Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Các loại mục tiêu nghề nghiệp 2020

Trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, đặt mục tiêu chính là chìa khóa để thành công. Trong công việc cũng như vậy, chỉ khi có mục tiêu và định hướng nghề nghiệp thì bạn mới bắt đầu lên kế hoạch và hành động để đạt được những gì mà bạn mong muốn. Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Tại sao bạn cần phải có? Bây giờ chính là lúc bạn đi tìm câu trả lời cùng GrowUpWork.

muc tieu nghe nghiep la gi ma ban can phai co?
Mục tiêu nghề nghiệp là gì mà bạn cần phải có? 

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ?

Mục tiêu nghề nghiệp chính là những cột mốc mà bạn hy vọng sẽ đạt được trong sự nghiệp của mình. Cho dù là người xin việc, nhân viên thậm chí là giám đốc, CEO công ty đều phải xác định rõ mục tiêu về nghề nghiệp của họ. Vì nó giúp họ đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả. 

Đặt mục tiêu cho nghề nghiệp không thực tế có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên xây dựng mục tiêu. Tạo mục tiêu nghề nghiệp là cách dễ nhất để khiến cho bản thân có động lực đạt được ước mơ

Khi xác định mục tiêu sự nghiệp bạn cần tính đến vị trí hiện tại, đích bạn muốn đếnnhững gì bạn cần làm để đi từ đích A đến đích B.

Nếu bạn chưa có mục tiêu cho nghề nghiệp của riêng mình vậy thì hãy suy nghĩ về tình hình việc làm của bạn ngay bây giờ. Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới? Bạn muốn trở thành ai trong cuộc sống? Bạn muốn có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng sau 2 năm nữa? Nghỉ hưu bạn sẽ làm gì?...Xin chúc mừng, bạn vừa đạt được một số mục tiêu rồi đấy! Lên mục tiêu nghề nghiệp thật đơn giản đúng không nào.

Có hai loại mục tiêu bạn nên xem xét đặt ra:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu trước mắt mà bạn đặt ra cho bản thân để đạt được những mục tiêu dài hạn, lớn hơn. Mục tiêu ngắn hạn thường tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn từ vài tuần, vài tháng đến 1 hoặc 2 năm
  • Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu lớn bạn muốn đạt được trong vài năm hoặc hơn. Bạn sẽ sử dụng một số mốc quan trọng để đạt được các mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm nhận một công việc mới, được thăng chức hoặc hoàn thành một dự án khó.

TẠI SAO CẦN MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP?

Đối với nhiều người, một công việc theo đúng nghĩa đen chỉ là một công việc. Họ đến văn phòng và làm việc trong 8 tiếng, lặp đi lặp lại như vậy từ ngày này đến ngày khác. Như vậy cuộc sống thật nhàm chán đúng không nào. Đó là lý do tại sao bạn cần có mục tiêu nghề nghiệp. Thoạt nhìn, mục tiêu cho nghề nghiệp có vẻ như là một hình thức không cần thiết. Nhưng sau khi hiểu rõ tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp mà chúng tôi sắp giới thiệu sau đây thì bạn sẽ có cái nhìn khác:

1. Nó buộc bạn phải tự hỏi mình những câu hỏi khó

Nếu như trước kia bạn chỉ hỏi mình những câu hỏi đơn giản như bạn nên làm cái này hay cái kia trước? Bữa trưa bạn ăn gì? Bạn để tài liệu ở đâu? Bạn có kịp uống cafe trước khi vào làm hay không? 

Bạn đang tự hỏi mình rất nhiều câu hỏi nhưng lại không có bất kỳ câu hỏi nào thực sự quan trọng. Lần cuối bạn tự hỏi mình những điều như:

  • Sự nghiệp của bạn trong 5 năm nữa như thế nào?
  • Bạn phải làm gì để đạt được chức vụ mà mình mơ ước?
  • Thành tích cao nhất mà bạn đạt được trong sự nghiệp là gì?
  • Dự án nào khiến bạn cảm thấy thất vọng nhất?

Đó mới chính là những câu hỏi bạn cần trả lời khi đưa ra mục tiêu nghề nghiệp và nó sẽ đảm bảo bạn không bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt hàng ngày

2. Cho bạn định hướng nghề nghiệp

Bạn đã bao giờ cảm thấy mất phương hướng trong sự nghiệp của mình chưa? Giống như bạn chỉ đang cố hoàn thành công việc mỗi ngày và mong nhận lương vào cuối tháng?

Đặt mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng vì nó tạo cho bạn một khuôn khổ để đạt được các mốc sự nghiệp quan trọng. Bạn cảm thấy có nhiều cảm hứng hơn để làm việc khi bạn thực sự có một ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang hướng tới.

Một khi bạn biết những gì bạn muốn đạt được trong sự nghiệp và những gì bạn cần làm để có được nó, bạn sẽ không lãng phí thời gian vào các nhiệm vụ không cần thiết hoặc đem lại giá trị thấp trong giờ làm việc. Bạn sẽ bắt đầu đánh giá cao giá trị của thời gian - bạn có bao nhiêu và bạn cần bao nhiêu để đạt được mục tiêu của mình.

Xem thêm: Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp ghi trong CV hay nhất

co muc tieu se co duoc dinh huong nghe nghiep tot
Có mục tiêu sẽ có được định hướng nghề nghiệp tốt 

3. Tăng trách nhiệm cho hành động của bạn

Khi bạn đặt bút ghi lại mục tiêu nghề nghiệp trong cv xin việc hoặc nói với người khác về mục tiêu của mình thì bạn sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn. Một ví dụ dễ hiểu đó là vị trí nhân viên sales trong công ty bán lẻ, họ đã quen thuộc với các mục tiêu bán hàng, họ chịu trách nhiệm trước những mục tiêu đó và luôn phải cố gắng để đạt được mục tiêu doanh số hàng tháng.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có thể hình dung một cách sinh động hoặc mô tả chi tiết mục tiêu thì họ có khả năng thực hiện mục tiêu từ 1,2 đến 1,4 lần so với những người khác. 

CÁCH TRẢ LỜI MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN LÀ GÌ?

Khi đi phỏng vấn xin việc, “mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”là câu hỏi mà 99% nhà tuyển dụng yêu thích. Sau khi đã hiểu mục tiêu nghề nghiệp là gì thì điều quan trọng tiếp theo đó là bạn phải biết cách thiết lập mục tiêu nghề nghiệp sao cho có thể lập một kế hoạch hành động hiệu quả. Rõ ràng, trong một cuộc phỏng vấn xin việc bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp nhưng bạn cũng phải biết cách truyền đạt hiệu quả chúng đến nhà tuyển dụng. 

Đầu tiên, bạn cần có một mô tả rõ ràng và súc tích về mục tiêu nghề nghiệp trong cv xin việc. Mô tả này cần được diễn đạt theo cách mà tuyển dụng có thể hiểu và phù hợp với công ty mà bạn đang ứng tuyển. Tiếp theo, hãy chuẩn bị để giải thích về cách mà bạn sẽ dự định thực hiện để đạt được mục tiêu của mình trong nghề nghiệp. Sau khi bạn đã nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục đào sâu hơn để tìm hiểu về năng lực cũng như tầm nhìn của bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV 

CÁC LOẠI MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Ngoài chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thì mục tiêu nghề nghiệp còn có 4 loại chính sau đây:

  • Mục tiêu tập trung vào năng suất: Năng suất đề cập đến kết quả bạn có thể tạo ra cho công ty của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Mục tiêu tập trung vào hiệu quả: Tương tự như năng suất, mục tiêu tập trung vào hiệu quả đề cập đến khả năng đạt được kết quả của bạn, nhưng tập trung vào việc không chỉ tạo ra kết quả mong muốn mà còn với tốc độ, độ chính xác và tính nhất quán mà bạn cung cấp các kết quả đó.
  • Mục tiêu tập trung vào giáo dục: Chỉ mục tiêu về kiến thức, đi đầu trong lĩnh vực sự nghiệp của bạn. Tìm kiếm cơ hội để phát triển hoặc cải thiện kỹ năng của bạn có thể giúp bạn vượt lên trước đối thủ.
  • Mục tiêu tập trung vào phát triển cá nhân: Cũng quan trọng như giáo dục, phát triển cá nhân nói đến việc cải thiện các kỹ năng cá nhân như giao tiếp, làm việc nhóm và lãnh đạo.
cac loai muc tieu nghe nghiep can thiet
Các loại mục tiêu nghề nghiệp cần thiết 

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 mục tiêu trên để ghi, nhớ là chỉ ghi khoảng 200 chữ, tương đương từ 2-3 dòng là đủ cho một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy ghi chân thực những gì bạn muốn thực hiện và theo đuổi.

Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Điều này cho thấy bạn có thể là một nhân viên tập trung, hướng đến mục tiêu. Nhà tuyển dụng thường hỏi về các mục tiêu trong cuộc phỏng vấn, vì vậy bạn nên chuẩn bị để nói về mục tiêu của mình và những gì bạn đang làm để đạt được chúng trong quá trình tuyển dụng.

GrowUpWork chúc các bạn có được mục tiêu và định hướng nghề nghiệp thành công!

 

Có thể bạn quan tâm:


Tin tức liên quan

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

Kỹ năng làm việc| 2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

Kỹ năng làm việc| 2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.

10 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT mà các HR phải biết

Kỹ năng làm việc| 2023-10-01
Giữ chân nhân tài là nhiệm vụ mà mọi công ty đều muốn thực hiện. Đó sẽ là cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nếu bạn cũng muốn thực hiện điều này thì hãy tham khảo top 10 cách giữ chân nhân tài ngành IT sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!