vào phòng họp để thảo luận về một dự án, mỗi người đến từ một quan điểm và lĩnh vực chuyên môn khác nhau, chắc chắn sẽ có một loạt ý tưởng trên bàn về cách tiến hành và đối với mỗi người chắc chắn sẽ cảm thấy không quen thuộc, mới, thú vị, và có thể khó hiểu đối với các ý tưởng của những người còn lại.

Sự tò mò và tính cởi mở là một trong những nền tảng cơ bản của sự hợp tác, các nhà lãnh đạo sẽ cần phải tìm cách khuyến khích nhân viên và cả bản thân họ điều này khi làm việc trong cùng một tập thể.

Vì thế, khi bắt đầu các cuộc họp, người chủ trì có thể mở lời khuyến khích những người tham gia bày tỏ ý tưởng, suy nghĩ mà không có sự phán xét hay đánh giá. Khi các ý tưởng còn sơ khai, hãy tìm kiếm những gì thú vị và đặt câu hỏi.
Một điều khác bạn có thể làm để khuyến khích sự chấp nhận những ý tưởng mới là thiết lập một số thông số về những gì sẽ được thảo luận trong một cuộc họp hoặc cuộc thảo luận nhất định. 

Ví dụ: Nếu dự án của bạn đang cần một buổi brainstorming, hãy nói rõ với những người dự buổi họp rằng tất cả các ý tưởng đều được tiếp nhận và ghi lại trước rồi sau đó mới chọn lọc. Bằng cách đó, tất cả các ý tưởng của các thành viên sẽ có cơ hội bình đẳng để được lắng nghe, nghiền ngẫm và góp ý hoặc mở rộng. Việc chính thức hóa quy trình này sẽ dần dần hoàn thiện một trong những kỹ năng quan trọng để hợp tác hiệu quả.

Cuộc họp Brainstorming xây dựng ý tưởng
Cuộc họp Brainstorming xây dựng ý tưởng

2. Giao tiếp

Giao tiếp rõ ràng và chu đáo là một điều cần thiết khác để hợp tác thành công.Thử thách lớn trong giao tiếp đó là mỗi người có phong cách giao tiếp khác nhau. Một số người trong chúng ta cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi nói theo nhóm; những người khác thì chỉ thoải mái và nói nhiều hơn khi ở cùng ít người hơn. Thúc đẩy giao tiếp rõ ràng và cởi mở có nghĩa là chú ý đến các phong cách giao tiếp khác nhau và điều chỉnh cách bạn giao tiếp cho phù hợp.

Dưới đây là những điều bạn có thể lưu ý để áp dụng khi giao tiếp trong công việc để hợp tác hiệu quả:

  • Hiểu về phong cách giao tiếp

Giao tiếp với mọi người theo phong cách họ muốn giao tiếp. Ví dụ, những người trầm tĩnh ít nói có thể thích giao tiếp bằng văn bản hơn giao tiếp bằng lời nói. Như vậy, tại nơi làm việc bạn có thể khuyến khích thêm việc giao tiếp thông qua các nền tảng tin nhắn theo nhóm, mạng nội bộ hoặc các phương tiện tương tự cung cấp cho mọi người một nơi để giao tiếp tự do, là một cách tuyệt vời để tạo điều kiện hợp tác tại nơi làm việc.

8 kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc
Bài viết liên quan
8 kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc
Bất kể bạn làm công việc gì hay làm trong ngành gì, bạn cần có kỹ năng giao tiếp trong công việc tốt, có nghĩa là khả năng, yếu tố và kiến thức giúp bạn truyền đạt và thu thập thông tin. Cho dù bạn đang gọi cho khách hàng tiềm năng, gặp gỡ khách hàng, gửi email cho sếp, báo cáo, trò chuyện với đồng nghiệp hay làm bất kỳ điều gì thì bạn cũng cần biết cách truyền đạt sao cho dễ hiểu nhanh gọn thậm chí là còn có tính thuyết phục trong một số trường hợp nhất định!
  • Tiếp cận phù hợp 

Nếu ai đó không phải là người giao tiếp tuyệt vời trước nhiều người và bạn gặp khó khăn khi hiểu ý tưởng hoặc quan điểm của họ, hãy thử giao tiếp trong một không gian khác. Chẳng hạn như trao đổi riêng tư trong phòng họp, nhưng phải luôn được tiếp cận một cách tế nhị. Đừng hạ thấp suy nghĩ của ai đó chỉ vì họ gặp khó khăn khi trình bày.

  • Đa dạng hóa phương thức giao tiếp 

Tăng cường một môi trường hợp tác có nghĩa là tạo chỗ cho tất cả các loại hình giao tiếp và người giao tiếp. Quá trình hợp tác của bạn nên kết hợp cách giao tiếp thay thế, nếu không bạn có thể đẩy một số thành viên còn lại trong team ra khỏi sự hợp tác. Giúp mọi người cải thiện kỹ năng giao tiếp không hề dễ, nhưng có thể thực hiện được khi họ cảm thấy thoải mái hơn.

3. Tính tổ chức

Hợp tác không thể thành công trừ khi mọi người có thể ủy thác khối lượng công việc, đảm đương trách nhiệm và giữ cho bản thân có kỷ luật. Đó là lý do tại sao tổ chức là một kỹ năng hợp tác quan trọng khác. 

Tính tổ chức đóng vai trò rất lớn trong sự hiệu quả của một quá trình hợp tác, và có thể tất cả thành viên trong team bạn đều hiểu được điều này, nhưng đôi khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.

Các nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt mọi người trở nên có tổ chức hơn bằng cách biến hợp tác trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của mọi người. Nếu nhân viên của bạn thường xuyên phải phối hợp các nhiệm vụ trong dự án với nhau, thì rất có thể họ sẽ học được khá nhanh cách sắp xếp thời gian và khối lượng công việc của mình, đặc biệt nếu điều đó ảnh hưởng đến công việc của đồng nghiệp trong cùng một dự án.

4. Tư duy dài hạn

Một thành phần cực kỳ quan trọng khác của sự hợp tác là kỹ năng tư duy dài hạn và hình dung kết quả cuối cùng của công việc mà tất cả các thành viên đang hợp tác để thực hiện. Hợp tác là tất cả về việc làm việc hướng tới một mục tiêu chung hoặc mục đích chung và công nhận cách đóng góp của bạn phù hợp với mục tiêu đó. 

Đối với những nhân viên muốn cải thiện kỹ năng hợp tác của họ, điều này có nghĩa là hiểu được phạm vi của dự án và vai trò của mọi người trong dự án đó. Bạn càng biết nhiều về trọng tâm của một dự án nhất định, bạn càng được trang bị tốt hơn để biến nó thành hiện thực. 

Nếu bạn là nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần giải thích đầy đủ mục đích và đích đến của việc mà các thành viên đang nỗ lực hợp tác để thực hiện. Các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu công việc của họ đóng góp như thế nào đối với các mục tiêu của nhóm và tổ chức và sự hợp tác tốt sẽ giúp họ đạt được mục tiêu như thế nào. Khi nhân viên hiểu được mục đích rộng lớn hơn của họ, họ có thể đóng góp ý nghĩa hơn cho team của mình.

5. Khả năng thích ứng

Có một điều mà bất cứ thành viên nào cũng phải hiểu và chấp nhận là không phải lúc nào mọi chuyện đều có thể diễn ra như kế hoạch ban đầu. Các ưu tiên thay đổi, các chướng ngại vật làm trì hoãn tiến độ và các vấn đề xảy ra, khiến toàn bộ dự án trở nên rối ren hoàn toàn. Để kiên trì, mọi người cần phải có khả năng thích ứng với những phát sinh và thay đổi ngay lập tức.

Khả năng thích ứng là một kỹ năng hợp tác quan trọng để biết được sức mạnh của một team. Tuy nhiên đó là một kỹ năng khá khó training và trau dồi. Thích ứng tốt với sự thay đổi đi kèm với kinh nghiệm thực chiến

Cũng đừng hoang mang nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, vì lời khuyên thích hợp để đạt được sự ứng biến linh hoạt đó là sự bình tĩnh khi có vấn đề hay thay đổi xảy ra và hướng suy nghĩ của bạn đến các giải pháp, tập trung vào những bước tiếp theo. Khuyến khích khả năng thích ứng bằng cách bỏ qua giai đoạn khó hiểu ban đầu và nghĩ ra giải pháp cho vấn đề. 

6. Tranh luận

Có thể tranh luận một cách khéo léo và hiệu quả về các ý tưởng với đồng nghiệp của bạn (mà không xem nó quá cá nhân) là một điểm tuyệt vời khi nói về kỹ năng hợp tác. Khi bạn ở trong phòng họp với nhóm dự án của mình, tranh luận thường là động lực thúc đẩy sự đổi mới: ý tưởng tốt được ưu tiên, ý tưởng không tốt xếp sau và dự án tiến lên phía trước. Tuy nhiên, việc tranh luận tốt có thể rất khó, đặc biệt nếu bạn đặt nhiều cảm xúc với lập luận của mình.

Đối với các nhà lãnh đạo, điều này có nghĩa là thiết lập một môi trường hợp tác, nơi các cuộc tranh luận mang tính xây dựng, thân thiện được khuyến khích. Một lần nữa, đây không nhất thiết phải là cuộc tranh luận trực tiếp bằng lời nói (nhưng đó có thể sẽ là một phần). Bạn có thể tạo một kênh thảo luận hoặc trò chuyện. Điểm mấu chốt là đảm bảo rằng cuộc tranh luận luôn diễn ra: đúng công việc, hiệu quả, lịch sự.

Làm như vậy sẽ cải thiện khả năng của mọi người trong việc đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng, phát triển các ý tưởng và làm cho sự hợp tác diễn ra.

Tạm kết

Tạo ra một môi trường nơi sự hợp tác phát triển có nghĩa là dự đoán sự hợp tác có thể bị phá vỡ như thế nào và thực hiện hành động để ngăn chặn điều đó trước khi nó xảy ra. Một nơi làm việc thực sự hợp tác là nơi mọi người trong toàn tổ chức có tiếng nói, bình đẳng và có thể đóng góp khả năng và kỹ năng của họ cho dự án. Để truyền sự hợp tác vào văn hóa tổ chức của bạn, hãy tập trung vào việc nuôi dưỡng các kỹ năng hợp tác của mọi người.


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

Kỹ năng làm việc| 2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!