Kiến thức phòng chống thiên tai - động đất ở Nhật
Động đất là một trong những thiên tai nguy hiểm và rất khó dự đoán ở Nhật Bản. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ bản thân trước mọi tình huống. Nếu đây là lần đầu bạn đến Nhật thì những kiến thức phòng chống thiên tai - động đất rất cần thiết. Các bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây, cũng như tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm từ nhiều người khác khi đến Nhật học tập và làm việc.
Động đất là một trong những thiên tai nguy hiểm và rất khó dự đoán ở Nhật Bản. Cư dân sống tại Nhật. Trong số những người đã trải qua trận động đất lớn có người nói rằng cảm thấy rung lắc bất ngờ giống như “ máy bay rơi", "công trường phát nổ", “núi lửa phun trào"... Cơ thể cứng đơ, đầu óc trống rỗng, khó đưa ra được phán đoán đúng. Điều quan trọng là cô gắng hình dung trước về hành động nên làm khi đó.
1. Những việc không được làm ngay sau khi xảy ra động đất
Trường hợp đang trên đường phố hoặc phố mua sắm
Trường hợp đang ở phố dưới lòng đất
Chú ý khi lánh nạn vào buổi tối
1. 避難所 - Trung tâm lánh nạn - Evacuation Center
2. 避難場所- Địa điểm lánh nạn - Evacuation Area
3. 津波避難場所- Địa điểm lánh nạn sóng thần Tsunami Evacuation Area
4. 津波避難ビル - Tòa nhà lánh nạn sóng thần Tsunami Evacuation Building
KHI BẮT ĐẦU ĐỘNG ĐẤT
Trường hợp đang ở trong nhà
- Di chuyển đến nơi mà đồ không thể rơi, đổ tới. Có trường hợp do rung lắc mạnh khiến đo trong nhà...đổ xuống đè lên người. Nếu mảnh vụn cửa kính rơi thắng vào đầu có thể gây thương tích hay thiệt mạng. Hãy di chuyển tới nơi đồ vật không rơi, không đổ xuống. Vừa xem tình hình xung quanh vừa di chuyển ngay tới nơi đồ vật không rơi, không đổ xuống.
- Dập cầu dao
- Kiểm tra nguồn lửa. Nếu dùng lò sưởi dầu cần kiểm tra lại xem lửa đã tắt hết chưa.
- Bảo đảm lối thoát. Mở sẵn cửa phòng, cửa sổ, cửa ra vào, đảm bảo lối thoát để bạn có thể lánh nạn bất cứ lúc nào sau khi hết rung.
Trường hợp đang ở trên đường
Tránh xa cửa kính và tường bao của tòa nhà. Nếu đang ở bên ngoài thì không lại gần để tránh bị thương do ngói rơi, mảnh kính văng ra, tường bao đổ đè vào người.
Trường hợp đang ở văn phòng
Các tòa nhà cao tầng sẽ rung lắc lâu, càng ở tầng cao càng rung lắc mạnh, đến mức không thể đứng được.
Những đồ như máy photocopy không được cố định bánh xe sẽ di chuyển lung tung, nếu va vào sẽ làm cơ thể bị thương nặng. Nếu mảnh vụn cửa kính rơi thẳng vào đầu có thể gây thiệt mạng.
Chú ý tủ tài liệu đổ xuống hay thủy tinh văng ra.
Trú ẩn ở những nơi đồ vật “không rơi, không đổ xuống, không di chuyển”.
Nhanh chóng lánh nạn đến nơi an toàn và chờ đến lúc hết rung.
Trường hợp đang ở phố mua sắm
Bảo vệ bản thân không để bị đồ rơi trúng, vừa chú ý tránh các tòa nhà bị đổ vừa lánh nạn tới nơi an toàn như công viên....
Nếu không có đủ thời gian để di chuyển đến các địa điểm rộng rãi thì hãy trú ẩn trong các tòa nhà bê tông cốt thép mới xây có sức chịu chấn động cao. Ở những nơi đông người sẽ bị hỗn loạn. Hãy bình tĩnh xử lý tình huống.
Trường hợp đang ở trường học
Để bảo vệ bản thân khi đang ở phòng học, tránh mảnh vỡ cửa kính văng ra hoặc bóng đèn rơi xuống hãy trốn vào dưới bàn cách xa cửa sổ, nắm lấy chân bàn và đợi đến khi hết rung.
Ở hành lang hãy lập tức tránh xa cửa sổ, ở cầu thang hãy bám vào lan can để tránh bị ngã xuống. Sau khi hết rung hãy hành động theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
Trường hợp đang ở ga
Bảo vệ bản thân khỏi các đồ vật rơi xuống, nếu đang ở sân ga để không bị ngã xuống hãy di chuyển đến các cột gần đó.
Khi hỗn loạn không thể di chuyển được hãy ngồi núp xuống chờ cho đến khi hết rung.
Trường hợp ở dưới tàu điện ngầm có nguy cơ bị hoảng loạn vì muốn chạy lên trên mặt đất thật nhanh. Tuyệt đối không được nhảy từ sân ga xuống đường ray, sau khi hết rung hãy nghe theo chỉ dẫn của nhân viên nhà ga.
Trường hợp đang ở trên tàu
Khi cảm nhận được có rung lắc mạnh thì tàu sẽ dừng khẩn cấp. Khi đó có nguy cơ người sẽ bị ngã, bị va vào nhau.
Những người đang ngồi hãy lấy túi xách để bảo vệ đầu.
Người đang đứng thì khom thấy người xuống để bảo vệ cơ thể.
Sau khi hết rung hãy làm theo chỉ thị của nhân viên trên tàu.
CÁCH LÁNH NẠN (ĐỘNG ĐẤT)
Khi xảy ra động đất, sau khi hết rung mới được hành động. Nếu vội vàng ra ngoài sẽ có nguy cơ bị thương do đồ vật bị đổ, bị rơi, mảnh vỡ của đồ vật hay thủy tinh. Dù đã hết rung lắc nhưng phải chú ý mảnh thủy tinh văng ra, mảnh vỡ gốm sứ để không bị thương. Hơn nữa, để tránh nguy cơ bị thương, không tiến hành hoạt động cứu hộ một mình mà phải có nhiều người.
1. Những việc không được làm ngay sau khi xảy ra động đất
Trường hợp đang ở nhà
- Để tránh hỏa hoạn thì không được bật lại cầu dao. Hiện nay, hệ thống ga đô thị khi nhận biết đồng hồ đo ga rung lắc sẽ tự động ngắt ga. Loại ga bằng khí dầu mỏ hóa lỏng cũng tương tự, khi nhận biết rung lắc do động đất sẽ tự động ngắt ga. Ngược lại, hỏa hoạn do chập điện lại xảy ra nhiều.
- Để tránh bị thương thì không đi chân trần trong nhà.
Chú ý: Những vụ hỏa hoạn do chập điện đáng sợ! Trong số các vụ hỏa hoạn xảy ra sau động đất trước đây có rất nhiều vụ hỏa hoạn do chập điện. 30% vụ hỏa hoạn do trận động đất lớn Hanshin-Awaji gây ra, 53% vụ hỏa hoạn do trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản là do chập điện. Hỏa hoạn do chập điện là hỏa hoạn xảy ra khi có điện lại sau khi bị mất điện do động đất. Khi động đất lớn xảy ra sẽ bị mất điện do đứt dây dẫn điện. Sau đó khoảng vài tiếng đến vài ngày việc cung cấp điện sẽ được phục hồi. Khi đó, do sự rung lắc của trận động đất nên những vật dễ cháy tiếp xúc với bộ phận phát nhiệt của các thiết bị điện (lò sưởi, lò nướng, dụng cụ sưởi bằng điện...), ngay khi điện được phục hồi, có dòng điện chạy qua sẽ phát sinh hỏa hoạn. Sau khi xảy ra động đất, phải bảo đảm an toàn trước khi bật cầu dao. Tắt công tắc của các thiết bị điện đang sử dụng, rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện.
Trường hợp đang ở văn phòng
Nếu bạn đang ở văn phòng và đi lánh nạn sau khi hết rung, hãy sử dụng cầu thang bộ vì có nguy cơ thang máy sẽ bị dừng do dư chấn hay mất điện.
Trường hợp đang trên đường phố hoặc phố mua sắm
- Khi ở nơi có nhiều người cần chú ý không để bị hoảng loạn. Những hành động như đột ngột chạy lao ra giữa đám đông khiến cho tâm lý hoảng loạn có nguy cơ gây tai nạn. Để phòng tránh sự hoang mang do những tin đồn hoặc thông tin sai lệch bị phát tán, hãy nghĩ về những ảnh hưởng tới mọi người xung quanh trước khi hành động.
- Không chạm vào các đồ điện bị đứt. Nguy cơ bị điện giật. Không đến gần, tuyệt đối không chạm vào dây điện bị đứt. Dây điện bị đứt hoặc bị trùng xuống có thể vẫn đang có điện. Ngoài ra, không được chạm vào cây hoặc biển quảng cáo tiếp xúc với dây dẫn điện.
Trường hợp đang ở phố dưới lòng đất
- Những khu phố dưới lòng đất khi bị mất điện sẽ là địa điểm đặc biệt có nguy cơ hoảng loạn cao. Những khu phố dưới lòng đất cứ 60m sẽ có cửa thoát hiểm nên tránh chen lấn vào một cửa thoát hiểm mà hãy lánh nạn bằng cách đi dọc theo các bức tường.
- Bởi vì có nguy cơ bị mắc kẹt nên không được sử dụng thang máy.
2. Một số điều cần chú ý khác
Tránh các đám khói khi hỏa hoạn. Khói hỏa hoạn có thể làm tử vong. Khi di chuyển dùng khăn tay...bịt miệng, mũi, cúi người càng thấp càng tốt, tránh hít phải khói. Trường hợp khói bốc lên làm cho không nhìn thấy phía trước, hãy men theo tường để lánh nạn.
Chú ý khi lánh nạn vào buổi tối
Khi lánh nạn vào buổi tối, tầm nhìn bị hạn chế nên dễ bị vấp ngã, rơi xuống mương ven đường. Đặc biệt cần chú ý chọn những đường rộng để đi. Trường hợp vào buổi tối mà bị cắt điện, hãy sử dụng đèn pin, chú ý nhìn bằng mắt để kiểm tra xung quanh khi lánh nạn. Điều cần chú ý khi lánh nạn vào mùa đông là cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Để không bị ảnh hưởng sức khỏe cần phải làm đầy đủ các biện pháp chống lạnh. Khi lánh nạn vào mùa đông hãy chú ý bảo vệ cơ thể trước thời tiết lạnh.
Trường hợp xảy ra sóng thần
- Trước khi sóng thần ập đến: Không chỉ ở gần biển mới có nguy cơ sóng thần. Sóng thần có thể đi từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông. Nhanh chóng lánh nạn theo hướng vuông góc với dòng chảy của sông.
- Các địa điểm lánh nạn gần khu vực biển. Khi có sóng thần, lập tức di chuyển tới nơi cao ráo hoặc các tòa nhà lánh nạn sóng thần. Nếu không có địa điểm như trên thì hãy lánh nạn vào ngôi nhà cao hơn. Nếu đang ở các bãi tắm có người giám sát, cứu hộ thì hãy lánh nạn theo chỉ thị.
ĐỊA ĐIỂM LÁNH NẠN
1. 避難所 - Trung tâm lánh nạn - Evacuation Center
Là nơi tiếp nhận tạm thời những người có nhà bị sập do động đất, không có nơi nào để đi. Tại đây cung cấp các thông tin liên quan đến thiên tai và vật phẩm cứu trợ... cho những người bị thiệt hại do thiên tai.
Các trường tiểu học, trung học cơ sở và nhà thi đấu... lân cận sẽ trở thành trung tâm lánh nạn.
2. 避難場所- Địa điểm lánh nạn - Evacuation Area
Là những địa điểm rộng rãi như công viên lớn, quảng trường...có diện tích cần thiết để bảo đảm sinh mạng cho những người lánh nạn, tránh hỏa hoạn lan rộng và các nguy cơ khác khi xảy ra động đất lớn.
3. 津波避難場所- Địa điểm lánh nạn sóng thần Tsunami Evacuation Area
Chỉ những nơi an toàn, cao ráo để làm điểm lánh nạn khi có sóng thần. Tại những vùng gần biển có nguy cơ xảy ra sóng thần, sau khi xảy ra động đất trước hết cần tìm đến nơi cao ráo để lánh nạn.
4. 津波避難ビル - Tòa nhà lánh nạn sóng thần Tsunami Evacuation Building
Khi đi lánh nạn sóng thần mà gần đó không có địa điểm cao ráo thì hãy chạy ngay đến những tòa nhà bê tông cốt thép từ 3 tầng trở lên có khả năng tránh được sóng thần.
Khi đang ở ngoài biển mà nghe thấy còi báo động thì hãy tìm biển báo này để chạy lên cao.
Tin tức liên quan
Chia sẻ trải nghiệm làm thêm tại chuỗi cửa hàng Hidakaya
Các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống ở Nhật
Những điều cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản
Kinh nghiệm làm thêm ở chuỗi cửa hàng Yoshinoya