Hướng dẫn bỏ rác đúng cách chuẩn Nhật

Ở Nhật, rác luôn phải được phân loại trước khi vứt. Nếu bạn vứt rác không đúng cách sẽ gây mâu thuẫn với những người xung quanh. Cách phân loại rác tuy có khung chung nhưng cũng có vài điểm nhỏ khác nhau tùy vào vùng và tỉnh nơi bạn sinh sống. Để bỏ rác đúng cách chuẩn Nhật, chúng ta cùng xem qua bài viết này nhé!

Hướng dẫn bỏ rác đúng cách chuẩn Nhật
Hướng dẫn bỏ rác đúng cách chuẩn Nhật

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN LOẠI RÁC

Chính phủ không có quy định chung về cách phân loại rác thải từ hộ gia đình mà mỗi đơn vị địa phương sẽ có quy định chi tiết khác nhau. Khi chuyển nhà có lẽ bạn sẽ thấy lúng túng vì quy định hoàn toàn khác so với nơi ở trước đó.

Về cách phân loại thì nói chung có "rác có hại", "rác cháy được", "rác không cháy được", "rác tái chế", "rác nhựa (có thể tải chế)"...

Rác có hại như pin khô, bình xịt, ông huỳnh quang, bật lửa, điện thoại di động, bộ phát Wifi, máy ảnh kỹ thuật số, máy cạo râu bằng điện, robot hút bụi, điện thoại.

Rác nhựa (có thể tái chế) gồm chai nhựa như chai đựng nước uống, khay màu trắng, cốc mì ăn liền, túi trong suốt...Ngoài ra, có nơi quy định màng bọc thực phẩm, túi nhựa đựng bánh kẹo, chai nhựa đựng mayonnaise, xốt cà chua, túi nilon...Rác nhựa phải rửa sạch trước khi vứt. Chai nhựa thì có nơi quy định phải bò nắp và nhãn trước khi vứt.

Các sản phẩm nhựa khác thì tùy vào tính năng của lò đốt tại địa phương sẽ được phân thành "cháy được" hoặc "không cháy được", cũng có địa phương quy định phân loại chi tiết hơn nữa, phân loại chai nhựa màu và chai nhựa trong suốt.

Rác có thể tái chế gồm chai thủy tinh, lon, bìa carton, giấy. Chai thủy tinh thì có nơi phân loại chai màu và chai trong suốt.
"Rác cháy được" gồm rác tươi, các sản phẩm nhựa không tái chế được, giấy... Giày, quần áo thì tùy từng địa phương mà được phân vào “rác cháy được" hay “rác tái chế".

Tuy nhiên, khi phân vào rác tái chế thì phải loại bỏ hết khuy/cúc và đồ kim loại rồi mới vứt. Khi quần áo được phân vào “rác tái chế" thì hãy gỡ hết khuy/cúc, khóa kéo chỉ để lại vải khi vứt. Khuy/cúc bằng kim loại và khóa kéo cho vào “rác không cháy được". Khuy/cúc nhựa thì phân vào "rác cháy được" hoặc "rác không cháy được" (khác nhau tùy theo mỗi địa phương).

Rác có hại như bình xịt phải dùng hết, nếu chưa dùng hết phái xả hết khí bên trong trước khi vứt.
Rác không cháy được bao gồm đồ kim loại như dao kéo, đồ điện gia dụng cỡ nhỏ, đồ thủy tinh, đồ gốm... Có địa phương “các sản phẩm nhựa không tái chế" như mảng
bọc thực phẩm được phân vào “rác không cháy được".

TÚI ĐỰNG RÁC

Những loại rác như ở trên có nơi chỉ cần đựng trong túi nilon nhưng cũng có nơi quy định phải dùng túi theo chỉ định (mất phí) tùy vào từng loại rác.

NGÀY THU GOM RÁC

Quy định ngày thu gom rác tại Nhật
Quy định ngày thu gom rác tại Nhật

Ngày thu gom của từng loại rác được quy định theo thứ mấy trong tuần và mấy lần một tháng.

Cách vứt rác rất phức tạp nhưng để hòa hợp và cùng chung sống với cộng đồng, hàng xóm thì cần nhớ và thực hiện cho đúng.

Tại các trụ sở hành chính có phát tờ rơi và sổ tay và “cách phân loại rác” và “ngày thu gom rác”. Nếu bạn đến trụ sở hành chính địa phương sẽ được nhận miễn phí.

Rác thải của gia đình có thể để trong nhà, đến ngày thu gom mới đem vứt.

Không được vứt rác của gia đình vào thùng rác của cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

Chỉ được vứt rác vào thùng rác trong nhà ga, cửa hàng tiện lợi các loại rác phát sinh sau khi đi ra ngoài đường hoặc ngay sau khi mua đồ ở đó.

XỬ LÝ RÁC CỠ LỚN

Đồ gia dụng cỡ lớn, đổ điện gia dụng... những đồ không thể cho vào túi rác thì rất khó xử lý. Những loại rác lớn như vậy được gọi là "rác cỡ lớn", có cách xử lý khác với các loại rác khác.
Không thể vứt rác cỡ lớn ở những điểm thu gom rác thông thường.

Kích thước của rác cỡ lớn khác nhau tùy theo từng địa phương nhưng nhiều nơi quy định là những đồ có chiều dọc, chiều ngang và chiều cao từ 30 cm trở lên.

Thông thường, nhiều nơi không thu gom đồ từ 180 cm trở lên.

Trong trường hợp đó cần phải liên hệ với cửa hàng, công ty sản xuất nơi đã mua sản phẩm đó hoặc cơ quan vệ sinh môi trường của địa phương.

Số điện thoại cơ quan vệ sinh môi trường thành phố Tokyo: 03-3913-3141

Nếu bỏ thời gian và công sức xử lý thì sẽ rẻ và nhanh hơn.

Đồ gia dụng cỡ lớn nêu tháo rời ra thành những mảnh gỗ nhỏ thì có thể cho vào “rác cháy được".

Đinh và ốc vít sẽ cho vào “rác không cháy được".

Chăn đệm nếu cắt nhỏ ra thì có thể cho vào “rác cháy được"

Bạn có thể vứt rác mà không cần chờ tới lúc thu gom rác cỡ lớn.
Tiền phí thu gom của mỗi địa phương hoàn toàn khác nhau nên bạn cần đo kích cỡ rồi liên hệ tới “trung tâm tiếp nhận rác cỡ lớn". Bạn gọi điện tới trụ sở hành chính để được cung cấp thông tin về trung tâm tiếp nhận.

Việc xử lý rác cỡ lớn có rất ít trường hợp cần phải mang đồ đến trung tâm vệ sinh (lò đốt rác) do địa phương quản lý. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, địa phương tiến hành cả thu gom rác cỡ lớn. Trường hợp nào cùng đều phải mất phí.

Tại nhiều nơi phải mua “phiếu xử lý rác cỡ lớn" hoặc “phiếu nộp tiền phí xử lý rác cỡ lớn" do địa phương đó phát hành tại các cửa hàng tiện lợi rồi dán phiếu lên đồ vứt đi.
Ở địa phương nào giá tiền phiếu phải mua cũng được chia làm nhiều mức tùy vào kích thước, chủng loại của “rác cỡ lớn".

Cách phân loại, giá tiền phiếu cần mua hoàn toàn khác nhau tùy theo từng địa phương. Ngày thu gom loại này cần phải hẹn trước.
Nhân viên thu gom sẽ đến tận cửa nhà riêng hoặc lối vào khu nhà trọ để thu gom giúp bạn.

Khi đó, nếu có thể hãy để rác ra ngoài vào lúc tối muộn của ngày hôm trước ngày thu gom, ít nhất là trước 1 đến 2 ngày. Hãy tránh để đồ ở ngoài nhà ở trong thời gian dài cho đến ngày thu gom.

Có địa phương nếu chỉ vứt 1, 2 chiếc, không vứt nhiều đồ một lúc thì sẽ không đến thu gom.
Ngoài ra, có nơi ngoài thu gom thì cho phép mang trực tiếp đến trung tâm vệ sinh(lò đốt rác).
 

Cách xử lý rác cỡ lớn tại Nhật
Cách xử lý rác cỡ lớn tại Nhật

THU GOM TỦ LẠNH VÀ TỦ ĐÔNG, ĐIỀU HÒA, TIVI, MÁY GIẶT VÀ MÁY SẤY QUẦN ÁO

4 loại đồ điện gia dụng này luật pháp quy định phải tái chế, cửa hàng đã bán những đồ này có nghĩa vụ phải thu gom.
Trường hợp mua qua mạng hay tivi... cũng xử lý như vậy.
Trường hợp mua đồ mới thay đô cũ thì cửa hàng nơi mua đồ mới sẽ thu gom cho bạn.

Nếu không biết cửa hàng mình đã mua, hoặc cửa hàng đó không còn nữa, hoặc cửa hàng ở rất xa thì trung tâm tiếp nhận tái chế đồ điện gia dụng sẽ nhận thu gom.

  • Trung tâm tiếp nhận tái chế đồ điện gia dụng (23 quận ở Tokyo) 03-5296-7200. Thứ hai đến thứ bảy (8:00~17:00)
  • Hiệp hội xúc tiến tái chế đồ điện gia dụng Yokohama 0120-045-669
  • Nghiệp đoàn kinh doanh tái chế Osaka 80120-44-8780

Đồ điện gia dụng sau khi thu gom sẽ được vận chuyển tới 333 điểm được chỉ định trên toàn quốc (thời điểm tháng 4/2018) rồi được xử lý. Tất cả các trường hợp, ngoài "phí tái chế" sẽ mất thêm "tiền phí vận chuyển" từ đường trước nhà đến các địa điểm xử lý được chỉ định.

Trương hợp người thu gom chuyển đồ từ trong nhà ra ngoài thì phải trả thêm phí vận chuyển (tiền phí mang đồ ra).

"Tiền phí tái chế" được quy định đối với điều hòa là 972 yên trở lên, tủ lạnh từ 17 lít trở lên thì tối đa là 4,644 yên.
Ngoài ra, có thể tự mình tìm địa điểm xử lý được chỉ định rồi tự mang đồ tới. Trường hợp này thì không mất "tiền phí vận chuyển", chỉ mất "tiền phí tái chế".

Các “điểm xử lí được chỉ định" trên toàn quốc như sau.
http://www.e-map.ne.jp/p/rkcsymap/
https://www.kaiketsukr.com/areasearch/
https://www.rkc.aeha.or.jp/document/stock_yard_list.pdf

Lúc này, bạn cần lấy phiếu bưu điện kèm theo giấy chứng nhận thanh toán tại bưu điện và mang theo.

Hãy liên hệ theo thông tin ở trên trong khoảng thời gian làm việc (thông thường từ thứ Hai - thứ Bảy, 9:00~17:00) để biết thêm các thông tin chi tiết.

Chú ý:
Các doanh nghiệp tư nhân chuyên thu gom đồ thường lấy mức phí cao

Khi bạn chuyển nhà, có thể thuê doanh nghiệp tư nhân đến thu gom toàn bộ đồ nhưng thường phải trả phí rất cao.

Nếu có thể thì nên dùng dịch vụ thu gom của địa phương, chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Và đây là hướng dẫn chung về cách bỏ rác đúng với quy chuẩn mà bất cứ ai khi ở Nhật hoặc đến Nhật sinh sống cũng cần phải biết và thực hiện hằng ngày.


Tin tức liên quan

Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại chuỗi cửa hàng Hidakaya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-11
Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại Hidakaya là hệ thống quán ăn Trung Quốc của Nhật, phục vụ chủ yếu các món mì và cơm phần (teishoku, 定食) của du học sinh tại Nhật.

Các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống ở Nhật

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2022-01-05
Những Apps tiện ích giúp ích cho cuộc sống của các bạn khi đến Nhật học tập và làm việc dựa trên trải nghiệm của bản thân, cùng xem đó là những apps nào nhé!

Những điều cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-05-19
Mình là Hiệp từng là du học sinh du học Nhật Bản gần 2 năm, sau đây mình xin phép giới thiệu cho các bạn một số điều cần biết khi đi xe buýt tại Nhật Bản.

Kinh nghiệm làm thêm ở chuỗi cửa hàng Yoshinoya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-10
Sau một thời gian dài làm việc tại chuỗi cửa hàng Yoshinoya Nhật Bản mình xin chia sẻ các kinh nghiệm tìm việc làm thêm cá nhân trong quá trình tìm việc làm thêm tại đây!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!