Xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT trong tương lai

Theo báo cáo thị trường năm 2020, IT vẫn đang là một trong những ngành nghề đang phát triển mạnh. Mọi người thường biết tới IT là ngành nghề “hái ra tiền”, công việc nhẹ nhàng nhưng lương lại cao ngất. Liệu điều đấy có thật sự đúng? Hãy cùng GrowUpWork tìm hiểu ngay xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT trong tương lai ngay nhé!
 

Xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT trong tương lai
Xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT trong tương lai

Bài viết này dành cho các bạn đang tìm hiểu, có ý muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành IT tương lai. Mục tiêu cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về ngành IT tại Việt Nam: xu hướng chung, mức lương và con đường sự nghiệp phát triển.

1.   Xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT nhìn chung

Dịch vụ có ứng dụng CNTT ở Việt Nam vẫn đang phát triển không ngừng, chưa có dấu hiệu dừng lại. Hàng năm vẫn có hàng nghìn dự án thuộc ngành ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người, thay đổi cách mọi người sống và làm việc. Dự đoán những năm tiếp theo, IT vẫn là một ngành dẫn đầu mọi xu thế xã hội. Có thể thấy qua các dịch vụ vẫn đang phát triển tại Việt Nam có thể kể đến như:

  1. Thương mại điện tử (E-Commerce): Sendo, Lazada, Shopee, Tiki,...
  2. Công nghệ tài chính: Momo, Moca, ViettelPay, AirPay,...
  3. Gọi xe / Thức ăn: Grab, Go-Viet, Be, Now,...
  4. Du lịch trực tuyến: Vntrip.vn, Ivivu.com, Chudu24.com,...
  5. Business Process Outsourcing (BPO): FPT, Tek Experts, FSI, Expertrans, Mắt Bão, ...
  6. Hightech (AI/ML, IoT, BigData,...): Infinity Blockchain Labs, Kyber Network, Umbala Network,...
  7. Business Service (SaaS,...): Base, Haravan, Sapo, Misa,...
  8. Edtech: GotIt!, Elsa, Monkey Junior, Unica, Kyna,...
  9. Vận chuyển hàng hoá: Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Grab, ...
  10. Xuất khẩu phần mềm: Fsoft, Tinh Vân, KMS, ...
  11. Truyền thông trực tuyến / Nội dung số: VCCorp, VTC, VNG, FPT Online,...
  12. Healthcare: eDoctor, Vinmec, ...

2. Tình hình nhân lực

Những năm gần đây, nhân lực ngành IT đang thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi ngành có cơ hội việc làm tốt và mức lương thu nhập nhìn chung có nhỉnh hơn so với phần còn lại của thị trường.

Nhu cầu tuyển dụng trong ngành CNTT năm 2019 tăng gần 2,5 lần so với năm 2018, dự báo năm 2020 sẽ tiếp tục tăng (số lượng nhân sự tuyển dụng cao gấp 1,6 lần năm 2019). Theo các số liệu về thị trường CNTT, năm 2020, Việt Nam cần hơn 400.000 nhân lực và dự kiến năm 2021 là 500.000. Hiện tại, mỗi năm các cơ sở đào tạo ra khoảng 50.000 nhân sự cho ngành, nhưng chỉ 30% số đó đáp ứng đủ kỳ vọng của doanh nghiệp.

Bởi lẽ các bạn trẻ tốt nghiệp đại học vẫn chưa có đủ cho mình các kỹ năng mềm: teamwork, giao tiếp, quản lý thời gian,... Kỹ năng chuyên môn vẫn đang ở mức nền tảng, chưa phải là thứ mà doanh nghiệp đang cần. Do đó thị trường nhân lực ngành IT đang rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu”. Điều đó cũng có nghĩa sân chơi chỉ dành cho người có trí hướng học hỏi, không ngừng cải thiện kỹ năng từ mềm cho tới chuyên môn, làm cho xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT có nhiều biến động.

Xem thêm: Báo cáo nhu cầu nguồn nhân lực ICT Việt Nam

Tình hình nguồn nhân lực trong xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT
Tình hình nguồn nhân lực trong xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT

(Theo "Báo cáo thị trường IT 2020")

3. Mức lương

Mức lương được trả theo năng lực và số năm kinh nghiệm mà bạn có đồng thời phản ánh giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Sân chơi này công bằng cho những người có năng lực thật sự. Phía dưới là mức lương trung bình các công ty trả cho các vị trí bạn đảm nhiệm, mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Mức lương kỹ sư IT ở Nhật Bản 

Mức lương dao động theo xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT
Mức lương dao động theo xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT

(Theo "Báo cáo thị trường IT 2020")

Con đường nghề nghiệp sẽ đi thế nào?

Nhìn chung làm việc trong ngành IT bạn sẽ có những lựa chọn cách thức làm việc như sau. Tùy sở thích, năng lực và mục tiêu phấn đấu của mỗi người mà lựa chọn. Tuy nhiên bạn nên nhớ không con đường nào là trải đầy hoa hồng, có phấn đấu thì mới có phát triển.

 1. Làm việc tại công ty - Fulltime

Bạn sẽ làm việc toàn thời gian tại một công ty và nhận mức lương với vị trí của bạn. Hầu hết con đường là chọn một công ty để gắn bó lâu dài và thăng tiến. Đôi khi cũng có thể nhảy việc, đổi công ty để được mức lương, vị trí cao hơn và khi đến tuổi bạn sẽ nghỉ hưu.

Khi theo con đường này, bạn sẽ được nhận một công việc ổn định, sáng đi chiều về cuối tháng lấy lương. Ngoài ra bạn còn được hưởng nhiều ưu đãi từ công ty, bạn cũng có thể chọn công ty ở Việt Nam hoặc tìm việc ở những công ty nước ngoài, làm việc tại nước ngoài cũng hết sức đơn giản. Con đường này khá phổ biến và gần như là mặc định cho mọi lập trình viên.

Nếu ưa phần mạo hiểm và  hơn, bạn có thể vào làm việc tại những công ty startup. Ở đó bạn sẽ không học được những quy trình làm việc chặt chẽ như ở những công ty lớn nhưng bạn sẽ được tiếp xúc với mọi phần của công đoạn tạo ra một sản phẩm, từ đóng góp, lên ý tưởng cho tới quảng cáo, tiếp thị đến tay người dùng. Bạn sẽ học được nhiều hơn nhưng áp lực cũng thế mà tăng lên đáng kể.

2. Làm việc tự do – Freelancer

Nếu bạn ưa thích sự tự do, không gò bó thời gian làm việc thì lựa chọn này cũng rất đáng cân nhắc. Freelancer – lính đánh thuê, thuê đâu đánh đó. Công việc của bạn là tự tìm kiếm khách hàng cho mình, giúp họ làm ra sản phẩm mong muốn. Khách hàng cũng có thể là những công ty phần mềm cần thuê thêm nhân lực. Đánh đổi cho sự tự do về thời gian đó là cả một quá trình xây dựng uy tín bản thân, kĩ năng chuyên môn thuộc hàng “biết tuốt” thì mới có cơ hội phát triển. Từ con đường làm freelancer cho tới con đường startup dưới đây cũng thật gần.

3. Khởi nghiệp - Startup

Startup các công ty công nghệ ở Việt Nam cũng đang là xu hướng của các bạn trẻ hiện nay. Tự tạo một công ty mang sắc màu, sứ mạng của bản thân, mang lại giá trị cho cộng đồng. Tuy nhiên startup có cả trăm câu chuyện thành công nhưng cũng có hàng ngàn câu chuyện thất bại của rất rất nhiều người. Khởi nghiệp thành công cần nhiều kĩ năng giỏi từ chuyên môn cho tới quản lý, giao tiếp,...Không nhiều người có thể chuẩn bị tốt được những kỹ năng đấy và cho dù có vậy, họ cũng sẽ phải đối mặt với những áp lực từ công việc, tài chính, quản lý nhân sự,... và vô vàn những điều cần phải xử lý, làm việc không quản ngày đêm là hiển nhiên. Vì thế các bạn trẻ không chuẩn bị tốt mà lao vào khởi nghiệp thì chỉ có nước đi tong.  

Xem thêm: Top 4 Kỹ năng không thể thiếu của việc làm ngành CNTT

Trang bị kỹ năng để bắt kịp xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT
Trang bị kỹ năng để bắt kịp xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT

Giấc mơ có dành cho bạn?

Để có thể theo ngành IT, đam mê là điều kiện tiên quyết bạn cần phải có. Niềm  đam mê, thích thú với những công nghệ mới, tò mò về thế giới số sẽ giúp bạn học những kiến thức mới với sự say mê thật sự, kiến thức vì thế cũng dễ tiếp thu, nó còn giúp bạn kiên trì học hỏi từng ngày, không bỏ cuộc giữa chừng bởi khi bạn ngừng học, kiến thức sẽ nhanh bị lỗi thời, tương lai không xa bạn sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Xin đừng nhầm lẫn giữa “Ấn tượng” và “Đam mê”. Nhiều bạn trẻ có những câu hỏi dạng như “Em có đam mê nhưng không biết gì về IT thì có theo được không?” Lúc này bạn chỉ bị ấn tượng và thích thú về những gì IT đem lại, không phải đam mê. Tai hại biết bao với những bạn theo IT chỉ vì thấy nó hot, mọi người ồ ạt học theo nhưng rồi chỉ còn phân nửa có thể trụ lại. Vậy nên, hãy học thử những kiến thức về ngành trong vòng 3 tháng, nếu sau 3 tháng này bạn vẫn giữ cho mình sự say mê thích thú thì mạnh dạn dấn thân vào ngành nhé.

Một số câu hỏi thường gặp:

1. Bằng cấp có quan trọng không?

Bằng đại học nói chung chỉ có giá trị chứng minh với nhà tuyển dụng bạn đã nỗ lực kiên trì để tốt nghiệp. Vậy thôi, điều quyết định bạn có được tuyển dụng hay không phụ thuộc vào năng lực của bản thân.

Tuy nhiên bạn nếu sở hữu các chứng chỉ quốc tế "vàng" về IT thì đó lại là một câu chuyện khác.

2. Không giỏi Toán có học IT được không?

IT nói riêng và cũng như các ngành khoa học khác nói chung, tất cả đều dùng đến toán. Tuy nhiên mức độ sử dụng cũng mỗi khác. Làm việc trong ngành phần mềm, toán đa phần là cộng trừ nhân chia nhưng khi tới các ngành nặng về học thuật như AI, Machine Learning ,... thì lại cần rất rất nhiều kiến thức về toán.

3. Nên học CNTT ở đâu?

Lựa chọn đầu tiên bạn nên nghĩ tới là trường đại học. Kiến thức tại trường sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc sau này để tự học những công nghệ mới. Tiếp theo là các trung tâm dạy nghề và các khóa học online. Kiến thức được giảng dạy ở đây chủ yếu phục vụ nhu cầu TRƯỚC MẮT của doanh nghiệp, học xong có thể đi làm ngay.

4. Điều gì quan trọng nhất khi học IT?

Khi học IT, kĩ năng quan trọng nhất chính là giải quyết vấn đề - Problem Solving. Suy cho cùng, ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ, kỹ năng làm chủ công cụ mới quan trọng hơn cả.

Tuy vậy những kỹ năng khác như code, hiểu biết về công nghệ, kỹ năng mềm,... cũng góp phần không nhỏ cho sự nghiệp của bạn, giúp bạn dễ dàng theo kịp xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT.

5. Học trái ngành có thể theo IT?

Có, bạn hoàn toàn có thể. Những kiến thức về ngành đều có sẵn ở trên mạng. Các khóa học online, các trung tâm giảng dạy chỉ cần bạn kiên trì học tập, khi học xong bạn hoàn toàn đủ sức để đi làm.

Kết

Ngành IT vẫn đang là một ngành mới tại Việt Nam, có nhiều sự thay đổi qua các năm và dĩ nhiên thay đổi để hướng tới mục tiêu phát triển hơn. Qua bài viết, hi vọng bạn sẽ có cho mình những hiểu biết sơ bộ về xu hướng nghề nghiệp ngành CNTT trong tương lai cũng như lựa chọn cho mình con đường phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân trong tương lai. 

GrowUpWork chúc bạn thành công!

 

Có thể bạn quan tâm:


Tin tức liên quan

10 lý do "nghỉ việc" thường gặp nhất mà HR công ty nào cũng nên biết

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-13
Nếu bạn là một HR hoặc quản lý công ty thì nên tìm hiểu lý do nghỉ việc của nhân sự. Điều này sẽ giúp bạn chỉnh sửa cách hoạt động, vận hành nhằm giữ chân nhân tài. Đồng thời có kế hoạch chuẩn bị khi có nhân sự nghỉ việc, tránh gây ra thất thoát lớn.

Phân biệt các loại hình làm việc từ xa: Hybrid, Remote, Onsite và work from home

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-03
Các loại hình làm việc từ xa ngày càng phát triển. Trong tương lai gần nó sẽ trở thành xu thế của xã hội. Hãy tìm hiểu rõ hơn về những hình thức làm việc từ xa này và ưu - nhược điểm của nó.

IT onsite là gì? Một số kỹ năng và lưu ý khi nhận làm việc onsite

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-03
IT onsite là gì? Cần có kỹ năng gì để tham gia làm OnSite? Hãy tham khảo thông tin chi tiết sau từ chuyên gia và bạn sẽ có thể trở thành một IT ONSITE chuyên nghiệp.

Việc làm phù hợp và phổ biến cho thế hệ GenZ

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-03
Bạn là người trong thế hệ GenZ? Bạn đang thắc mắc không biết nên lựa chọn công việc gì? Bạn không biết làm sao để tìm được một công việc tốt? Hãy theo dõi những việc làm GenZ phổ biến sau và bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!