Giá trị và cách dùng con dấu ở Nhật

Con dấu là một trong những vật quan trọng có giá trị tương đương như các giấy tờ hành chính tùy thân mang bên người bạn. Khác với những quốc gia khác, các cơ quan tổ chức mới cần có con dấu, thì tại Nhật bắc buộc mỗi người phải con con dấu của riêng mình. Vậy giá trị thực sự của con dấu này là gì cũng như cách thức đăng ký con dấu ở Nhật như thế nào sẽ được giới thiệu qua bài viết này!

Giá trị và cách dùng con dấu ở Nhật
Giá trị và cách dùng con dấu ở Nhật 

CON DẤU LÀ GÌ?

Ở Nhật con dấu được dùng thay cho chữ ký. 
Con dấu được sử dụng nhiều trong cuộc sống, chẳng hạn khi mở tài khoản ngân hàng, rút tiền trong tài khoản, nhận bưu phẩm.. Con dấu là một vật cần thiết trong cuộc sống ở Nhật.
Con dấu có thể được làm bằng chữ alphabet và chữ katakana. Ngoài ra có thể làm cả họ tên đầy đủ, hoặc chỉ họ hay tên cũng được.
Bạn có thể sở hữu nhiều con dấu, tuy nhiên cần nhớ rõ và giữ cẩn thận con dấu đã sử dụng khi mở tài khoản ngân hàng. Nếu không may bạn bị thất lạc con dấu cho ngân hàng, rất phiền phức.

Con dấu thực là gì?

Trong những con dấu bạn sở hữu con dấu nào được đăng ký từ trụ sở hành chính thì được xem là “con dấu thực”. Sau khi hoàn tất thủ tục “đăng ký con dấu” bạn sẽ nhận được “giấy chứng nhận đăng ký con dấu”.
Kích thước của con dấu thực được quy định “trong khoảng 8x8mm ~ 25x25mm”. Trong thực tế kích thước tiêu chuẩn của con dấu thực là khoảng 15x15mm ~ 18x18mm. 
Bạn không thể dùng loại con dấu cao su để đăng ký con dấu.
Các loại con dấu ngoài con dấu thực (con dấu ngân hàng…) thường có kích thước bé hơn 1, 2 vòng so với con dấu thực (12mm x 12mm, 13.5mm x 13.5mm, 15mm x 15mm). Gần các trụ sở hành chính sẽ có những cửa hàng làm con dấu, bạn nên làm sẵn con dấu trước khi đi đến trụ sở hành chính.
Bạn không thể dùng loại con dấu cao su để đăng ký con dấu.
Các họ phổ biến của người Việt tại các cửa hàng có con dấu lớn sẽ có bán sẵn những con dấu mang những họ phổ biến của người Việt như Nguyễn, Phạm, Hoàng, Huỳnh, Phan, Vũ, Võ, Đặng… Nếu có con dấu bạn sẵn thì bạn có thể mua luôn không có vấn đề gì cả.

Như đã nói ở trên con dấu có thể được làm bằng chữ alphabet và chữ katakana, trong trường hợp thẻ ngoại kiều hoặc giấy chứng nhận vĩnh trú đặc biệt chỉ ghi tên bằng Alphabet thì không thể đăng ký con dấu bằng chữ katakana làm con dấu thực. Nếu bạn muốn đăng ký con dấu Katakana làm con dấu thực thì trước đó phải đăng ký phiếu công dân bằng tên katakana. 

Trong thực tế, con dấu thực ít khi được sử dụng nhưng rất quan trọng khi phát hành các loại giấy chứng nhận. Hãy giữ gìn cẩn thận, tránh để bị mất con dấu. Trước mắt thì bạn cần con dấu thực để làm hợp đồng thuê căn hộ, ngoài ra cũng cần thiết khi bạn đăng ký mua xe ô tô.

Con dấu cao su “shachihata” 

Loại con dấu này không thể sử dụng trong các mẫu đơn hành chính và thủ tục ngân hàng
Con dấu có rất nhiều loại khác nhau từ loại rẻ đến loại rất đắt. Không cần thiết phải làm con dấu thật đắt tiền. Tuy nhiên, không được dùng loại dấu dập cao su đối với các giấy tờ nộp lên trụ sở hành chính. Shachihata là loại con dấu không cần hộp mực dấu riêng, có cấu tạo khi ấn xuống sẽ tạo ra mực. Con dấu này được khắc bằng cao su nên chữ có thể bị thay đổi, vì vậy không được sử dụng khi làm các thủ tục ngân hàng. Shachihata là con dấu được dùng thường ngày tại Nhật Bản trong các xác nhận đơn giản, thay cho chữ ký. Ví dụ, dùng khi nhận bưu phẩm hoặc xác nhận phiếu chấm công tại công ty.

CÁCH ĐĂNG KÝ CON DẤU

Nhận mẫu đơn yêu cầu tại trụ sở hành chính, điền các mục cần thiết và nộp đơn. 
Tại đó, “giấy chứng nhận đăng ký con dấu” (thẻ đăng ký con dấu) sẽ được phát hành.
Tại trụ sở hành chính (23 quận của Tokyo) có thể để rất nhiều giấy đăng ký, bạn chỉ cần nói với nhân viên là muốn làm gì

Những vật cần thiết khi đăng ký con dấu

  • Con dấu bạn muốn đăng ký (trừ con dấu cao su) có kích thước như quy định
  • Thẻ ngoại kiều


 


Tin tức liên quan

Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại chuỗi cửa hàng Hidakaya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-11
Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại Hidakaya là hệ thống quán ăn Trung Quốc của Nhật, phục vụ chủ yếu các món mì và cơm phần (teishoku, 定食) của du học sinh tại Nhật.

Các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống ở Nhật

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2022-01-05
Những Apps tiện ích giúp ích cho cuộc sống của các bạn khi đến Nhật học tập và làm việc dựa trên trải nghiệm của bản thân, cùng xem đó là những apps nào nhé!

Những điều cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-05-19
Mình là Hiệp từng là du học sinh du học Nhật Bản gần 2 năm, sau đây mình xin phép giới thiệu cho các bạn một số điều cần biết khi đi xe buýt tại Nhật Bản.

Kinh nghiệm làm thêm ở chuỗi cửa hàng Yoshinoya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-10
Sau một thời gian dài làm việc tại chuỗi cửa hàng Yoshinoya Nhật Bản mình xin chia sẻ các kinh nghiệm tìm việc làm thêm cá nhân trong quá trình tìm việc làm thêm tại đây!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!