Những văn hóa ứng xử khi đi làm tại Nhật đặc trưng
Bạn chuẩn bị nhận một công việc tại Nhật, nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp thì không thể không chú ý tới những quy tắc cơ bản cũng như quy tắc ngầm không được giải thích. GrowUpWork xin được tổng hợp một số điều bạn cần chuẩn bị và chú ý trước khi vào làm về những ứng xử khi đi làm tại Nhật đặc trưng.
Tạo ấn tượng tốt trong ngày đầu đi làm
Ứng xử khi đi làm tại Nhật đặc trưng hay ngay cả tại Việt Nam thì đầu tiền là tạo một ấn tượng tốt trong ngày đầu tiên đi làm là rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn bắt đầu công việc thuận lợi hơn. Sẽ có khá nhiều điều bạn phải ghi nhớ trong ngày đầu đi làm nhưng bạn đừng quá lo lắng, hãy mang một tâm thế thoải nhất đến nhận việc.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ cần đến một vài mẹo để có thể để lại ấn tượng tốt đẹp với mọi người như:
-
Ăn mặc lịch sự:
Không ai cấm bạn mặc gì cả nhưng hãy mặc trang phục phù hợp với môi trường làm việc. Bạn không nên mặc quần bò rách và những trang phục quá màu sắc vì trông nó thật thiếu chuyên nghiệp và bạn trông như người muốn chơi trội. Tốt nhất bạn nên mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, đơn giản và lịch sự.
-
Nhớ mang dụng cụ hỗ trợ:
Đây chỉ là một tiểu tiết nhỏ nhưng bạn sẽ được đánh giá rất cao trong mắt mọi người. Những dụng cụ ghi chép như sổ, bút bi, con dấu, điện thoại...hoặc các giấy tờ khác đôi khi sẽ cần thiết với bạn trong ngày đầu tiên.
-
Lời chào:
Chào hỏi là phép lịch sự tối thiểu nên chúng tôi hi vọng bạn sẽ không mất điểm vì một lời chào. Ngày đầu bạn sẽ được giới thiệu với nhiều người, hãy tươi cười và chào hỏi mọi người xung quanh, đừng quên truyền đạt tên của mình và cố gắng nhớ hết tên mọi người.
Giờ làm việc tại Nhật
Điều tiếp theo mà bạn nhất định phải biết khi đi làm tại Nhật đó chính là về giờ làm. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh giờ làm việc tại Nhật, có thể sẽ khiến bạn cảm thấy hơi khó tiếp nhận vì vấn đề này rất khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Bạn nên làm quen với một số tác phong làm việc của người Nhật liên quan đến giờ làm dưới đây:
- Đi làm đúng giờ là văn hóa của người Nhật thì bạn cần tuân thủ. Định nghĩa đi làm đúng giờ của người Nhật là luôn đến công ty trước giờ làm tối thiểu từ 10 đến 15 phút. Nếu ngày đầu đi làm, để chuẩn bị cho đánh giá thì bạn cần đến trước 30 phút.
- Với trường hợp bất khả kháng, nếu bạn đến muộn thì cần báo trước ít nhất 10 phút, sau đó hãy xin lỗi vì đến trễ, đừng cố trình bày lý do đến trễ thái quá.
- Làm việc với người Nhật không chỉ là “có mặt ở công ty” vì vậy đúng giờ đôi khi chỉ áp dụng cho giờ vào làm còn giờ tan làm thì lại khác. Bạn sẽ thường xuyên thấy cảnh hết giờ làm mà không một ai đứng dậy ra về, một là do họ còn phải hoàn thành công việc trong ngày hôm đó, hai là do luật bất thành văn là tan sở sau 5 phút và nếu bạn là người mới thì nếu không có ai ra về tức là bạn vẫn chưa được về.
- Với nhân viên mới đi làm tại Nhật thì thường phải nán lại ngoài giờ để học, tìm hiểu thêm về công việc để bắt kịp tiến độ hoặc xem có thể giúp được mọi người việc gì không.
- Cần báo cáo chính xác mốc thời gian thực hiện và hoàn thành công việc để họ sắp xếp lịch trình công việc phù hợp cho bạn.
- Chưa đến giờ tan làm thì chưa được sắp xếp đồ đạc chuẩn bị về.
- Đến muôn bạn có thể bị phạt và người Nhật không thích người đến muộn.
Thái độ nơi làm việc
Người Nhật quan niệm thái độ quan trọng hơn trình độ, họ cần nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc hơn là một người chỉ biết chứng tỏ năng lực bản thân. Khi lao động tại Nhật, bạn cần xây dựng cho mình một thái độ làm việc chuyên nghiệp:
- Chú ý giữ im lặng không ảnh hưởng tới người khác: Người Nhật tối kỵ gây ồn ào, náo nhiệt ở nơi công cộng như văn phòng. Điều này làm ảnh hưởng đến người khác.
- Không tự ý ra ngoài: Nếu bạn muốn ra ngoài trong giờ làm bạn cần xin phép cấp trên bằng cách gặp mặt trực tiếp hoặc email để mọi người sắp xếp công việc khi bạn vắng mặt.
- Luôn lịch sự với đồng nghiệp: Cúi đầu chào và nói “xin lỗi” thể hiện sự thiện chí của bạn với mọi người xung quanh, hãy luôn lịch sự với mọi người.
- Tư thế đúng: Khi ngồi hay đi lại cần được giữ đúng tư thế để không gây mất thiện cảm.
- Tôn trọng sếp và đồng nghiệp: văn hóa senpai - kouhai rất được coi trọng tại Nhất. Bạn là người mới thì dù bằng cấp hay tuổi tác bạn có cao đến đâu thì bạn cũng cần tôn trọng sếp và đồng nghiệp vì họ làm việc trong công ty lâu hơn bạn, hãy luôn lắng nghe và trao đổi thiện chí với họ khi có bất đồng.
- Chỗ làm ngăn nắp: Không chỉ giữ chỗ làm ngăn nắp, sạch sẽ khi làm việc, bạn còn cần dọn dẹp lại chỗ làm trước khi tan làm. Điều này giúp bạn và công ty có cái nhìn thiện cảm khi có đối tác ghé thăm.
- Bàn giao công việc trước khi về: Bạn cần ghi chú lại những công việc vào ngày mai cũng như thông báo tiến độ làm với cấp trên để mọi người cùng nắm bắt được tiến hộ công việc và phối hợp khi cần thiết.
- Tuân thủ quy định nơi làm việc, không chạm vào đồ đạc người khác khi họ chưa đồng ý cũng như không hỏi những câu hỏi quá riêng tư khi đi làm tại Nhật.
Việc công - tư rõ ràng
Một kỹ năng làm việc của người Nhật mà nhiều nước phải học hỏi đó chính là họ phân rất rõ việc công và việc tư. Khi đi làm tại Nhật bạn cũng cần phân định rõ ràng đâu là việc công, đâu là việc tư. Hãy hạn chế nhất mang việc tư đến công ty để làm như làm việc riêng trong giờ hành chính, sử dụng cơ sở vật chất của công ty phục vụ việc riêng, sử dụng điện thoại công ty cho việc riêng… Nhưng bạn có thể đi ăn uống cùng đồng nghiệp sau giờ làm, copy bản thông báo về lịch nghỉ lễ có ở công ty…
Ngoài ra, khi sang Nhật làm việc, bạn cũng phải chú ý không tiết lộ bất cứ thông tin gì liên quan đến nội bộ công ty từ nhân viên, dự án, đối tác..v.v. chẳng may đó là thông tin mật thì bạn có thể sẽ gặp rắc rối lớn.
Xem thêm: 10 nét đặt trưng nổi bật trong văn hóa làm việc công ty Nhật
Không mặc cả chuyện tiền lương
Tất nhiên khi kiếm việc làm Nhật bản thì bạn luôn mong muốn có được công việc lương cao, thưởng nhiều và tăng lương định kỳ. Tuy nhiên, khác hẳn ở Việt Nam, khi đến kỳ xét tăng lương thì bạn tốt nhất không nên đề cập hoặc mặc cả với sếp vì mức lương bạn được trả là hoàn toàn xứng đáng với năng lực, công sức và kết quả công việc của bạn.
Người Nhật rất giỏi trong việc quan sát người khác, mà đặc biệt là một đơn hàng đi Nhật như bạn thì họ sẽ chú ý hơn, bạn không cần sợ là họ không nhìn thấy nỗ lực, những cố gắng âm thầm của bạn. Việc bạn tận tâm trong công việc, nỗ lực đạt kết quả tốt chính là cách bạn truyền tải thông điệp muốn tăng lương của mình tới sếp.
Kết luận
Hy vọng bài viết của GrowUpWork có thể giúp bạn hiểu được một phần về những ứng xử khi đi làm tại Nhật. Mỗi công ty đều có một phong cách làm việc khác nhau nhưng chỉ cần bạn tuân thủ quy định làm việc cũng như quy tắc ứng xử cơ bản thì bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với mọi người.
Có thể bạn quan tâm:
Tin tức liên quan
8 trò chơi vui cho các bữa tiệc sinh nhật tại công ty
Những chủ đề tiệc giáng sinh văn phòng để lại ấn tượng nhất
Những văn hóa ứng xử khi đi làm tại Nhật đặc trưng
Tổ chức trò chơi Halloween cho nhân viên