Hướng dẫn cách mua thẻ IC để đi tàu điện và Xe bus tại Nhật

Hiện nay, hầu hết cửa soát vé của các tuyến đường sắt JR (Japan Railway-Công ty đường sắt Nhật Bản), đường sắt tư nhân và trong xe bus đều có lắp đặt máy đọc thẻ IC. Đây là loại thẻ giúp việc thanh toán của người sử dụng các phương tiện công cộng tại Nhật trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách mua thẻ IC để thanh toán khi đi tàu điện và xe bus tại Nhật.

Hướng dẫn cách mua thẻ IC để đi tàu điện và Xe bus tại Nhật
Hướng dẫn cách mua thẻ IC để đi tàu điện và Xe bus tại Nhật

THẺ IC LÀ GÌ? VÀ CÓ BAO NHIÊU LOẠI?

Là thẻ có thể sử dụng trong phạm vi rất rộng của mọi địa phương trên toàn nước Nhật. Hiện nay, hầu hết cửa soát vé của các tuyến đường sắt JR (Japan Railway-Công ty đường sắt Nhật Bản), đường sắt tư nhân và trong xe bus đều có lắp đặt máy đọc thẻ IC. Chỉ cần cầm ví có chứa thẻ IC chạm vào máy đọc thẻ là có thể đi qua được cửa soát vé của ga tàu và lên được xe bus.

Ở Tokyo thì thẻ Suica (JR) và THE PASMO (đường sắt tư nhân) có tên thẻ khác nhau. Osaka thì có thẻ ICOCA (IR), PITATA (đường sắt tư nhân), Ở thành phố Sapporothì có thẻ Kitaca (JR), SAPICA (đường sắt tư nhân), mỗi vùng có một tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản thi cách làm thẻ giống như nhau. Bài viết này sẽ giớithiệu đến các bạn cách làm thẻ Suica và thẻ PASMO.

Ngoài các phương tiện giao thông thì còn có thể dùng thẻ IC ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, quán ăn, máy bán tự động...
Là thẻ nạp tiến đến đâu sử dụng đến đấy nên không cần thẩm định cũng như yêu cầu gì đối với người dùng.
Nếu làm sẵn một trong hai loại thẻ sẽ sử dụng rất tiện lợi.
Các địa điểm có thể nạp tiền và dụng thẻ Suica và PASMO thì hầu như không khác nhau, tuy nhiên địa điểm có thể mua hai loại thẻ này lại khác nhau.

1. THẺ SUICA

Suica là thẻ IC do Công ty đường sắt Đông Nhật Bản (JR Higashi Nihon) phát hành nên có thể mua tại cửa soát vé trong ga JR. Thẻ Suica có loại “Suica" không ghi tên và "My Suica", "vé tháng Suica" có ghi tên.

Để có các thẻ Suica này phải sử dụng “máy bán vé IC CARD đa năng" trong các máy bản về đặt gần cửa soát vé trong ga JR. Là máy bán vé có màu đen.

Thẻ SUICA
Thẻ SUICA

Cách mua "thẻ Suica":

Tại “máy bán vé đa năng", màn hình cảm ứng hiện lên các muc"vé","vé tháng", "mua thẻ Suica mới", "nạp tiền", hãy chọn mục "mua thẻ Suica mới". Tiếp theo, đến "mua thẻ My Suica mới", "mua thẻ Suica mới", “nạp tiền" sẽ được hiển thị trên màn hình, hãy chọn mục “mua thẻ Suica mới".

Nếu muốn mua thẻ Suica một cách nhanh chóng thì chọn mục “thẻ Suica” Sau đó, số tiền nạp 1,000 yên; 2,000 yên; 3,000 yên; 4,000 yên; 5,000 yên; 10,000 yên sẽ hiện ra để chọn.

Số tiền này bao gồm 500 yên tiền đặt cọc nên số tiền thực tế có thể sử dụng để đi tàu là số tiến còn lại sau khi trừ 500 yên.

Nếu chọn “3,000 yên" thì số tiền đã được nạp và có thể sử dụng là 2,500 yên. Có lẽ sẽ có người nghĩ rằng mới bắt đầu dùng thẻ mà đã tốn 500 yên sao?".

Tuy nhiên,vì là tiên đặt cọc nên sau khi bạn không thể dùng nữa, nếu mang đến ga gần nhất để trả lại thì sẽ được hoàn lại 500 yên.

Bước kế tiếp,bạn chỉ cần cho tiền vào máy bán vé. Đến đây thì việc mua “thẻ Suica" đã xong.

Cách mua thẻ “My Suica” và đặc trưng của thẻ:

"Thẻ Suica" vì là thẻ không ghi tên nên ngoài bản thân ra thì bạn bè cũng có thể sử dụng. Ngược lại, khi bị mất thẻ, do không thể biết được chủ sở hữu nên dù còn tiền trong thẻ cũng không được bảo đảm.

Ngược lại, thẻ Suica có ghi tên và đăng ký thông tin của người sở hữu được gọi là thẻ "My Suica", có thể giúp bạn giữ được tiền trong tài khoản của mình. Để có thẻ “My Suica", trên màn hình cảm ứng của “máy bán vé đa năng", tại mục "mua thẻ Suica" hãy chọn mục “mua thẻ My Suica mới”. Sau đó sẽ hiện ra màn hình yêu cầu sử dụng thông tin cá nhân, hãy ấn nút "đồng ý".

Phía trên màn hình sẽ hiện ra menu hướng dẫn “nhập họ tên"- "nhập giới tính"- “nhập ngày tháng năm sinh"- "nhập số điện thoại"- "kiểm tra nội dung", hãy nhập theo thứ tự bắt đầu từ "họ tên". Tất cả việc nhập dữ liệu đều thao tác bằng màn hình cảm ứng

Nhập họ và tên riêng. Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị bằng chữ hiragana. Không cần phải viết được tên mình bằng chữ hiragana nhưng ít nhất cần phải chọn được tên mình trong bảng 50 chữ cái hiragana hiển thị trên màn hình. Nhập xong họ tên thì ấn nút "xác nhận", màn hình sẽ chuyển sang "chọn giới tính".

Tiếp tục "nhập ngày tháng năm sinh" - "nhập số điện thoại", sau khi nhập tất cả các mục sẽ đến màn hình kiêm tra nội dung đã nhập trước đó xem có gì sai không. Nếu không có vấn đề gì thì ấn nút "xác nhận". Sau đó, thao tác giống như trường hợp "thẻ Suica". Chọn số tiền, cho tiền vào máy là hoàn tất thủ tục.
Khác với “thẻ Suica", thẻ "My Suica" có đăng ký thông tin của người mua nên khi bị mất có thể khóa thẻ sau khi trình báo và yêu cầu cấp lại thẻ khác. Lúc này, phải trả 510 yên phí cấp lại thẻ và 500 yên tiền đặt cọc của thẻ mới.

Thẻ Suica ngoài “máy bán vé đa năng" có thë mua ở “quầy hướng dẫn màu xanh" trong các ga tàu JR.

Chú ý: Nếu phát hiện mất thẻ Suica phải thông báo ngay cho nhà ga!

Nếu làm mất thẻ “My Suica" hoặc thẻ “PASMO" có ghi tên thì có thể được cấp lại. Tuy nhiên, số tiền có thể được hoàn lại chi là phần tiền còn dư trong thẻ tính đến thời điểm bạn thông báo mất thẻ. Nếu bạn báo mất thẻ muộn thì sẽ không được bồi hoàn lại phần tiên đã bị sử dụng trước đó.

Khi phát hiện bị mất thẻ, bạn hãy thông báo cho nhà ga càng sớm càng tốt.

Nếu sau đó lại tìm thấy thẻ nhưng vì thẻ đó đã bị khóa nên cũng không thể được. Lúc này, mặc dù không dùng được nữa nhưng cũng đừng vứt nó đi. Hãy mang nó đến quấy thủ tục ở ga để trả lại, bạn sẽ nhận lại 500 yên tiền đặt cọc.

Đổi từ thẻ "Suica không ghi tên" sang thė “My Suica” có ghi tên

Có thể đổi từ thẻ Suica không ghi tên thành thẻ “My Suica" có ghi tên. Cách này ngay cả người Nhật cũng không nhiều người biết. 
Để đổi sang thẻ "My Suica"có ghi tên thì tại “máy bán vé đa năng" chọn mục “nạp tiền". Cẩn thận đừng ấn nhấm phần "Mua thẻ Suica mới".
Sau đó, số tiền nạp 500 yên ~10,000 yên hiển thị đồng thời với nút “Đổi sang My Suica (có ghi tên)".

Bước kế tiếp, giống như khi mua thė “My Suica" mới, ấn nút “đồng ý" với điều khoản sử dụng thông tin cá nhân rồi "nhập thông tin" như họ tên... và cuối cùng “xác nhận" nội dung đã nhập. Vì tiến hành đổi trên cùng một thẻ nên không mất lệ phí và tiền đặt cọc.

2. THẺ PASMO

PASMO là the IC card được phát hành bởi Công ty tàu điện ngầm Tokyo và Công ty đường sắt tư nhân, có thể mua ở gần cửa soát vé của các tuyển đường sắt tư nhân, hoặc văn phòng các hãng xe bus. Giống như Suica, the PASMO có loại không ghi tên và loại ghi tên. Thẻ PASMO chi khác với Suica về địa điểm mua còn cách thức và hệ thống mua thẻ thi hầu như không đổi.

Về địa điểm mua, trừ các tuyến đường sắt JR, có thể mua ở “máy bán vé đa năng" đặt tại khu bán vé của các ga tàu đường sắt tư nhân, tàu điện ngầm trong các tỉnh, thành phố lân cận thủ đô.
Tại “máy bán vé đa năng" hãy chọn mục PASMO, chọn “mua mới", có thẻ “PASMO không ghi tên", và thẻ “PASMO có ghi tên", hãy chọn theo ý muốn của bạn.
Chọn “nạp tiền” từ 1000 yên đến 10,000 yên rồi cuối cùng cho tiền vào. PASMO sẽ được phát hành và xuất ra từ máy bán vé. Giống với Suica, số tiền đó bao gồm cả tiền đặt cọc 500 yên.

Trường hợp bạn muốn chọn PASMO có ghi tên thì phải nhập họ tên, ngày tháng năm sinh.

Ngoài cách sử dụng "máy bán vé đa năng" thì bạn có thể mua tại quầy hướng dẫn của Công ty tàu điện ngầm Tokyo, các ga đường sắt tư nhân hoặc có thể mua tại quầy bán vé tháng xe bus.

Lưu ý: Khi không sử dụng thẻ Suica và My Suica nữa!

Nếu bạn không dùng đến thẻ My Suica nữa vì lý do như về nước... thì mang trả lạithẻ tại quầy hướng dẫn, bạn sẽ được hoàn lại 500 yên tiền đặt cọc.

Nếu tiền bạn nạp vào mà còn dư thì cũng sẽ được hoàn lại nhưng mất lệ phi hoàn lại tiền là 220 yên. Tương tự, nếu bạn không cần dùng thẻ PASMO không ghi tên, thẻ PASMO có ghi
tên (ngoại trừ vẻ tháng PASMO) nữa thì sẽ được hoàn lại số tiền đã nạp cón trong thẻ và số tiền đặt cọc 500 yên ban đầu. Khác với Suica, thủ tục hoàn lại tiền không mất phí.
Khi thẻ bị cũ quá, không đọc được thì cả thẻ Suica và PASMO khi mang trả đều được cấp thẻ mới. Lúc này tiền đặt cọc 500 yên được hoàn lại khi bạn trả thẻ cũ sẽ được chuyển sang thẻ mới (tức là đổi thẻ), nên bạn sẽ không phải nộp tiền đặt cọc. Ngoài ra, khi đổi thẻ cũng không mất lệ phí làm thủ tục.


Tin tức liên quan

Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại chuỗi cửa hàng Hidakaya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-11
Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại Hidakaya là hệ thống quán ăn Trung Quốc của Nhật, phục vụ chủ yếu các món mì và cơm phần (teishoku, 定食) của du học sinh tại Nhật.

Các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống ở Nhật

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2022-01-05
Những Apps tiện ích giúp ích cho cuộc sống của các bạn khi đến Nhật học tập và làm việc dựa trên trải nghiệm của bản thân, cùng xem đó là những apps nào nhé!

Những điều cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-05-19
Mình là Hiệp từng là du học sinh du học Nhật Bản gần 2 năm, sau đây mình xin phép giới thiệu cho các bạn một số điều cần biết khi đi xe buýt tại Nhật Bản.

Kinh nghiệm làm thêm ở chuỗi cửa hàng Yoshinoya

Kinh nghiệm sống tại Nhật| 2021-11-10
Sau một thời gian dài làm việc tại chuỗi cửa hàng Yoshinoya Nhật Bản mình xin chia sẻ các kinh nghiệm tìm việc làm thêm cá nhân trong quá trình tìm việc làm thêm tại đây!


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!