Lần đầu đi làm tại Nhật nên mang theo những gì?
Đi làm tại Nhật cần mang những gì? Việc phải xác định mang theo những hành lý gì cho lần đầu đi làm tại Nhật khiến bạn bối rối. Mang nhiều đồ thì sợ thừa cân mà mang ít đồ quá thì lại sợ thiếu. Vậy phải chuẩn bị như thế nào mới là vừa và đủ cho cuộc sống sắp tới ở xứ sở hoa anh đào. Dưới đây là những hành lý quan trọng nhất bạn cần mang theo bên mình để đảm bảo quá trình đi làm ở Nhật được suôn sẻ.
Quy định về vật dụng trong hành lý đi làm việc tại Nhật
1. Số kg hành lý được phép mang theo
2. Những đồ vật bị cấm mang theo
3. Những đồ vật bị hạn chế mang theo trong hành lý khi lần đầu đi làm tại Nhật
Quy định về vật dụng trong hành lý đi làm việc tại Nhật
1. Số kg hành lý được phép mang theo
Hành lý mang lên máy bay được chia làm 2 loại:
- Hành lý xách tay: Là đồ mà bạn sẽ để ở hộp đồ phía trên đầu, dưới gầm ghế hoặc cầm trên người. Về quy định là cân nặng không được quá 7kg nhưng bạn có thể mang tới 10kg nếu đóng gói gọn gàng. Kích thước không được vượt quá: 56x36x23cm.
- Hành lý ký gửi: Là những đồ nặng bạn không được phép mang lên khoang mà phải ký gửi khi làm thủ tục check in. Cân nặng từ 20 - 40kg. Kích thước không vượt quá 81x119x119cm.
Thông thường hành lý ký gửi của các đơn hàng đi Nhật là 40kg và chia làm 2 kiện, mỗi kiện không quá 30kg. Với hành lý xách tay thì bạn nên dùng 1 túi và 1 balo. Làm tốt bạn có thể mang đc 10 - 13kg.
Có thể bạn quan tâm: Những bài học quan trọng khi sống và làm việc tại Nhật Bản
2. Những đồ vật bị cấm mang theo
Nếu mang một trong những vật dụng sau đây, bạn sẽ bị chặn lại ở sân bay và có thể không được tiếp tục thực hiện chuyến bay đi Nhật của mình:
- Các loại chất nổ và chất dễ gây cháy nổ.
- Các hóa chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hóa...
- Cặp sách, túi, két, những thứ có thiết bị báo động...
- Một số loại chất lỏng như sơn, thuốc độc.
- Một số loại pin, bình ắc quy.
- Một số đồ vật phát nhiệt như đèn pin, máy uốn tóc (trừ khi đã tháo pin)
- Tất cả các loại chất lỏng trừ: Thuốc chữa bệnh, sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh, các loại đồ uống, rượu, nước hoa, mỹ phẩm,…mua tại các cửa hàng trong sân bay.
- Những thứ bị cấm vận chuyển theo quy định của các vùng mà máy bay đi qua
Ngoài ra, mới đây nhất Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật yêu cầu hành khách mang thực phẩm đến Nhật Bản phải thực hiện:
- Nộp giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Tuân thủ việc kiểm tra kiểm dịch.
- Trường hợp khách không xuất trình các giấy tờ nêu trên, toàn bộ thực phẩm sẽ bị tiêu hủy.
Hành khách vi phạm sẽ chịu phạt 1 triệu Yên Nhật hoặc bị phạt tù tối đa 03 năm.
Có thể bạn quan tâm: Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản hết bao nhiêu một tháng?
3. Những đồ vật bị hạn chế mang theo trong hành lý khi lần đầu đi làm tại Nhật
Hành lý xách tay:
- Vật dụng được coi như vũ khí hoặc vật dụng nguy hiểm, không được phép mang theo khi đi làm tại Nhật như: dao, kiếm, dùi cui, dao cạo, kéo, búa kìm, kim khâu…
- Pin ắc quy ngoại trừ pin dùng cho đồng, máy tính, máy ảnh, máy quay, điện thoại và các thiết bị tương tự. Pin lithium hoặc lithium ion với công suất từ 100 - 160WH được mang 2 cái và phải đóng gói riêng đảm bảo không xảy ra đoản mạch.
- Các vật chất khác bị hạn chế vận chuyển theo quy định hiện hành của các quốc gia.
Hành lý ký gửi:
- Vật dễ vỡ làm từ thủy tinh, sành sứ...
- Những vật có mùi đặc trưng, gây khó chịu sẽ không được vận chuyển nếu không đóng kín, đảm bảo không có mùi ra bên ngoài, tối đa là 3 lít hoặc 3kg chất lỏng và 0,5kg đối với các đồ khác.
- Các đồ điện tử cũng nên hạn chế mang trên hành lý quá nhiều khi đi làm tại Nhật như: máy ảnh, ipad, laptop,…
- Đồ giá trị như: tiền bạc, giấy tờ nhà đất, hợp đồng đàm phán, trang sức cá nhân,…
- Các vật khác theo quy định của các quốc gia, vùng
Có thể bạn quan tâm: Lợi thế của Thực tập sinh Nhật Bản về nước
Kinh nghiệm mang hành lý đi Nhật
1. Giấy tờ cần thiết
2 loại giấy tờ quan trọng nhất mà bạn phải mang theo đi làm tại Nhật đó là hộ chiếu và vé máy bay. Còn các loại giấy tờ như học bạ, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.. thì không cần mang theo để tránh thất lạc. Nếu ở Nhật mà cần thì gia đình của bạn có thể scan và gửi qua được, ở Nhật cũng không yêu cầu bản gốc các loại giấy tờ trên nên chắc bạn chẳng bao giờ dùng đến chúng.
Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là không nên mua vé máy bay trước nếu như chưa có được visa đi làm tại Nhật.
Mang nhiều ảnh 3 x 4 và 4 x 6 vì sau khi qua Nhật sẽ dùng để làm thẻ ngoại kiều. Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không hề rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo. Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
2. Tiền
Thời gian đầu khi mới đi làm tại Nhật thì bạn cần chuẩn bị đủ số tiền để trang trải chi phí sinh hoạt tháng đầu tiên trong khi nhận việc làm tại Nhật. Số tiền này dùng để chi trả tiền nhà, ăn, đi lại, điện thoại.. và mua những vật dụng cần thiết. Thường các đơn hàng đi Nhật sẽ mang khoảng 100.000 yên để đề phòng bất trắc ban đầu. Còn việc mang bao nhiêu thì tùy thuộc vào kinh tế của bạn và gia đình.
Bạn nên đổi tiền Việt sang tiền Nhật ngay tại Việt Nam để tránh các rắc rối khi mới sang Nhật còn bỡ ngỡ. Theo quy định chung của Việt Nam thì nếu bạn mang số tiền nhiều hơn 5000$ hoặc 15 triệu đồng thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Xem thêm: Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản hết bao nhiêu một tháng?
3. Vật dụng cá nhân
Quần áo
Khi đi làm tại Nhật, bạn cũng nên dự liệu trang phục để phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khỏe thật tốt. Nếu bạn đi vào mùa đông thì nên mang nhiều quần áo rét, vì Nhật Bản lạnh hơn Việt Nam rất nhiều nên tốt nhất là bạn mang áo rét dày một chút. Tuy nhiên cũng đừng mang quá nhiều áo rét vì quần áo Nhật cũng rất rẻ và chiếm nhiều diện tích hành lý của bạn.
Ngoài quần áo mặc thường ngày nên mang theo 2 bộ vest cho mùa hè và đông để mặc trong những dịp quan trọng như xin việc, lễ tết..
Giày dép: Bạn mang loại giày dép nào cũng được nhưng nên nhớ là người Nhật thường xuyên đi bộ để đi làm, ra tàu điện ngầm, xe bus, đi đạp… vì vậy bạn nên mang một vài đôi giày thể thao hoặc giày đế bằng để thuận tiện cho việc di chuyển.
Thuốc uống: Thuốc uống là rất cần thiết khi bạn thay đổi môi trường sống mới. Bạn sẽ cần đến một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc đầy bụng khó tiêu, thuốc sốt, cảm cúm, đau đầu, dầu gió...để dùng trong thời gian đầu.
Thức ăn:
Từ 1/9/2019, quy định khá chặt với thực phẩm, thức ăn được mang sang khi bạn đi làm tại Nhật. Bạn có thể sẽ bị phạt một số tiền lớn nếu vi phạm nhưng do đồ ăn ở đây khá đắt đỏ cũng như bạn có thể sẽ chưa quen với gia vị Nhật Bản trong thời gian đầu vì vậy mà việc mang thêm chút đồ ăn, gia vị là không thể tránh khỏi. Nhưng nên nhớ:
- Các loại hoa quả bị cấm: hoa quả họ cam chanh, quả hồng, dừa, măng cụt, vú sữa, khế, me, sầu riêng, lê, táo ta, dứa, na, đu đủ, chôm chôm, nhãn… còn những loại đồ ăn khác cần kiểm tra trước khi nhập cảnh.
- Các loại động vật không được mang sang Nhật: Thịt cũng như các loại nội tạng động vật, trứng, sữa, gia cầm.
Điện thoại, máy tính và đồ điện tử: nếu bạn cần dùng thì nên mang cả điện thoại, máy tính. Còn đồ điện tử như bàn là, máy sấy tóc...thì sang Nhật có thể mua, giá không có nhiều chênh lệch so với ở Việt Nam. Còn lại các vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày khác thì bạn hoàn toàn có thể mua được ở Nhật nên không cần lo lắng.
Trên đây là những lưu ý giúp bạn chuẩn bị hành lý đầy đủ trước khi đi làm tại Nhật. Để tránh những phiền phức không đáng có trong khi làm thủ tục nhập cảnh, tốt nhất bạn không nên mang theo những thứ có trong danh mục cấm của Nhật Bản. GrowUpWork chúc bạn có chuyến đi thành công!
Tin tức liên quan
Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại chuỗi cửa hàng Hidakaya
Các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống ở Nhật
Những điều cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản
Kinh nghiệm làm thêm ở chuỗi cửa hàng Yoshinoya