Những sai lầm trong chuyển việc khiến bạn tiếc nuối
Bạn đang bắt đầu hành trình tại một môi trường làm việc mới sau khi đã vượt qua thử thách khó khăn chuyển việc. Khi bạn nghĩ mọi chuyện giờ đây sẽ tốt lên thì lại xuất hiện những điều khiến bạn hoài nghi về quyết định của mình. Dưới đây sẽ trình bày những sai lầm trong chuyển việc khiến bạn tiếc nuối và cùng các bài học kinh nghiệm cũng như gợi ý về hướng giải quyết tiếp theo.
Những thất bại sau khi chuyển việc
Những sai lầm trong chuyển việc khiến bạn tiếc nuối
1. Chuyển việc cùng một vị trí nên không cần quan tâm về lĩnh vực
2. Phóng đại năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng mới
3. Thiếu sự xác nhận về chế độ làm việc, lương thưởng, điều kiện làm việc trước khi nhận offer
4. Những lầm tưởng về nội dung công việc được giao
Nếu bạn không lầm tưởng mà nguyên nhân nằm ở công ty thì làm sao?
5. Bạn cho rằng môi trường và văn hóa làm việc không phù hợp
6. Chưa hoàn thành thủ tục thôi việc và bàn giao công việc trước đây.
Những thất bại sau khi chuyển việc
Trước khi tìm hiểu về những sai lầm bạn có thể mắc phải trong chuyển việc thì chúng ta cũng cần biết thế nào là một quá trình chuyển việc bị cho là thất bại.
Dưới đây là những trường hợp có thể xem là những phát hiện thực tế khiến nhân viên cảm thấy thất bại sau khi chuyển việc phổ biến:
- Môi trường làm việc không phù hợp
- Các nhiệm vụ và khối lượng công việc thực tế khác so với những gì ban đầu bạn nghĩ
- Trong công việc không có nhiều cơ hội để thăng tiến
- Lương có thể là cao nhưng không có nhiều chương trình để phát triển năng lực
Những sai lầm trong chuyển việc khiến bạn tiếc nuối
1. Chuyển việc cùng một vị trí nên không cần quan tâm về lĩnh vực
Nhiều người chuyển việc nhưng không chuyển nghề cho rằng chỉ cần lên các trang mạng tuyển dụng tìm kiếm một loạt các danh sách công việc. Sau đó họ chọn ra 5 đến 10 công ty đang tuyển nghề đó, nơi mà có mức lương và quyền lợi tốt hơn công việc hiện tại là đã đủ khiến họ click vào nút ứng tuyển thì có thể sẽ mắc phải sai lầm này.
Thực tế việc làm một nghề nhưng khác về lĩnh vực là rất khác nhau.
Chẳng hạn, bán hàng trong lĩnh vực công nghệ và lĩnh vực thời trang là một sự khác biệt lớn cho dù cùng là bán hàng.
Ví dụ, giao tiếp khéo léo và thuyết phục khách hàng là kỹ năng quan trọng của một người làm nghề sale nhưng để có thể giao tiếp thì trước hết phải có am hiểu nhất định về mặt hàng mình đang sale và những đặc điểm về thị trường mình đang sale. Hơn nữa, nếu muốn sale hiệu quả thì người làm nghề sale phải có nghiên cứu càng nhiều càng tốt về lĩnh vực đó và niềm yêu thích nhất định về lĩnh vực để có thể kiên trì trong công việc.
-
Nguyên nhân:
Sai lầm chính ở đây là không chú trọng, cân nhắc về lĩnh vực hoạt động của một hoặc nhiều công ty mà bạn đã ứng tuyển, khiến bạn gặp phải khó khăn khi bước vào quá trình làm việc thực sự sau khi chuyển việc.
-
Bài học kinh nghiệm:
Trước khi bước vào quá trình tìm việc để ứng tuyển bạn cần đặt câu hỏi cho bản thân ngoài nghề chính của bạn, bạn muốn vận dụng nghề của mình trong lĩnh vực nào.
Ví dụ nếu bạn là lập trình viên thì bạn muốn làm cho công ty Products thuộc lĩnh vực nào hay là muốn làm Outsource.
Lựa chọn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của bạn trong hành trình sự nghiệp mới nên thực sự quan trọng.
2. Phóng đại năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng mới
Không thể phủ nhận rằng việc PR bản thân trong CV và phỏng vấn rất quan trọng để thuyết phục nhà tuyển dụng và công ty mới chọn bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn khẳng định mình hoàn toàn có thể làm tốt tất cả các công việc họ yêu cầu trong khi bạn chưa từng có kinh nghiệm thực tế thì đã mắc phải sai lầm lớn khi chuyển việc nói chung và trong phỏng vấn nói riêng.
Cứ cho rằng bạn qua được vòng phỏng vấn và nhận được offer, nhưng mọi thứ sẽ bộc lộ ra khi bạn thực sự bước vào công việc.
Hoặc dù công ty chưa nhận ra nhiệm vụ họ giao là quá sức bạn nhưng chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng nản chí và không muốn tiếp tục.
-
Nguyên nhân
Ai mà không muốn được làm việc trong một công ty danh tiếng trong hành trình sự nghiệp tiếp theo của bản thân nhưng điều quan trọng là bạn phải biết được sức mình.
Xác định chưa đúng năng lực và khả năng làm việc của bản thân rất dễ dẫn đến sai lầm này. Mặt khác, việc đánh giá sai và hiểu sai về các yêu cầu công việc của công ty bạn ứng tuyển cũng khiến bạn đặt mình vào nhầm vị trí.
Cách mà bạn truyền đạt như mọi thứ đều ổn và nằm trong tầm kiểm soát của bạn khiến nhà tuyển dụng có thể hiểu sai về bạn.
-
Bài học kinh nghiệm:
Bạn cần tự làm đánh giá kỹ lưỡng bản thân càng chi tiết càng tốt về khả năng thực sự của mình trong công việc.
Ngoài việc đặt các câu hỏi tôi đã có thể làm được những gì và trình độ kinh nghiệm thế nào thì còn có rất nhiều phương pháp khác định vị bản thân như sử dụng mô hình S.W.O.T.
Có thể bạn quan tâm: Khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Bên cạnh đó, khi viết CV và phỏng vấn bạn cần thể hiện sự chân thành và thể hiện đúng năng lực của mình trước nhà tuyển dụng. Đảm bảo rằng nhà tuyển dụng đều hiểu được chính xác những gì bạn có thể làm được và điều gì thì chưa.
3. Thiếu sự xác nhận về chế độ làm việc, lương thưởng, điều kiện làm việc trước khi nhận offer
Sau khi nhận lời mời làm việc bạn đã rất hào hứng để bước vào công việc của mình ngay lập tức mà chưa rõ về các chế độ làm việc, lương thưởng và quyền lợi thuộc vị trí công việc của bạn.
Ví dụ, bạn chưa xác nhận về thời gian làm việc, là cố định hay linh hoạt như thế nào hay cách thức tính lương và thưởng của công ty cho vị trí công việc của công ty. Hoặc điều kiện làm việc công ty không thể đáp ứng với mong muốn của bạn.
Thiếu đi sự xác nhận này có thể khiến bạn hoang mang khi bắt đầu vào công việc, hơn nữa nếu các chế độ của công ty thực sự không phù hợp với bạn sẽ khiến bạn thất vọng sau khi chuyển việc.
-
Nguyên nhân
Quá vội vàng trong việc tìm hiểu trước khi nhận offer hoặc bạn chưa thấu hiểu được chính xác những kỳ vọng cụ thể của mình về một công ty mà bạn mong muốn chẳng hạn như mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận, chế độ làm việc là toàn giờ hành chính hay có thể linh hoạt không!
-
Bài học kinh nghiệm
Hãy vẽ ra bức tranh cụ thể mong muốn của bạn về công ty, công việc mình sẽ chọn tiếp theo, càng cụ thể trên nhiều yếu tố, phương diện càng tốt.
Bên cạnh đó bạn cũng cần xếp hạng các mức độ mong muốn cho các yếu tố đó ở công việc tiếp theo. Ví dụ, lương thưởng hay sự thăng tiến hay môi trường làm việc thoải mái, cân bằng cái nào sẽ cao hơn cái nào.
Luôn cần và luôn có thời gian để bạn cân nhắc các lời mời làm việc, thậm chí đừng ngại để nhờ nhà tuyển dụng làm sáng tỏ các thắc mắc của bạn về chế độ và lương thưởng phúc lợi trước khi thực sự nhận offer. Sau đó là giai đoạn thương lượng nếu nhà tuyển dụng thực sự muốn bạn cho vị trí công việc đó.
Có thể bạn quan tâm: Lập kế hoạch chuyển việc, quá trình chuyển việc gồm những gì?
4. Những lầm tưởng về nội dung công việc được giao
Sau khi vào bước vào guồng làm việc mới một thời gian bạn phát hiện ra sự chênh lệch lớn trong nhiệm vụ công việc được giao thực tế so với suy nghĩ trước đây của bạn. Điều đó, khiến bạn bắt đầu cảm thấy luyến tiếc công việc cũ.
Đây là trường hợp thất bại phổ biến nhất mà các nhân viên gặp phải sau khi chuyển việc.
-
Nguyên nhân
Bạn cho rằng mình đã tìm hiểu kỹ về công ty và công việc mới của mình trong bước thu thập thông tin ở giai đoạn viết CV và chuẩn bị phỏng vấn. Nhưng trong buổi phỏng vấn và trước khi nhận lời mời làm việc bạn lại quên rằng hành trình thu thập và tìm hiểu về công việc mới của mình vẫn chưa hề kết thúc.
Nếu cảm thấy mắc phải lỗi này thì rất có thể bạn đã quên làm sáng tỏ các phần trong mô tả công việc với nhà tuyển dụng, hoặc cách mà bạn tìm hiểu về công việc và công ty chỉ ở một nguồn và một chiều.
-
Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình phỏng vấn và trước khi nhận lời mời làm việc, ngoài những yếu tố về chế độ làm việc, lương thưởng và phúc lợi bạn cũng cần hỏi nhà tuyển dụng và yêu cầu họ làm rõ những gì bạn sẽ phải làm khi nhận việc.
Lưu ý: Có những đề mục công việc trong bản mô tả khá chung chung, việc của bạn là tìm hiểu xem cụ thể để hoàn thành đề mục công việc này thì trước đó có phải làm các nhiệm vụ khác không và đó là gì.
Phương pháp tìm hiểu thông tin và công việc nên được lấy từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau, để có được hiểu biết đầy đủ và toàn diện nhất về công việc mình phải làm.
-
Nếu bạn không lầm tưởng mà nguyên nhân nằm ở công ty thì làm sao?
Nếu bạn thực sự nằm trong trường hợp này thì đó không phải là sai lầm trong chuyển việc khiến bạn cảm thấy thất bại mà là do nhà tuyển dụng, công ty đã thay đổi chính sách, chiến lược của họ sau khi nhận bạn vào làm. Điều đó dẫn đến những công việc bạn thực tế phải làm nằm ngoài bản mô tả công việc trước đây.
Giải pháp cho trường hợp này:
Quan trọng hơn hết thì sự nghiệp là của bạn nên lựa chọn vẫn là của bạn.
Nếu sự thay đổi dẫn đến những khác biệt trong nội dung công việc bạn được giao làm bạn cảm thấy không hài lòng và đảm đương được, cũng như khác hoàn toàn với mục tiêu sự nghiệp bạn theo đuổi thì hãy trình bày với người quản lý trực tiếp về những khúc mắt này.
Phản hồi của họ sẽ làm cơ sở để bạn ra quyết định tiếp tục với công ty hay chuẩn bị cho một hành trình khác.
5. Bạn cho rằng môi trường và văn hóa làm việc không phù hợp
Mọi thứ đối với bạn đều rất ổn ngoại trừ cảm giác lạc lõng trong môi trường làm việc mới.
Bạn cảm thấy mình đang ở trong một tập thể mà không thể tìm được điểm chung nào về văn hóa với tập thể đó.
Ví dụ, bạn là người có phong cách làm việc độc lập nhưng trong công ty mới mọi người đều ưa chuộng phong cách làm việc cùng nhau, hoặc ngược lại.
Một ví dụ khác, bạn là người có phong cách làm việc năng động và linh hoạt nhưng trong công ty mới tất cả mọi thứ đều được giải quyết theo tuần tự từ cấp trên lần lượt xuống các cấp dưới và bạn không có nhiều tự do cho các quyết định của mình.
-
Nguyên nhân
Có thể xét đây là một dạng lầm tưởng về môi trường và văn hóa làm việc. Những điều mà bạn tìm hiểu về công ty trước đó có thể là một chiều, chủ quan của bạn khi bạn cho rằng công ty có môi trường và văn hóa làm việc đúng với mong muốn của bạn nhưng thực tế thì không.
Hoặc sai lầm này có thể xuất phát từ việc bạn chưa xác định đúng phong cách làm việc phù hợp với mình thực sự là như thế nào.
-
Bài học kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm cho sai lầm này cũng có chút tương đồng với rút kinh nghiệm cho sai lầm trước. Đó là bạn phải có sự xác định từ bản thân mình muốn gì và phù hợp với điều gì cho đến sự tìm hiểu kỹ lưỡng từ nhiều nguồn khác nhau đối với các cơ hội công việc mình phải lựa chọn.
Có đôi khi bạn phải thực sự vào một môi trường và làm việc trong đó thì mới có thể đánh giá là có phù hợp với mình hay không.
Để trả lời cho câu hỏi rằng có thể làm gì với sự không phù hợp thì phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định của bạn về môi trường, văn hóa làm việc đó và khả năng thích nghi của bạn.
Bạn nhận định như thế nào về văn hóa làm việc của công ty mới, bạn thấy môi trường và văn hóa này không mang lại lợi ích gì hay chỉ là bạn không phù hợp với nó nhưng nó vẫn mang lại lợi ích ở một mặt nào đó cho sự phát triển của công ty. Nếu bạn nhận định văn hóa này vẫn có lợi và mà chỉ là không phù hợp với bạn vậy bạn có sẵn sàng thích nghi, hòa nhập với môi trường này. Hãy thực sự cân nhắc đến khả năng thích nghi của bạn trước khi đánh giá môi trường làm việc mới không phù hợp không vì rất có thể là bạn chỉ chưa thể hòa nhập được với tập thể!
6. Chưa hoàn thành thủ tục thôi việc và bàn giao công việc trước đây.
Dù đã bước vào công việc mới một thời gian nhưng bạn cứ luôn bị các công việc cũ níu chân. Thời gian làm việc ở công ty mới bị xâm lấn và phân tán bởi nhiệm vụ và công ty cũ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng và kết quả làm việc ở công ty mới và cảm thấy thất vọng về bản thân kèm theo các căng thẳng không đáng có.
-
Nguyên nhân
Bạn không có kế hoạch bàn giao công việc (hoặc có nhưng không rõ ràng) và tính toán sai lượng thời gian cần có để chuyển đổi từ môi trường cũ sang môi trường mới.
-
Bài học kinh nghiệm
Bàn giao công việc và thủ tục thôi việc thực sự là một quá trình chứ không phải một sớm bạn ở công ty này là chiều bạn có thể ở công ty mới.
Tất nhiên để quá trình được diễn ra trôi chảy và hiệu quả thì bạn cần có cho mình một kế hoạch cụ thể và ước lượng thời gian hợp lý. Quá trình và kế hoạch này cũng cần sự phê duyệt và hợp tác từ bạn lãnh đạo công ty trước của bạn.
Nếu không có sự hợp tác của họ thì rất có thể kế hoạch và trình chuyển giao công việc của bạn sẽ đi vào bế tắc và bạn sẽ bị níu chân mãi dù đã làm ở công ty mới. Xem thêm hướng dẫn lập kế hoạch bàn giao công việc và thủ tục thôi việc để có tạo kế hoạch riêng cho mình!
Kết luận
Thật sự đáng buồn khi một công việc mới lại khiến bạn thất vọng và chán nản. Hi vọng rằng những bài học kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm trong chuyển việc và thực sự hài lòng với công việc trong tương lai.
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn